Phụ huynh bức xúc học phí trường tư tăng trong mùa dịch: Sở GD&ĐT TP.HCM nói gì?
Chuẩn bị năm học mới 2021-2022, phụ huynh học sinh phản ánh nhiều trường ngoài công lập ở TP.HCM tăng học phí lên 5-10%, thậm chí có trường tăng tới 15%.
Trong chương trình Livestream “Dân hỏi, thành phố trả lời” tối 30/8, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho biết, nhiều phụ huynh đã đặt câu hỏi và phản ánh các trường ngoài công lập tại TP.HCM vẫn thu học phí tăng lên 5-10% dù học sinh học online, thậm chí có trường tăng tới 15%.
Chương trình Livestream “Dân hỏi, thành phố trả lời” tối 30/8.
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, Sở cũng tiếp nhận nhiều ý kiến về việc các trường ngoài công lập tăng học phí trong đầu năm học 2021 – 2022.
Về việc này Sở đã trao đổi trực tiếp với từng trường. Tuy nhiên theo quy định của Chính phủ, các trường ngoài công lập được phép xây dựng khung học phí và thỏa thuận với phụ huynh, nên Sở chỉ kêu gọi các trường tiết giảm học phí trong thời gian dịch bệnh.
Về vấn đề chuyên môn, Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu các trường giảm bớt các hoạt động để giảm chi phí học tập, và từ đó giảm học phí cho người dân.
Video đang HOT
“Quy định về học phí của các trường ngoài công lập là các trường thỏa thuận với người dân, chúng tôi cũng đã có văn bản trao đổi với các trường để không tăng học phí ngay đầu hè nhưng mà có thể do chi phí xây dựng các giờ dạy trên internet, trên truyền hình, giáo viên ở lại xây dựng dữ liệu dạy học online nên tăng chi phí. Do đó các trường có đề xuất tăng học phí từ 5-10%” , ông Hiếu cho biết.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM.
Cũng theo ông Hiếu, về mặt pháp luật, các trường ngoài công lập có cơ sở pháp lý tự xây dựng khung học phí. Tuy nhiên về tính nhân văn, chia sẻ khó khăn trong tình hình dịch COVID-19 là phản cảm và không hợp lý, không thể hiện sự đồng cảm với phụ huynh.
Về mức tăng học phí của trường ngoài công lập, ông Lê Quang Tự Do cũng cho rằng: “Những người gắn bó với trường nhiều năm thì nên chia sẻ, tăng học phí mặc dù không vi phạm quy định pháp luật nhưng không phù hợp với cái tình”.
CHÍNH THỨC: Từ năm 2022-2023, học phí khối ngành Y dược tăng trên 70%
Học phí ngành Y dược năm học 2022-2023, tăng cụ thể là 71,3%.
Nghị định số 81/2021/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021.
Nghị định nêu rõ học phí năm học 2021 - 2022 ở các cấp học không thu vượt mức trần khung học phí năm 2020 - 2021. Trong nghị định cũng quy định, học phí bắt đầu tăng từ năm học 2021 - 2022. Như vậy, có thể thấy học phí sẽ bắt đầu tăng năm học 2022 - 2023.
Theo đó, đối với các cơ sở giáo dục ĐH, Nghị định 81 có chia thành 4 loại hình trường để áp dụng học phí đối với sinh viên.
Đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên (tự chủ), mức thu năm học 2022 - 2023 cao nhất là 2.450.000đ/sinh viên/tháng ở khối ngành VI (Y dược), mức hiện tại là 1.430.000đ/sinh viên, tăng 71,3%. Đây cũng là khối ngành tăng học phí mạnh nhất trong VII khối ngành đào tạo. Mức thu học phí cụ thể như sau:
Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đảm bảo chi thường xuyên (tự chủ một phần), mức học phí tối đa không quá 2 lần so với mức học phí quy định đối với các trường chưa tự chủ.
Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (tự chủ hoàn toàn), mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần đối với các trường chưa tự chủ.
Đối với chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục ĐH công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục ĐH được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.
Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các cơ sở giáo dục ĐH công lập được xác định bằng mức trần học phí đào tạo đại học của cơ sở đó nhân hệ số 1,5 đối với đào tạo thạc sĩ và nhân với hệ số 2,5 với đào tạo tiến sĩ.
Mức học phí đối với hình thức vừa học vừa làm, đào tạo từ xa được xác định trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế với mức thu không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng.
Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mức thu học phí như sau:
Đây là mức học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa đảm bảo chi thường xuyên.
Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đảm bảo chi thường xuyên, mức học phí tối đa không quá 2 lần so với học phí quy định trên.
Đối với cơ sở giáo nghề nghiệp công lập đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, được chủ động xây dựng và quyết định mức học phí theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản khác.
Giáo dục công lập tăng học phí tất cả các cấp từ năm học 2022-2023 Các cơ sở giáo dục công lập giữ nguyên học phí trong năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021 nhưng sẽ tăng bắt đầu từ năm học 2022-2023. (Ảnh minh họa: Phạm Mai/Vietnam ) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo...