‘Phụ huynh cần thân thiện với nhà trường vì con em mình’
Một “ Trường học thân thiện” ngoài sự gắn kết của thầy cô và học sinh, thì phụ huynh cũng cần hợp tác hơn với nhà trường để tháo gỡ khó khăn của con em mình.
Đó là những chia sẻ của ông Nguyễn Lữ Gia, Quản lý Chương trình Bảo vệ trẻ em thuộc Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế tại Việt Nam (Save Children Việt Nam) tại hội thảo “ Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, hội Nhập và phát triển” do Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM tổ chức vào chiều 21-3.
Ông Gia cho biết, trong 6 năm thực hiện mô hình “Trường học thân thiện” trong 50 trường tiểu học và THCS trên địa bàn 4 quận, huyện TP.HCM là Gò Vấp, Củ Chi, Tân Bình và Thủ Đức, ông đã nhận thấy bên cạnh việc học sinh chưa có sự chủ động bày tỏ nguyện vọng học tập của mình đến thầy cô, mà ngay cả phụ huynh vẫn khá e đè trong việc tiếp xúc với nhà trường.
Theo ông, nếu vào đầu năm học, phụ huynh nhận được thư mời của nhà trường thì họ thường lo lắng về các khoản thu phí, đến giữa năm lại thường lo về việc học tập của con, sợ bị thầy cô mắng vốn. Chính tâm lý này đã khiến các bậc cha, mẹ ít, thậm chí không tiếp xúc cùng giáo viên để sâu sát tình hình học tập của con em mình.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Lữ Gia trao đổi tại hội thảo. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG.
Để đánh giá một môi trường học tập là thân hiện cần có các tiêu chí đảm bảo học sinh được bảo vệ khỏi những nguy cơ xâm hại, tăng cường mối quan hệ của học sinh và giáo viên. Đặc biệt, môi trường thân thiện cần có sự hợp tác của phụ huynh, nhà trường và học sinh.
“Đạt được một trường học thân thiện thật sự rất cần sự hợp tác của phụ huynh, học sinh và nhà trường. Cần xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa phụ huynh và nhà trường để kịp thời cùng tháo gỡ các khó khăn của học sinh”, ông Gia nhận định.
Một tiết mục do các sinh viên Đại học Sư phạm TP.HCM thể hiện mối liên kết của phụ huynh và thầy cô giúp học sinh vượt qua áp lực điểm số.
Trước tình trạng trên, ông chia sẻ thêm, trong suốt thời gian thực hiện mô hình “Trường học thân hiện”, Chương trình Bảo vệ quyền trẻ em đã tổ chức nhiều buổi “Đối thoại học đường” ba bên: phụ huynh, học sinh và nhà trường. Đây là những buổi trao đổi mà các học sinh được ẩn danh để viết những điều mình mong muốn lên giấy và phụ huynh, thầy cô sẽ thấy được rất nhiều mơ ước rất đơn giản như mong cha, mẹ đừng đặt điểm cao khi kiểm tra, con mong được đi chơi cuối tuần…
“Các em đưa ra một loạt các mong muốn để cuộc sống và việc học được hạnh phúc. Điều đó nói lên các em chưa được tìm hiểu nguyện vọng thấu đáo. Để hiểu hết con mình, học sinh của mình thì nhà trường và thầy cô nên ngồi lại cùng nhau”, ông Gia cho biết.
Cần đưa mô hình “Trường học thân thiện” vào trường sư phạm
Tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Bích Hồng, Khoa Tâm lý học, Đại học Sư Phạm TP.HCM cho rằng, nên đưa mô hình “Trường học thân thiện” vào giảng dạy tại các trường đại học sư phạm. Vì đây là môi trường đào tạo các thầy, cô giáo tương lai. Theo bà, các sinh viên nên được tiếp cận sớm hơn với phương pháp giảng dạy mới sẽ không bỡ ngỡ khi đứng lớp thật sự, thay vì như hiện nay mô hình này chỉ mới dừng lại ở các trường tiểu học, phổ thông.
“Nếu ngay từ môi trường đại học các sinh viên đã hiểu được sự gắn kết cần thiết với học sinh thì khi bắt đầu công việc giảng dạy các em đã có đủ kiến thức, kỹ năng để giúp học sinh của mình không bị xa lánh với thầy cô, gia đình”, TS Bích Hồng bày tỏ.
