Phụ huynh cần làm gì giúp con học trực tuyến hiệu quả?
Muốn con em học trực tuyến hiệu quả, nhất là ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, bên cạnh sự nỗ lực tự học của bản thân các em, rất cần đến vai trò của phụ huynh.
Học sinh các cấp tiểu học, trung học cơ sở cần có sự hướng dẫn của phụ huyh khi học trực tuyến – NGỌC THẮNG
Theo đó, cha mẹ cần hỗ trợ các các em học trực tuyến những mặt sau đây.
1. Trang thiết bị, hệ thống kết nối phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Xây dựng cho trẻ không gian học tập hợp lý; nắm vững thời khóa biểu, kế hoạch học tập ở trường; kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên việc ghi bài, làm bài tập hàng ngày của con.
2. Trao đổi thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn của con. Cách tốt nhất là tham gia vào các nhóm do giáo viên (hoặc phụ huynh) lập để nắm bắt, trao đổi các hoạt động của trường, tình hình học tập của con.
3. Hỗ trợ con khi vào tiết học để không bị chậm trễ, hoặc không lúng túng các thao tác lúc học, hoặc khi làm và gửi bài tập, chuyển đổi đường link giữa các tiết học, môn học.
4. Nếu có điều kiện, phụ huynh có thể kèm cặp trực tiếp khi con đang học. Nhưng chú ý là chỉ hỗ trợ chứ không học thay, làm thay cho con. Phụ huynh có thể kiểm tra kết quả học tập, củng cố kiến thức của các em sau khi học bằng nhiều cách như hình thức vấn đáp hoặc cho thêm các bài tập đồng dạng.
Video đang HOT
5. Kiểm soát sự tập trung của con, không để con tự ý làm việc riêng, mất trật tự, ăn uống trong tiết học. Nhắc nhở thêm về tư thế ngồi học, trang phục, cách xưng hô với giáo viên, cách nói năng với bạn bè.
6. Không nên cho trẻ ngồi trước màn hình, sử dụng điện thoại quá nhiều trước và cả sau tiết học. Vì như thế các em sẽ dễ mệt mỏi, mất tập trung khi vào tiết học, không tốt cho sức khỏe nếu kéo dài.
7. Trẻ ngồi học trực tuyến nhiều ngày dễ gây ra hệ lụy như béo phì, suy nhược cơ thể do ít vận động. Vì vậy, phụ huynh cần tận dụng không gian trong nhà, sân thượng cho các em tập luyện thể dục thể thao thêm.
8. Tiếp xúc với máy tính, điện thoại nhiều sau thời gian học trực tuyến khiến các em có thói quen thích tương tác nhiều hơn với các phương tiện này. Nhiều trẻ lại thích khám phá, tò mò, vậy nên phụ huynh cần cảnh giác trước những ảnh hưởng tiêu cực với trẻ khi sử dung mạng xã hội.
Phụ huynh than trời con lớp 1 học online 4 - 5 tiết/ngày, ngược với quy định
Nhiều phụ huynh có con học lớp 1 lo lắng khi nhìn lịch học 4 đến 5 tiết/ngày, ngược với quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ cho phép dạy online tối đa 3 tiết/ngày.
Nhìn vào thời khoá biểu học chính khoá của cậu con trai lớp 1 (trường Tiểu học Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội) chị Nguyễn Hoài Thương "than trời" vì các tiết học dày đặc. Con chị bắt đầu học trực tuyến các nội dung mới năm học 2021 - 2022 từ ngày 13/9. Lịch học được sắp xếp vào buổi tối trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 5, học từ 19h, nghỉ thứ 6 và học bù vào sáng thứ 7 để phụ huynh dễ dàng kèm con học.
Chị Thương lo lắng khi thời khoá biểu của con được xếp với cường độ học cao, dày đặc, ba ngày 4 tiết và hai ngày 5 tiết. Chị cho rằng điều này sẽ khiến trẻ căng thẳng và áp lực ngay những tiết đầu tiên năm học mới.
Vị phụ huynh băn khoăn khi thời khoá biểu của trường đi ngược với quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội. Theo quy định của Sở, từ ngày 13 đến 30/9, khi học sinh lớp 1 chưa thể tới lớp do dịch COVID-19 thì các trường bắt đầu dạy học trực tuyến theo chương trình, thời lượng tối đa 3 tiết/ngày với hình thức linh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Các trường sắp xếp thời khóa biểu khoa học, không gây áp lực với học sinh, trong đó ưu tiên dạy học môn tiếng Việt và môn Toán.
Lịch học khối lớp 1 của trường Tiểu học Phương Liệt.
