Phụ huynh băn khoăn khi con em ngồi bàn lục giác, trường tiểu học ở Huế nói gì?
Theo cô Nguyễn Ngọc Minh Trang, việc sử dụng loại bàn 6 chỗ ngồi không những thuận lợi cho giáo viên trong quá trình lên lớp, trong đánh giá thường xuyên kết quả học tập và củng cố kiến thức cho học sinh mà còn giúp các em chủ động, tự tin, học tập hiệu quả, hình thành nhiều kỹ năng trong ứng xử, giải quyết vấn đề từ trong trường và cuộc sống hàng ngày.
Ngày 19-10, liên quan đến phản ánh của một số phụ huynh đang có con em học tại trường Tiểu học Vĩnh Ninh (TP Huế) về việc trường học này đưa bàn học lục giác thay thế bàn học truyền thống để học sinh ngồi học gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng học tập của các em, cô Nguyễn Ngọc Minh Trang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Ninh đã có thông tin về vấn đề này.
Một số phụ huynh có con em học tại Trường Tiểu học Vĩnh Ninh lo lắng khi nhà trường thay thế bàn học truyền thống bằng bàn học lục giác
Theo cô Trang, việc sử dụng loại bàn 6 chỗ ngồi không những thuận lợi cho giáo viên trong quá trình lên lớp, trong đánh giá thường xuyên kết quả học tập và củng cố kiến thức cho học sinh mà còn giúp các em chủ động, tự tin, học tập hiệu quả, hình thành nhiều kỹ năng trong ứng xử, giải quyết vấn đề từ trong trường và cuộc sống hàng ngày.
“Loại bàn lục giác rất thuận lợi cho giáo viên trong quá trình vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các hình thức tổ chức dạy học cá nhân, thảo luận cả lớp, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 6; tiết kiệm thời gian cho giáo viên trong việc đánh giá thường xuyên bằng lời. Theo đó, giáo viên chỉ đứng tại một vị trí nhưng có thể quan sát đánh giá thường xuyên cả 6 em. Những em có kết quả bài tập và bài thực hành tốt thì giáo viên có lời khen em đó trước sự chứng kiến của các bạn trong nhóm nên tạo sự hứng thú cho học sinh. Còn những em có kết quả chưa như mong muốn thì giáo viên động viên và sửa sai kịp thời để học sinh nắm chắc kiến thức của bài học”, cô Trang phân tích.
Cũng theo cô Trang, được học tập và chia sẻ những thành tố tích cực của mô hình trường học mới (VNEN) tại trường Tiểu học Hương Long (TP Huế) theo văn bản hướng dẫn của Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế và Phòng GD-ĐT TP Huế; các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng và hiêu quả giáo dục. Đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động dạy học trên lớp thì trường Tiểu học Vĩnh Ninh đã trang bị được 4 phòng học loại bàn 6 chỗ ngồi và tủ đựng sách vở, đồ dùng học tập, đồ dùng cho cá nhân học sinh. Ngoài ra, loại bàn này có tính đa năng để phục vụ học tập, hoạt động trải nghiệm, hoạt động bán trú… Trong phục vụ học tập thì hình thành cho học sinh nhiều kỹ năng như: làm việc nhóm, thuyết trình, tự tin, quản lý thời gian, tự phục vụ, tự chăm sóc…
Video đang HOT
Bàn học lục giác tại trường Tiểu học Vĩnh Ninh
“Với loại bàn 2 chỗ ngồi hay bàn lục giác 6 chỗ ngồi, quá trình giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học để giúp học sinh đạt được các yêu cầu theo mục tiêu bài học thì phải có sự hợp tác tích cực từ học sinh. Giáo viên phải có nhiệm vụ quản lý học sinh và không “bỏ rơi”, đó là quan sát cách phản ứng, thái độ tình cảm của học sinh nên việc học sinh không tập trung trong giờ học chắc chắn sẽ không xảy ra. Ở những vị trí ngồi của học sinh không đối diện với giáo viên khi giảng bài như hướng nhìn lên bảng đen hoặc bất cứ vị trí nào của giáo viên đứng giảng thì học sinh sẽ thể hiện ngay kỹ năng tự chăm sóc bản thân đó là tự dịch chuyển vị trí ngồi để có thể đối diện với giáo viên. Bên cạnh đó giáo viên luôn quan tâm đến việc thay đổi chỗ ngồi để giúp học sinh điều tiết mắt và đảm bảo sức khỏe”, cô Trang nhìn nhận.
Trong khi, một số phụ huynh có con đang theo học tại trường Tiểu học Vĩnh Ninh cho rằng, ngồi bàn học lục giác thì các cháu ngồi ngược với bảng nên việc chép bài không kịp, sách vở phải để xa chỗ ngồi do hộc bàn không phù hợp để sách vở của các cháu làm ảnh hưởng đến quá trình các cháu lấy sách vở khi đổi tiết. Vì vậy, phụ huynh chúng tôi kiến nghị cần thay thế lại bàn truyền thống để các cháu được ổn định và nắm đầy đủ các bài giảng trên lớp học.
Huế: Phụ huynh lo về bàn học 'kiểu mới', người trong cuộc nói gì?
Một số phụ huynh ở Thừa Thiên-Huế lo lắng khi nhà trường đưa bàn học lục giác thay bàn truyền thống có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các cháu.
Phụ huynh lo về bàn học "kiểu mới"
Mới đây, PV Người Đưa Tin nhận được phản ánh của một số phụ huynh đang có con em học ở trường Tiểu học Vĩnh Ninh, Tp.Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế về việc các phụ huynh này tỏ ra lo lắng khi nhà trường đưa bàn học lục giác thay thế bàn học truyền thống vào lớp học gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng học tập của các em học sinh.
Theo phụ huynh phản ánh, qua hơn 1 tháng trường Tiểu học Vĩnh Ninh đưa bàn bàn lục giác vào lớp học để thay thế bàn truyền thống, con em của họ thường bị mỏi cổ, đau lưng và tiếp thu kiến thức không được đầy đủ.
"Do các cháu ngồi ngược với bảng nên việc chép bài không kịp, sách vở phải để xa chỗ ngồi do hộc bàn không phù hợp để hộp sách vở của các cháu làm ảnh hưởng quá trình các cháu lấy sách vở khi đổi tiết. Vì vậy, phụ huynh chúng tôi kiến nghị cần thay thể lại bàn truyền thống để các cháu được ổn định và nắm đầy đủ các bài giảng trên lớp học", một phụ huynh chia sẻ.
Trước những thông tin trên, PV Người Đưa Tin đã nhanh chóng liên hệ với Ban giám hiệu trường Tiểu học Vĩnh Ninh cùng với những người liên quan trong vụ việc này để xác minh, làm rõ các vấn đề mà một số phụ huynh đã phản ánh.
Các em học sinh trường Tiểu học Vĩnh Ninh, Tp.Huế cảm thấy thích thú khi được trải nghiệm ngồi học ở bàn lục giác.
Người trong cuộc nói gì?
Trao đổi với PV, cô Nguyễn Ngọc Minh Trang, Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Ninh cho biết, nhằm đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh tiểu học thì việc thiết kế bài học, sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh là rất cần thiết đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay.
Theo cô Trang, được học tập và chia sẻ những thành tố tích cực của mô hình trường học mới (VNEN) tại trường Tiểu học Hương Long, Tp.Huế theo văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT; các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng và hiêu quả giáo dục. Đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động dạy học trên lớp thì trường Tiểu học Vĩnh Ninh đã trang bị được 4 phòng học loại bàn 6 chỗ ngồi và tủ đựng sách vở, đồ dùng học tập, đồ dùng cho cá nhân học sinh.
Cô Trang phân tích, loại bàn 6 chỗ ngồi này có tính đa năng để phục vụ học tập, hoạt động trải nghiệm, hoạt động bán trú... Trong phục vụ học tập thì hình thành cho học sinh nhiều kĩ năng như, làm việc nhóm, thuyết trình, tự tin, quản lí thời gian, tự phục vụ, tự chăm sóc. Bên cạnh đó, loại bàn này rất thuận lợi cho giáo viên trong quá trình vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các hình thức tổ chức dạy học cá nhân, thảo luận cả lớp, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 6; tiết kiệm thời gian cho giáo viên trong việc đánh giá thường xuyên bằng lời đó là giáo viên chỉ đứng tại một vị trí nhưng đã quan sát đánh giá thường xuyên cả 6 em.
