Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh những hiệu ứng tích cực
Nhận thấy vai trò, ý nghĩa của nghiên cứu khoa học đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường, nhiều năm qua, thầy, trò Trường THCS Dân tộc nội trú Lang Chánh đã tích cực hưởng ứng, đẩy mạnh hoạt động này và đạt được nhiều thành tích nổi bật.
Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn, những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) luôn quan tâm và phát động rộng rãi phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh (HS) trung học, nhằm khuyến khích các em ứng dụng kiến thức đã học một cách sáng tạo để giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Học sinh Trường THPT Quảng Xương 4 trong giờ thực hành thí nghiệm.
Nhận thấy vai trò, ý nghĩa của nghiên cứu khoa học đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường, nhiều năm qua, thầy, trò Trường THCS Dân tộc nội trú Lang Chánh đã tích cực hưởng ứng, đẩy mạnh hoạt động này và đạt được nhiều thành tích nổi bật.
Từ năm học 2014-2015 đến nay, nhà trường liên tục có dự án nghiên cứu khoa học của HS tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học cấp huyện, cấp tỉnh và đạt giải cao. Ví như năm học 2014-2015, Dư án “Dàn phơi thông minh” đạt giải nhì cấp tỉnh; năm học 2016-2017, Dự án “Kính dành cho người khiếm thị” đạt giải nhất cấp tỉnh; năm học 2017-2018, Dự án “Thiết bị hỗ trợ pin mặt trời chuyển động theo ánh nắng” đạt giải nhì cấp tỉnh…
Thầy giáo Lê Gia Kỳ, Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú Lang Chánh, cho hay: “HS nhà trường rất hào hứng với hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học các cấp.
Từ hoạt động này, các em biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, cũng như nâng cao kỹ năng thuyết trình, phản biện. Đây cũng là một trong những tiền đề để mỗi thầy, cô giáo, mỗi em HS đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, đổi mới cách đánh giá kết quả học tập; tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường”.
Video đang HOT
Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cùng nhiều ý tưởng sáng tạo, em Hoàng Văn Trường, HS lớp 12B, Trường THPT Quảng Xương 4 (Quảng Xương) đã 2 lần tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học và đều đạt thành tích cao.
Trong đó Dự án “Hệ thống sạc điện thông minh nơi công cộng sử dụng năng lượng mặt trời” do em thực hiện, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Hà Văn Mai đã đạt giải nhất cấp tỉnh tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học năm học 2019-2020. Trường cho biết: Hiện nay số người sử dụng điện thoại di động và máy tính bảng rất phổ biến.
Khi họ tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng như xe buýt, xe lửa… rất cần có sạc điện. Cùng với đó, là HS THCS và THPT sử dụng xe máy điện và xe đạp điện ngày càng phổ biến. Các phương tiện này sử dụng nguồn điện ắc quy và phải sạc điện sau một thời gian ngắn sử dụng.
Là HS THPT và cũng là người trực tiếp sử dụng các thiết bị, phương tiện trên, em thấy rất bất tiện khi sinh hoạt nơi công cộng và mỗi lần đi học về quên không sạc điện. Điều đó đã thôi thúc em tìm tòi và đưa ra ý tưởng thiết kế “Hệ thống sạc điện thông minh nơi công cộng sử dụng năng lượng mặt trời”.
Thực tế trên cho thấy, hoạt động nghiên cứu khoa học trong HS đã và đang được phát triển ngày càng mạnh mẽ trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt là từ khi ngành giáo dục phát động Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học vào năm 2012.
Đến nay, cuộc thi đã thu hút 100% đơn vị giáo dục trên địa bàn tỉnh tham gia và có trên 90% số đơn vị tổ chức thi cấp cơ sở, với hàng trăm dự án của các em HS tham gia mỗi năm. Ở cấp tỉnh, trong 5 năm qua, cuộc thi đã thu hút 816 đề tài, dự án của gần 1.500 HS dự thi.
Một số đơn vị có nhiều đề tài tham dự, như: Phòng GD&ĐT huyện Đông Sơn, Cẩm Thủy, Yên Định, Nông Cống, TP Thanh Hóa, Trường THPT chuyên Lam Sơn, THPT Bỉm Sơn… Tính riêng cuộc thi năm học 2019-2020, toàn tỉnh có 50 đơn vị gồm 34 trường THPT và 16 phòng GD&ĐT tham gia, với 84 dự án thuộc 15 lĩnh vực.
Kết quả này cũng minh chứng, phong trào nghiên cứu khoa học trong HS và Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học đã đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra là phát huy khả năng sáng tạo của HS; tìm kiếm những ý tưởng khoa học, mới lạ, độc đáo, những sáng kiến và giải pháp cụ thể, thiết thực; tạo ra sân chơi trí tuệ, khoa học, bổ ích cho HS trung học sáng tạo.
Qua phong trào và cuộc thi đã khai thác hiệu quả tiềm năng của đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên có năng lực, kinh nghiệm hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học; đưa nội dung hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học vào sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; giáo viên trao đổi, thảo luận về vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong quá trình học tập, sinh hoạt lớp, chào cờ, hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, sáng tạo để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu cho HS.
Và, thành công trong phong trào nghiên cứu khoa học của HS không chỉ là số lượng các dự án, mà là sự nhiệt tình, tính chủ động, niềm đam mê, tìm tòi, sáng tạo được khơi dậy trong mỗi HS.
Khơi dậy niềm đam mê sáng tạo trong học sinh
Nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của học sinh THCS, THPT, trong những năm qua, ngành giáo dục luôn quan tâm và tổ chức tốt cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học.
Hoạt động thí nghiệm, nghiên cứu khoa học của thầy, trò Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh.
