Phụ huynh căng băng rôn phản đối Hệ thống giáo dục Bill Gates tổ chức học thêm ngoài giờ
Cho rằng việc học thêm ngoài giờ vào thứ 7 là không cần thiết, nhiều phụ huynh có con theo học tại Hệ thống giáo dục Bill Gates đã căng băng rôn phản đối.
Chiều 21/5, nhiều phụ huynh có con theo học tại Trường Quốc tế Thăng Long thuộc Hệ thống giáo dục Bill Gates (ở Khu Đô Thị Bắc Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã căng băng rôn phản đối trường tổ chức học thêm ngoài giờ.
Theo nhiều phụ huynh, trước đó Trường Quốc tế Thăng Long muốn tổ chức học tăng cường tiết thứ 9 từ thứ 2 đến thứ 6 và học thêm 9 tiết vào ngày thứ 7 nhưng chưa được phép của phụ huynh học sinh mà vẫn “bắt” con em mình đi học. Họ đã nêu ý kiến nhiều lần nhưng chưa được phía nhà trường trả lời thoả đáng.
Phụ huynh căng băng rôn phản đối việc học thêm ngoài giờ.
Giải thích về việc nhiều phụ huynh căng băng rôn phản đối trước trường, anh Nguyễn Trung Kiên (có con đang học lớp 2 tại trường quốc tế Thăng Long) cho biết, dù đã đối thoại với nhà trường, đồng thời gửi đơn kiến nghị về việc không chấp thuận học thêm ngày thứ 7, tuy nhiên không được tiếp nhận.
“Đến hôm nay, chúng tôi chưa được gặp ngài Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục Bill Gates để giải quyết vấn đề học tăng cường và có thu phí…
Clip anh Kiên Bức xúc khi trường tổ chức học thêm ngày thứ 7.
Chúng tôi là đại diện phụ huynh đã có đơn thư của tất cả các lớp gửi đến nhà trường nêu nội dung phản đối việc học thứ 7. Thứ 7 tuần trước, nhà trường có hứa trả lời bằng văn bản nhưng tới nay vẫn chưa thấy.
Ngày 20/5, nhà trường phát một phiếu khảo sát xem các con ai đi học ai không mặc dù chúng tôi đều đã có ý kiến không đồng tình. Tới sáng, chúng tôi gặp thì hiệu trưởng nói sẽ tiến hành học vào thứ 7.
Anh Kiên tiếp lời: “Chúng tôi rất bức xúc vì nhà trường không tôn trọng phụ huynh, vậy thì bầu đại diện hội phụ huynh học sinh để làm gì. Ý kiến của chúng tôi đưa lên không có tác dụng gì.
Chúng tôi đã gửi đơn lên UBND quận Hoàng Mai, Phòng giáo dục và đào tạo quận Hoàng Mai trước khi tiến hành bước căng băng rôn. Phụ huynh không muốn làm các bước này vì ảnh hưởng tới nhiều thứ nhưng mong mọi người thông cảm, chúng tôi làm vì các con mình đang theo học tại đây. Tôi không muốn nhà trường vi phạm chính sách vì đây là học tăng cường có thu phí, đơn giản hơn đây là học thêm”.
Anh Kiên cho rằng, thông báo không tổ chức học thêm ngày thứ 7 của nhà trường không có giá trị pháp lý. Cụ thể, thông báo chỉ có dấu treo của trường cùng chữ ký của trưởng phòng hành chính chứ không có chữ ký của hiệu trưởng hay chữ ký của Chủ tịch HĐQT hệ thống giáo dục Bill Gates.
Nhà trường đã dán thông báo trước cổng vào ngày 21/5 với nội dung: “Các lớp không tổ chức học thứ 7 hàng tuần. Học sinh có nhu cầu học vui lòng đăng ký với nhà trường dưới hình thứ tổ chức học câu lạc bộ ngoài giờ”.
Nói về thông báo trên, anh Kiên cũng như nhiều phụ huynh khác cho rằng “đây là việc làm chống đối, không tôn trọng phụ huynh”.
“Nhà trường ra quyết định này nhưng không có giá trị bởi thông báo chỉ có dấu treo của trường cùng chữ ký của trưởng phòng hành chính chứ không có chữ ký của hiệu trưởng hay chữ ký của Chủ tịch HĐQT hệ thống giáo dục Bill Gates”, anh Kiên bức xúc.
Tiếp lời anh Kiên, chị Lê Thị Tuyết Thu (có hai con đang theo học tại Trường Quốc tế Thăng Long) cho biết, trước đó chị nhận thông báo của nhà trường về việc con học thêm tổng cộng 15 tiết một tuần (tiết thứ 9 từ thứ 2 đến thứ 6, thêm 9 tiết ngày thứ 7) có thu phí.
Chị Thu có 2 con học tại trường cũng không đồng lòng với cách làm của nhà trường.
“Tôi không đồng ý với việc này bởi theo thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lịch học cho các con sau dịch COVID-19 được giảm tải. Tôi thấy nhà trường chưa giảm tải được mà lại cho học sinh học tăng cường, vì học phí chúng tôi đã đóng cho các con tối thiểu là 2 tháng, thậm chí đóng cả năm. Nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể thông báo cho chúng tôi về việc các khoản đã đóng quyết toán như thế nào mà lại bàn thêm việc học tăng cường.
Mức thu học phí trong đó có việc học tăng cường thứ 7.
Chúng tôi chỉ muốn tiền đóng đó được lên kế hoạch học cụ thể, phân bổ hợp lý để phụ huynh nắm được. Tuy nhiên, nhà trường không làm được việc này cũng như đưa ra câu trả lời hợp lý cho chúng tôi. Việc học online tăng cường đầu tháng 5 nhà trường còn thêm 1 tiết từ thứ 2 đến thứ 6 và thêm 9 tiết ngày thứ 7 có thu phí. Chúng tôi cũng như phụ huynh khác mong muốn đưa con đến trường được học mà chơi, chơi mà học nhưng trường lại tăng cường học gây áp lực cho các con.
Nhà trường phải có sự tôn trọng phụ huynh”, chị Thu nói.
Về thông báo của trường về việc không tổ chức học ngày thứ 7 được dán vào chiều 21/5, chị Thu cho rằng chỉ mang tính chất “đối phó”.
“Chúng tôi không hài lòng, bức xúc về cách xử lý của nhà trường trong việc này. Chúng tôi mong muốn nhà trường có một cuộc họp mà người đứng đầu của nhà trường có thể đưa quyết định được việc này. Tiếp tục học thì phải học như thế nào, kế hoạch ra sao, chi phí như thế nào, phải có sự thoả thuận thống nhất từ phía phụ huynh”, chị Thu nói thêm.
Anh Đạt nói về thông báo của nhà trường.
Anh Bùi Đăng Đạt có con đang theo học tại trường bức xúc cho rằng: “Hành xử thế này của nhà trường là chống đối, thông báo mang tính chất thông tin chứ không có tính chất pháp lý như dấu treo với chữ ký của người không trực tiếp chịu trách nhiệm.
Nếu một người đại diện theo pháp luật của nhà trường ký đóng dấu chuẩn mực cũng như chịu trách nhiệm với thông báo này thì chúng tôi rất tôn trọng. Tuy nhiên, chúng tôi rất thất vọng về cách hành xử của nhà trường cũng như cách liên hệ của nhà trường với phụ huynh học sinh như thế này”.
Liên hệ về vấn đề này, đại diện Trường Quốc tế Thăng Long cho biết sẽ thông tin cụ thể sau.
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Phòng Giáo dục và đào tạo quận Hoàng Mai cho biết, sẽ tìm hiểu cụ thể, kiểm tra thông tin và yêu cầu Trường Quốc tế Thăng Long báo cáo thêm.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Lường trước khó khăn dù cho con học trường quốc tế với chi phí cả tỉ đồng
Phụ huynh sẽ phải lường trước một số sự việc có thể gặp phải khi quyết định cho con học trường quốc tế nói riêng và trường ngoài công lập nói chung dù mức chi phí lên tới nửa tỉ, thậm chí cả tỉ đồng/năm.
Mức học phí của một số trường quốc tế tại TPHCM. Ảnh: Huyên Nguyễn
Khó để chuyển trường
Sự việc hàng trăm phụ huynh của cả chục trường quốc tế tại TPHCM, Hà Nội, Bình Dương... phản đối chính sách thu học phí trong thời gian nghỉ dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống. Hiện tại, chưa có nhiều trường đạt được thoả thuận với phụ huynh.