Năm học 2021 - 2022, con gái lớn của chị Lê Thị Tâm (Long Biên, Hà Nội) vào lớp 7 và con gái nhỏ vào lớp 1. Với bé lớp 7, do có kinh nghiệm từ ba lần học online trước nên con có thể tự đăng nhập và sử dụng thiết bị học dễ dàng. Còn với cô con gái lớp 1, lần đầu học online, còn nhiều bỡ ngỡ.
Điều chị lo lắng hơn là thời khoá biểu của con dày đặc cả tuần 4 tiết, trong đó thứ 5 và 6 học sáng từ 8h, còn lại thứ 2, 3, 4 học tối từ 19h. Với lịch học các môn sát nhau và liên tục như vậy, chị lo sức khoẻ của con khó đảm bảo, áp lực và chán học.
" Trong thời khoá biểu của con có ngày thứ 5, 6 học vào buổi sáng, nhưng tôi và chồng đều phải đi làm từ 7h30. Nếu để hai con ở nhà tự trông nhau học trực tuyến thì không yên tâm vì còn nhiều vấn đề phát sinh về đường truyền mạng, đăng nhập ra vào lớp học, hướng dẫn con học. Còn nếu đưa đến cơ quan để tiện kèm cặp, hướng dẫn thì cũng không phải là cách giải quyết tốt cho việc học của con" , chị Tâm đau đầu tính toán.
Chị cho rằng, trong lúc học sinh chưa thể đến lớp do dịch bệnh, nhà trường chỉ nên ưu tiên dạy hai môn Tiếng Việt, Toán, còn lại các môn như Đạo Đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tự nhiên xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Thể dục nên lùi lại. Nhà trường sắp xếp thời khoá biểu với nhiều môn học như vậy khiến các con thấy mệt mỏi, ảnh hưởng sức khoẻ.
Đồng thời, chị cũng mong muốn nhà trường sắp xếp thời gian học vào tất cả các buổi tối trong tuần để phụ huynh thuận tiện hơn trong viên kèm con học mỗi ngày, do ban ngày gia đình đều vẫn phải đi làm.
Học sinh học trực tuyến. (Ảnh minh hoạ)
Giống như chị Thương và Tâm, chị Phan Thu Phương (Hoàng Mai, Hà Nội) bất ngờ khi nhìn vào thời khoá biểu của cậu con trai đang theo học lớp 1 tại một trường tư thục. Nhà trường sắp xếp lịch học cho khối lớp 1 từ thứ 2 đến thứ 6, tất cả các ngày đều 5 tiết học. Ngoài hai môn Tiếng Việt, Toán, con chị sẽ phải học thêm các môn Việt Nam học, Khoa học học, tiếng Anh, Âm nhạc, Tin học, Thể chất.
Chị Phương và nhiều phụ huynh trong lớp không đồng tình với lịch học dày đặc như vậy. Việc học online quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới thị lực, cảm hứng của con đặc biệt là chất lượng học khó đảm bảo. Đồng thời, lịch học trên cũng đi ngược với tinh thần quán triệt chung của Sở GD&ĐT Hà Nội dạy quá 3 tiết/ngày.
Từng phản ánh lo lắng trên với giáo viên chủ nhiệm lớp và đề nghị giảm số tiết học để đảm bảo, nhưng câu trả lời mà phụ huynh nhận lại chỉ là kế hoạch chung của hệ thống.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, trong quá trình dạy học, các trường không thể bê nguyên chương trình trực tiếp ở lớp vào dạy trực tuyến, mà cần tiết chế thời gian, thời lượng, nội dung cho đảm bảo hơn.
Trong một tiết dạy, giáo viên nên tổ chức tối thiểu 3 - 4 hoạt động để học sinh tương tác. Không nên để học sinh lớp 1 tương tác liên tục hai giờ đồng hồ trên máy tính hoặc điện thoại. Các trường nên ưu tiên dạy hoạt động trải nghiệm, kỹ năng, nề nếp.
Vị chuyên gia khuyến cáo giáo viên khi chuyển đổi bài dạy từ trực tiếp sang trực tuyến cần dựa trên ý tưởng sư phạm và công cụ trực tuyến phù hợp. Không tổ chức các hoạt động đòi hỏi học sinh chú tâm, tư duy quá 10 phút khi dạy trực tuyến.
Học online mùa dịch, con mệt bở hơi tai lại "gánh" thêm học phí ngất ngưởng: Nhiều phụ huynh có quyết định bất ngờ Tình hình học trực tuyến trong mùa dịch đặt một số phụ huynh trước hai lựa chọn: Một là "cắt cử" thêm người đồng hành cùng con khi học online, hai là cho con "đúp" lại một năm để năm sau đến trường học. 8h, sau bữa ăn sáng vội, chị Mai (quận Tân Bình, TP.HCM) lại lật đật bật máy cho con...