Đến nay, sau 8 năm triển khai thực hiện, cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đã thu hút 100% đơn vị giáo dục trên địa bàn tỉnh tham gia. Đồng thời, có trên 90% số đơn vị tổ chức thi cấp cơ sở, với hàng nghìn dự án của các em học sinh tham gia. Ở cấp tỉnh, từ năm 2012 đến nay, cuộc thi đã thu hút 1.034 đề tài dự án của hơn 1.800 học sinh dự thi.
Một số đơn vị tích cực tham gia cuộc thi, như: phòng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) các huyện: Đông Sơn, Bá Thước, Cẩm Thủy, Yên Định, Nông Cống và TP Thanh Hóa; các Trường THPT chuyên Lam Sơn, THPT Bỉm Sơn... Tính riêng cuộc thi năm học 2019-2020, toàn tỉnh có 50 đơn vị (gồm 34 trường THPT và 16 phòng GD&ĐT trong tỉnh) tham gia, với 84 dự án thuộc 15 lĩnh vực.
Trải qua 3 vòng chấm thi, có 62/84 dự án, đề tài tham gia đạt giải, với 3 giải Nhất, 10 giải Nhì, 23 giải Ba và 26 giải Khuyến khích. Trong đó, có 2 dự án được lựa chọn tham gia cuộc thi cấp quốc gia là Dự án "Thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý rác thải nhựa thành nhiên liệu dầu, xăng, khí ga quy mô hộ gia đình" của học sinh Trường THCS Thiết Kế (Bá Thước) và Dự án "Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị làn điệu Khặp - dân ca đặc trưng, độc đáo của đồng bào Thái ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa" của học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Bá Thước. Ở cấp quốc gia, 8 năm qua, toàn tỉnh có 54/62 dự án tham gia đạt giải.
Còn ở kỳ thi quốc tế, học sinh Thanh Hóa cũng đã 2 lần đạt giải Đặc biệt. Tiêu biểu là Đề tài "Nghiên cứu tác dụng của insulin qua đường nhỏ mũi đến trí nhớ không gian và khả năng điều chỉnh nhận thức ở chuột" của em Trần Minh Hiếu và Lê Hoàng Nhất, học sinh Trường THPT chuyên Lam Sơn được Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ trao giải Đặc biệt tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế intel - isef năm 2015, diễn ra tại Hoa Kỳ.
Kết quả trên cho thấy, việc tổ chức cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đã và đang góp phần khuyến khích các em NCKH, sáng tạo kỹ thuật và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Cuộc thi cũng đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra là phát huy khả năng sáng tạo của học sinh; tìm kiếm những ý tưởng khoa học, mới lạ, độc đáo, những sáng kiến và giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện sản xuất và phong tục, tập quán của mỗi địa phương; tạo ra sân chơi trí tuệ, khoa học, bổ ích cho học sinh.
Đồng thời, khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên có năng lực, kinh nghiệm và hướng dẫn học sinh NCKH. Thành công của các cuộc thi không chỉ là số lượng các dự án, mà là sự nhiệt tình, tính chủ động, sự say mê và kết quả ứng dụng của việc NCKH của học sinh, giáo viên trong thực tiễn.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở GD&ĐT, sau nhiều năm tổ chức, một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác NCKH của học sinh, chưa chủ động tổ chức, phát động phong trào NCKH đến từng học sinh tại đơn vị; nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa của cuộc thi và chưa giành sự quan tâm thích đáng đến cuộc thi.
Bên cạnh một số dự án tham dự cuộc thi đạt giải cao, giải chính thức, vẫn còn những dự án dự thi còn mang tính hình thức, chưa có sự đầu tư thỏa đáng, có cải tiến nhưng không đáng kể, chưa có tính mới, tính sáng tạo trong các sản phẩm dự thi. Quyền lợi, ưu tiên của giáo viên, học sinh khi tham dự cuộc thi chưa cao. Sự khích lệ, tài trợ cho dự án của các đơn vị, tổ chức, cá nhân còn hạn chế...
Để khắc phục những hạn chế, đưa cuộc thi phát triển ngày càng sâu rộng, chất lượng ngày càng cao, thời gian tới, ngành giáo dục cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung của cuộc thi đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và toàn xã hội.
Chỉ đạo các đơn vị trường lập kế hoạch, tổ chức triển khai hoạt động NCKH trong học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Khuyến khích các đơn vị tổ chức bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên hiện có, đặc biệt là giáo viên có năng lực, kinh nghiệm NCKH, giáo viên đã thực hiện đề tài NCKH; đưa nội dung NCKH của học sinh vào sinh hoạt của tổ chuyên môn.
Cùng với đó, mỗi giáo viên cần tăng cường trao đổi, thảo luận những vấn đề thời sự, vấn đề nảy sinh trong thực tiễn trong giờ sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu cho học sinh. Các đơn vị trường, ngành chức năng tạo điều kiện để học sinh, giáo viên hướng dẫn NCKH tham gia hội nghị, hội thảo khoa học, triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Ngoài ra, các ban, sở, ngành, các tổ chức, cá nhân cần quan tâm khuyến khích, động viên để cuộc thi thực sự là sân chơi mới bổ ích, giúp học sinh thể hiện tài năng, khơi dậy niềm đam mê sáng tạo.
Gặp gỡ Phó giáo sư 35 tuổi vừa được công nhận Tân Phó giáo sư 35 tuổi đang công tác tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho rằng con đường nghiên cứu khoa học rất chông gai, nhưng sẽ là quả ngọt cho những ai có nhiều quyết tâm. Anh Võ Thanh Sang (35 tuổi), đang công tác tại Viện Kỹ thuật Công nghệ cao (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) vừa được...