Thậm chí, tại Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) ở TPHCM, sau nhiều lần đề nghị được đối thoại bất thành, phụ huynh tiếp tục kéo đến trường căng băng rôn, đồng thời yêu cầu giải quyết một số vấn đề khác như chất lượng học tập, bữa ăn...
Có 2 con theo học Trường VAS, chị Nguyễn Hồng cho biết: "Trong hơn 1 tháng qua, dù đã nhiều lần liên hệ với nhà trường trên tinh thần cầu thị, muốn thoả thuận nhưng phụ huynh không nhận được sự hợp tác. Quá chán nản với cách đối xử của một cơ sở giáo dục, tôi muốn chuyển trường khác cho con nhưng lại gặp khó bởi quy định không cho phép chuyển từ trường tư sang trường công. Tôi không lường trước được những khó khăn khi chọn trường cho con", chị Hồng chia sẻ.
Đây cũng là vướng mắc của không ít phụ huynh khi lỡ chọn trường ngoài công lập mà không tìm hiểu trước các quy định.
Theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25.12.2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường THCS và THPT thì việc chuyển trường từ ngoài công lập sang công lập chỉ được xem xét, giải quyết trong 2 trường hợp.
Trường hợp 1 là học sinh phải chuyển nơi cư trú đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường ngoài công lập.
Trường hợp 2 là học sinh đang học tại trường THPT ngoài công lập thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào, phải chuyển nơi cư trú theo cha, mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường THPT ngoài công lập có chất lượng tương đương.
Không dễ thoả thuận về các khoản thu
Có lẽ chưa bao giờ, phụ huynh các trường ngoài công lập lại cùng phản đối về chính sách học phí mùa dịch COVID-19 như hiện nay. Đã có phụ huynh của nhiều trường ngoài công lập như Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS), Quốc tế Australia (AIS Saigon), Trường Quốc tế Mỹ (TAS), Hệ thống trường EMASI, Trường Sao Việt (VstarSchool), Trường Tiểu học Newton... gửi đơn kiến nghị, kêu cứu đến nhiều cơ quan chức năng. Nguyên nhân chủ yếu đều do không được thoả thuận.
Không chỉ vậy, những năm qua, nhiều khoản phí mang các tên gọi khác nhau như phí ghi danh, phí giữ chỗ, phí nhập học, phí tuyển sinh,... cũng đã gây bức xúc cho phụ huynh.
Khi có tranh chấp, cơ quan quản lý nhà nước cũng khó có thể can thiệp vào bởi các khoản thu trường ngoài công lập được coi là thoả thuận dân sự giữa nhà trường và phụ huynh.
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng phòng Luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho rằng, theo nhà trường việc thu phí này là thỏa thuận, nhưng thực tế phụ huynh đều phản ánh rằng đây là một hình thức thu phí "tự nguyện kiểu ép buộc". Bởi phụ huynh chấp nhận nộp tiền nhưng không có nghĩa là họ tự nguyện, nếu không nộp thì không đăng ký được cho con vào học.
Khoản thu này đánh vào tâm lí, nhu cầu cấp bách cần tìm trường cho con học của phụ huynh nên phụ huynh rất khó từ chối nộp.
Tỉnh táo trong kiểm định chất lượng
Đánh giá về chất lượng cũng là một điều cần lưu ý khi phụ huynh chọn trường ngoài công lập bởi chương trình học sẽ rất khác với hệ công lập, phụ huynh khó kiểm soát, so sánh.
Ngoài ra, để thu hút phụ huynh với mức học phí cao, các trường sẽ quảng cáo được học chương trình theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết với trường quốc tế. Tuy nhiên, thực chất không ít trường đã bị "bóc mẽ" là chương trình không có phép hay liên kết với trường học "ma".
Phụ huynh còn phản hồi, thì các trường ngoài công lập còn phải đàm phán Về phản ứng của phụ huynh một số trường ngoài công lập với việc thu học phí trong thời gian nghỉ tránh dịch COVID-19, ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM - khẳng định: "Phụ huynh còn phản hồi, thì các trường còn phải đàm phán, đảm bảo sự đồng thuận". Phụ huynh AIS Saigon căng thẳng đòi công...