Phụ huynh “đau đầu” vì trường học không tổ chức bán trú trong năm học mới
Chỉ còn gần 2 tháng nữa là bước vào năm học mới 2020- 2021, mặc dù không phải năm đón nhận trẻ có “năm sinh vàng” nhưng tình trạng quá tải vẫn diễn ra ở các lớp đầu cấp 1.
Một số quận huyện trên địa bàn TPHCM không tổ chức được lớp học 2 buổi/ngày khiến phụ huynh phải tìm đến các lớp bán trú tự phát với chất lượng không đảm bảo.
Bữa ăn bán trú Trường Tiểu học Chu Văn An, quận Bình Tân, TPHCM. Ảnh minh họa
Phụ huynh loay hoay
Chị Trần Bích Ngọc, ngụ tại phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TPHCM năm nay có con vào lớp 1 cho biết, mấy ngày nay cả nhà “đau đầu” tìm phương án sắp xếp việc học cho con trong năm học mới sắp tới. “Khi xem thông báo từ Phòng giáo dục quận, tôi thấy là chỉ học 1 buổi/ngày. Vợ chồng tôi đi làm công nhân từ sáng tới tối nếu có thay ca đổi giờ làm cũng không cách nào xoay được. Thế là chúng tôi phải tìm chỗ gửi bán trú để trưa có người đón con, chiều kèm bài, tối phụ huynh đưa về”, chị Ngọc cho biết.
Cùng cảnh ngộ, anh Phùng Thế Hải, năm học này có con vào học lớp 1 trường Trường tiểu học Trần Quang Cơ, quận 12 cũng đang loay hoay tìm chỗ học bán trú cho con khi biết thông tin trường chỉ học 1 buổi/ngày. Chia sẻ với chúng tôi, anh Hải cho biết, được 3 nhóm lớp mời chào với 3 mức học phí khác nhau, dao động 900 nghìn – 1,4 triệu đồng/tháng, có nơi còn khuyến mãi thêm 2 buổi học tiếng Anh/tuần với giáo viên bản xứ. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ, anh tá hỏa vì cơ sở vật chất những nơi này đều là nhà dân được cải tạo, không có sân chơi, học sinh học tập và ăn, ngủ trong cùng không gian khép kín, giáo viên dạy học kiêm luôn nhiệm vụ dọn dẹp và nấu nướng.
Tương tự, năm học này nhiều trường tiểu học trên địa bàn các quận chịu áp lực cao về gia tăng dân số cơ học như quận 12, Bình Tân, Tân Phú cũng đang chật vật tìm cách khắc phục việc học 2 buổi/ngày theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, đây vẫn là bài toán khó khi cơ sở vật chất, trường lớp tăng không tương xứng với tỷ lệ tăng dân số cơ học.
Thách thức lớn với ngành giáo dục
Video đang HOT
Năm học 2020-2021, cùng với cả nước, TPHCM bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp tiểu học với khối lớp 1. Theo yêu cầu của chương trình mới, học sinh phải được học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TPHCM, toàn thành phố hiện có 11 quận, huyện đảm bảo 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày gồm các quận 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9, 10, Phú Nhuận, huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè. Một số quận khác thì đảm bảo tỷ lệ từ 70% trở lên. Nhưng hiện có 3 quận đạt tỷ lệ rất thấp như quận Tân Phú 30%, Bình Tân 42% và thấp nhất là quận 12 với tỷ lệ học 2 buổi/ngày chỉ đạt 25%.
Là địa phương có tốc độ tăng dân số cơ học cao, tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học của quận 12 mới chỉ đạt 25%, rất thấp so với bình quân chung của cả thành phố. Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 12 cho biết, phòng đang tính toán, tham mưu UBND quận xem xét thực hiện theo 2 phương án, nơi nào đủ khả năng sẽ tổ chức học 2 buổi/ngày, có thể nâng sĩ số lên 45-50 học sinh/lớp. Nơi nào không đủ phòng tổ chức được 2 buổi/ngày, cũng không thể nâng sĩ số thì tổ chức học 6 buổi/tuần, tức học cả thứ Bảy.
Ông Tạ Tân, Trưởng phòng GD-ĐT quận Tân Phú cho biết, năm học 2020-2021 toàn quận chỉ có 5/17 trường tiểu học đảm bảo 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày, 12 trường còn lại phấn đấu tổ chức dạy học 2 buổi đối với học sinh lớp 1 trong điều kiện thực tế của đơn vị.