"Những em có kết quả bài tập và bài thực hành tốt thì giáo viên có lời khen em đó trước sự chứng kiến của các bạn trong nhóm nên tạo sự hứng thú cho học sinh. Còn những em có kết quả chưa mong muốn thì giáo viên động viên và sửa sai kịp thời để học sinh nắm chắc kiến thức của bài học. Việc sử dụng loại bàn 6 chỗ ngồi không những thuận lợi cho giáo viên trong quá trình lên lớp, trong đánh giá thường xuyên kết quả học tập và cũng cố kiến thức cho học sinh mà còn giúp các em chủ động, tự tin, học tập hiệu quả, hình thành nhiều kĩ năng trong ứng xử, giải quyết vấn đề từ trong trường và cuộc sống hàng ngày", cô Trang nói.
Với những thông tin mà Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Ninh cung cấp, PV liền đưa ra câu hỏi, "thưa cô, sau khi nắm được kiến nghị của một số phụ huynh về việc yêu cầu nhà trường thay đổi lại bàn học cho các em học sinh từ bàn lục giác sang bàn truyền thống thì nhà trường đã có phương án xử lý như thế nào về vấn đề này?".
Cô Trang liền chia sẻ, đến thời điểm này, theo kiến nghị của phụ huynh lớp 4/5 về việc chuyển phòng học để học sinh các lớp khác được làm quen phương pháp dạy học tích cực với loại bàn 6 chỗ ngồi đã được thống nhất từ các giáo viên trong tổ chuyên môn theo kế hoạch và thực hiện từ ngày 15/10 vừa qua.
Trong khi đó, trò chuyện với PV, em Nguyễn Như Ngọc, học sinh lớp 4/7, trường Tiểu học Vĩnh Ninh cho biết, em cảm thấy rất thuận tiện và thoải mái khi được ngồi học ở bàn lục giác so với bàn truyền thống, bởi lẽ, khi ngồi học ở bàn lục giác em cùng các bạn sẽ thuận tiện hơn khi trao đổi bài học nhóm. Bên cạnh đó, vào buổi trưa khi đến giờ ăn cơm em cùng các bạn có thể dọn sạch bàn nhanh hơn, cô giáo đẩy bàn ghép lại để ngủ cũng dễ dàng hơn hay trong lúc ăn cơm chúng em có thể trò chuyện cùng nhau.
"Ngồi học ở bàn lục giác chúng em sẽ rèn cho mình tính tự giác, bởi khi chúng em ngồi học ở vị trí không đối diện bục giảng với cô giáo thì chúng em sẽ chủ động di chuyển vị trí ngồi của mình sao cho phù hợp nhất để có thể lắng nghe cô giáo giảng bài cũng như tiếp thu bài một cách tốt nhất", em Ngọc chia sẻ thêm.
Cùng quan điểm với em Ngọc, em Đoàn Minh Trí, học sinh lớp 4/5, trường Tiểu học Vĩnh Ninh thông tin, sau một thời gian được trải nghiệm ngồi học ở bàn lục giác, em cảm thấy rất thích, ngồi học ở bàn lục giác có thể dễ trao đổi bài, cô giáo dặn em có thể thay đổi vị trí ngồi để đối diện cô khi cô giảng bài.
Em Trí tâm sự: "Khi bố mẹ con biết được con ngồi học ở bàn lục giác, bố mẹ cũng rất lo lắng, sợ con sẽ bị cong vẹo cột sống, tuy nhiên, con đã giải thích với bố mẹ con rằng cô giáo cho thay đổi vị trí thoải mái thì bố mẹ con không nói gì nữa. Bây giờ con thích ngồi học ở bàn lục giác hơn bàn truyền thống".
Ở một diễn biến liên quan, một phụ huynh của lớp 4/5 cho hay, sau khi nhà trường cho các em học sinh lớp này được quay trở lại ngồi học bàn truyền thống thì người này không có ý kiến gì thêm. "Sau này khi con của tôi lên lớp 5, nếu nhà trường cho cháu tiếp tục trải nghiệm bàn lục giác trong một thời gian nhất định thì tôi cũng không có ý kiến gì", phụ huynh này nói.
Hà Nội: Học sinh từ lớp 1-6 nô nức trở lại trường sau nghỉ dịch Phụ huynh và trẻ nhỏ đã sẵn sàng trở lại không gian học truyền thống sau thời gian dài phải nghỉ học chống dịch, Hà Nội là địa phương cho học sinh tiểu học nghỉ với quy mô lớn và lâu nhất cả nước. Sáng ngày 6/4, học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hà Nội...