TRÚC PHƯƠNG
Theo plo.vn
Chuyên gia ngôn ngữ học chia sẻ về cách đánh vần "lạ" gây tranh cãi
Hai ngày qua, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần đã thu hút sự quan tâm của dư luận, với nhiều tranh cãi.
Đoạn clip do phụ huynh có con vào lớp 1 chia sẻ trên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt xem cùng với những bình luận nhiều ý kiến trái chiều.
Trong clip, cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần từng âm tiết, với những cách đọc rất "lạ".
Cụ thể, "Ki" đọc là: cờ - i - ki. "Uôn" đọc là: ua - nờ - uô; "Qua" đọc là: Cờ - a- qua.
Theo chia sẻ của người đăng tải clip, cách đánh vần trên được giáo viên dạy theo sách "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại. Sách được thí điểm ở nhiều trường Tiểu học trên cả nước từ nhiều năm nay.
Nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 hoang mang với cách đánh vần rất mới này và không ít cư dân mạng được cơ hội "ném đá" cách đánh vần mới của chương trình sách giáo dục công nghệ này.
Theo một giảng viên ngôn ngữ học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM thì đây là cách đánh vần đúng và không nên coi là cách đánh vần sai hay lỗi.
Theo vị giảng viên về ngôn ngữ học này, chữ cái tiếng Việt có hai cách đọc. Thứ nhất, đọc theo tên con chữ ví dụ như A, BÊ, CÊ, ĐÊ, CU (Q) và đọc theo âm con chữ như A, Bờ, Cờ, Dờ, Đờ, *Quờ (trong trường hợp ta coi là có âm đầu Qu).
Cách đánh vần truyền thống đã được áp dụng như chữ Ca sẽ đánh vần Cờ - a - ca đây là cách đánh vần theo âm con chữ (âm đầu). Chữ Ba đánh vần Bờ - a - ba đánh vần theo âm con chữ; nhưng Ke đánh vần Ca - e - ke đây là cách đánh vần theo tên âm đầu. Chữ Qua đánh vấn Quờ - a- qua đánh vần theo âm của âm đầu và âm đệm.
Đặc biệt với chữ Q, chữ Q tên là "Cu", không có chữ cái, từ đơn nào là Qu, đây chỉ là dạng "quen" viết âm đầu và âm đệm.
Âm đệm chính là âm /w/ được viết là o và u trong các từ đơn như quA, hOa, thÚy, hOan, Vì vậy, ta lấy ví dụ từ "qua" = âm đầu [q] âm đệm [w] âm chính [a] thì cách đọc sẽ là cờ-OA-qua. Quan trọng là nhớ tròn môi âm chính khi có âm đệm, như OA ở trên. Trường hợp tương tự với cờ-uân-quân.
Như vậy đối với các chữ K, C, Q thì trong cách đánh vần truyền thống đã thiếu nhất quán.
Còn theo cách đánh vần trong sách công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, chữ K, C, Q khi đánh vần đều được xử lý nhất quán là âm "Cờ" như Ca đánh vần thành Cờ - a - ca, Ke đánh vần Cờ - e - ke, Qua đánh vần Cờ - Oa - Qua.
Theo vị giảng viên này đây là các xử lý đúng theo ngữ âm học tiếng Việt. Vì thực tế trong tiếng việt cả ba chữ K, C, Q đều chỉ là thể hiện trên mặt chữ Việt của một âm vị /k/ duy nhất, đây là điều mà các công trình ngữ âm học tiếng Việt đều thống nhất từ nửa thế kỉ trước.
Để đưa ra được cách đánh vần này, giảng viên này cho biết anh tin rằng Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã nghiên cứu rất kỹ về ngôn ngữ tiếng Việt và không nên lo lắng với cách đọc mới này bởi vì bản thân cô giáo để đọc với cách đánh vần mới này họ cũng phải đi tập huấn rất nhiều về chương trình mới để có thể truyền tải cho các em học sinh tốt nhất.
Theo infonet.vn
Trang phục, tác phong của phụ huynh thế nào là phụ hợp khi tới trường? Mỗi phụ huynh phải tự nâng cao ý thức cho bản thân mình tới nơi công cộng đặc biệt là môi trường giáo dục thì trang phục, tác phong phải đàng hoàng, lịch sự. Từ chuyện đồng phục Từ trước đến nay, hình như ngành giáo dục chưa có một quy định cụ thể nào về trang phục của phụ huynh khi đến...