Theo ông Tân, yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày theo chương trình giáo dục phổ thông mới đang là một trong những thách thức lớn đối với địa phương với đặc thù sĩ số học sinh/lớp cao, tỷ lệ phòng học/lớp còn thấp, tỷ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng yêu cầu. Để giải quyết khó khăn đó, trước mắt các trường tiểu học chưa thể triển khai dạy học 2 buổi/ngày sẽ tổ chức học trên 5 buổi/tuần, đảm bảo sắp xếp thời khóa biểu khoa học và phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
Cụ thể, buổi sáng học sinh được dạy các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, buổi chiều tổ chức các hoạt động giáo dục khác, không tổ chức học vào ngày thứ Bảy. Theo lộ trình bắt đầu từ năm học 2020-2021, mỗi năm quận sẽ tăng thêm một trường có 100% học sinh được học 2 buổi/ngày, đồng thời tăng thêm 10% phòng học ở các trường nhằm đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Bình Tân cho biết, năm học này, toàn quận có hơn 12.300 trẻ vào lớp 1, trong khi học sinh lớp 5 ra trường khoảng 9.550 em. Để đảm bảo đủ chỗ học cho tất cả học sinh trên địa bàn, quận Bình Tân tiếp tục tổ chức cho 32% học sinh lớp 1 học 2 buổi/ngày như năm học 2019-2020, còn lại sẽ học 6 buổi/tuần, tức học cả ngày thứ Bảy để đảm bảo yêu cầu về số tiết học theo chương trình mới.
Theo đó, nhiều quận, huyện kiến nghị TPHCM dành đất đai, ngân sách để giải bài toán về cơ sở vật chất trường học nhằm đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ học sinh/lớp, đảm bảo học sinh được học 2 buổi/ngày theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bị phản ứng chính sách giảm học phí, trường Quốc tế Việt Úc nói gì?
Nhiều phụ huynh của trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) đang tỏ ra bức xúc, phản đối thông báo mới của trường này về chính sách học phí và những giải pháp hỗ trợ cộng đồng phụ huynh, học sinh, nhân viên, giáo viên VAS trong thời gian dịch bệnh COVID-19.
Một cơ sở của trường Dân lập Quốc tế Việt Úc
Phán ánh đến Tiền Phong, nhiều huynh có con học tại VAS cho biết, ngày 9/4, họ nhận được thông báo của trường về việc đóng học phí và các khoản chi phí học. Theo phụ huynh, nhà trường thông tin, tất cả các chi phí ăn uống và xe đưa rước chưa sử dụng trong đợt nghỉ dịch sẽ được trường chuyển vào chi phí của năm học kế tiếp. Hạn chót cho những ai chưa đóng học phí học phần 4 là ngày 25/4. Đồng thời trường cũng thông báo thu phí giữ chỗ cho năm học mới (20 triệu đồng/HS) và sẽ giảm 10% học phí cho năm học mới.
Một phụ huynh bức xúc cho biết, trong thời gian nghỉ học vì dịch, trường tổ chức học online tùy khối lớp 4 - 6 buổi/tuần, trong đó chỉ có 1 buổi môn tiếng Anh. "Việc dạy học trực tuyến như vậy khá là sơ sài so với học trực tiếp tại trường nhưng nhà trường vẫn giữ nguyên học phí là điều hết sức vô lý. Điều chúng tôi muốn là giảm học phí trong năm học này chứ không phải là cho năm học tiếp theo", phụ huynh này nói.
Trong khi đó, một phụ huynh khác bày tỏ quan điểm sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng nhà trường trong thời điểm này bởi ai cũng khó khăn song việc không nhắc đến chuyện miễn giảm học phí trong năm học này là không thể chấp nhận được. Theo phụ huynh này, nhà trường không hề nhắc đến những người đã đóng học phí nguyên năm hoặc đóng học phí học phần 3 nhưng do dịch bệnh nên học sinh phải ở nhà.
"Chúng tôi vừa phải đi làm, vừa phải chăm con, cũng có người phải nghỉ việc trong khi nếu không có dịch bệnh thì thời gian này các con thuộc trường quản lý. Thu nhập của chúng tôi cũng bị giảm đáng kể nhưng nhà trường không giảm học phí để đảm bảo lương cho cán bộ nhà trường là điều vô lý", phụ huynh này bức xúc nói.
Học sinh VAS trong một buổi học tại trường
Nhiều phụ huynh cho biết, thông báo này của nhà trường chỉ là một chiều chưa hề có sự thỏa thuận với phụ huynh. Nếu nhà trường không điều chỉnh, họ sẽ viết đơn gửi Sở GD&ĐT TPHCM để yêu cầu làm rõ. Trong khi đó, một số phụ huynh cho biết họ sẵn sàng cho con chuyển trường dù đã đóng học phí nguyên năm bởi cách làm của trường không thấu tình, đạt lý.
Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc nói gì?
Ngày 11/4, Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) đã trả lời PV Tiền Phong về sự việc trên.
Theo đại diện của VAS, từ đầu tháng 2/2020, VAS đã tiến hành việc dạy học trực tuyến cho học sinh nhằm giúp các em duy trì nhịp độ học tập cần thiết. VAS cũng thừa nhận dù đã nỗ lực hết sức để kịp thời tiếp cận và ứng dụng những công nghệ mới đưa vào giảng dạy, nhằm chuyển tải bài học tốt nhất cho học sinh song không thể so sánh hiệu quả của việc học trực tuyến với việc lên lớp trực tiếp.
Tuy nhiên, dù thừa nhận dạy trực tuyến không hiệu quả bằng dạy trực tiếp nhưng VAS vẫn bảo lưu quan điểm giữ nguyên học phí. Theo VAS, vì chương trình học tập của học sinh vẫn được duy trì cùng với kết quả, bằng cấp chứng nhận sau khi hoàn thành năm học; song song với việc tất cả đội ngũ giáo viên vẫn đang tiếp tục công tác giảng dạy, đánh giá và được hưởng lương như bình thường; việc phụ huynh cần thực hiện thanh toán học phí đúng hạn là rất cần thiết để Nhà trường có thể tiếp tục duy trì học động giảng dạy này.
Thông báo chính sách học phí và những giải pháp hỗ trợ cộng đồng phụ huynh, học sinh, nhân viên, giáo viên VAS trong thời gian dịch bệnh COVID-19
"Chia sẻ những khó khăn mà quý phụ huynh có thể gặp phải trong thời gian này, Nhà trường đã gia hạn thời gian thanh toán thêm 4 tuần và các chi phí chưa thanh toán cho học phần 4 của năm học 2019 - 2020 cần được hoàn thành trước thời hạn cuối cùng là ngày 25/4/2020. Tất cả các trường khác đều không áp dụng các điều khoản thanh toán linh động, cởi mở như vậy và đã hoàn tất các khoản thu của cả năm học", VAS trả lời.
Về chi phí ăn uống, đi lại, VAS cho biết, sau khi dịch bệnh được kiểm soát và các cơ quan chức năng cho phép mở cửa, chi phí ăn uống và xe đưa rước của học sinh sẽ chỉ được tính cho những ngày thực tế học sinh có sử dụng xe đưa đón và ăn uống tại trường.
"Vào cuối năm học, tất cả các chi phí ăn uống và xe đưa rước chưa được sử dụng sẽ được chuyển vào chi phí của năm học kế tiếp. Trong trường hợp học sinh không còn tiếp tục học tập tại VAS vào năm học tiếp theo, Nhà trường sẽ hoàn lại chi phí này", VAS thông tin.
VAS cũng khẳng định, tất cả nhân viên của trường từ tài xế, bảo vệ, bảo mẫu đến giáo viên và quản lý các cấp đều được hưởng lương như bình thường và cho rằng, việc đảm bảo mức lương bình thường cho mọi người là một việc làm cần thiết họ có thể tiếp tục trang trải cuộc sống, hỗ trợ và chăm sóc gia đình trong khoảng thời gian này.
Được biết, Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc là một trong những trường "con nhà giàu", có học phí đắt đỏ hàng đầu ở TPHCM. Thông báo học phí năm học 2019-2020 của trường, mức cao nhất là gần 425 triệu đồng/năm/học sinh ở khối 12. Mức thấp nhất là trên 143 triệu đồng/năm/học sinh tùy vào bậc học, chương trình. Hệ thống trường có trên 9.000 học sinh.
NGUYỄN DŨNG
'Kì nghỉ Tết dài nhất lịch sử': Trường học vắng hoe như mùa hè đã đến rồi vậy! Trường học im lặng như tờ trong thời gian cho học sinh nghỉ để phòng ngừa dịch bệnh do virus corona gây ra. Cùng với địa phương trên cả nước, Sở GD-ĐT Đà Nẵng thông báo cho phép HS-SV toàn thành phố tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 02/2019 để phục vụ công tác phòng dịch bệnh covid-19. Các trường cũng chủ...