Phòng ở cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai là những người rất cần được nghỉ ngơi ở những không gian an toàn, lành mạnh. Trong khi đó, phòng ở là nơi mà các bà bầu có mặt thường xuyên nhất và cần phải đảm bảo vệ sinh sạch, không khí trong lành.
Chú ý vệ sinh phòng ở cho phụ nữ mang thai:
- Cửa mở, thông gió: Không cần phải có một phòng lộng lẫy nhưng phải thông gió, phải mở được cửa sổ cho thoáng, trong phòng không nên bày quá nhiều thiết bị, đồ dùng, chỉ nên để một ít đồ đạc gọn gàng, sạch sẽ, mỹ quan, yên tĩnh, thoải mái.
Phòng ở của bà bầu cần phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, trong lành.
- Nhiệt độ thích hợp: Nhiệt độ trong phòng nên khống chế từ 20-220C, nhiệt độ quá cao 250C trở lên dễ làm cho mặt và toàn thân người mang thai khó chịu, nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày. Mùa hè nhiệt độ cao nên thường xuyên mở cửa thông gió, dùng quạt máy và quạt thông gió để giảm nhiệt độ, nhưng không nên để người mẹ đối diện với quạt để đề phòng cảm. Mùa đông nên dùng điều hòa, nhưng chú ý không nên để nhiệt độ quá cao, phải chú ý đến chất độc CO2 và mở cửa trong thời gian nhất định để thông gió, chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm trong phòng.
- Độ ẩm thích hợp: Độ ẩm tốt nhất là 50%. Nếu độ ẩm tương đối thấp sẽ dẫn đến khô miệng, đau họng, chảy máu mũi… Phương pháp điều hòa là để một bình nước ở cạnh bếp lò hoặc đặt máng nước ở trên điều hòa, trong phòng để chậu nước hoặc lấy nước ở đất… Nếu độ ẩm quá cao có thể làm rối loạn chức năng tiêu hóa, giảm ăn, nhức mỏi khớp xương, phương pháp điều hòa là mở cửa để làm loãng không khí ẩm.
- Trưng bày cây cảnh thích hợp: Hoa cỏ có thể mang lại sự cảm thụ cho con người, nếu trong phòng đặt vài chậu hoa, treo vài giỏ phong lan… có thẻ làm cho người mẹ vui vẻ, có lợi cho sức khỏe. Nhưng trong phòng không nên đặt quá nhiều hoa, không được đặt những loại cây như : thông, bách, dương xỉ, xương rồng, hoa lan… vì hương của một số loại hoa này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ như: gây nên sự buồn phiền , chán nản, gây ngứa, sưng. Ngoài ra một số loài hoa có hương thơm nồng ví dụ: hoa nhài, thủy tiên, mộc lan, đinh hương…. Sẽ dẫn đến khứu giác bị dị ứng, chán ăn thậm chí phiền muộn, chán nản, đau đầu, buồn nôn…
Giữ gìn vệ sinh nơi ở: Phải luôn giữ cho giường ngủ của sản phụ sạch sẽ và gọn gàng. Nếu dưới gầm giường có khoảng trống nhất định, cần chú ý chỉ được để quần áo chăn nệm sạch, không được để quần áo cũ, vật linh tinh và những đồ vật kì quặc nào khác, đặc biệt là đồ vàng, hòm công cụ và đồ chơi.
Video đang HOT
Mỗi ngày nên quét dọn một lần, phải định kỳ khử trùng, diệt gián mối.
Những điểm khác cần lưu ý:
Trong nhà có phụ nữ mang thai thì chủ nhà nên lưu ý những điều sau:
- Trưng bày tranh ảnh trong phòng: Những bức tranh treo trong nhà được đánh giá rất cao trong việc kích thích đến trạng thái tâm lý, thư giãn của bà bầu.
Tranh ảnh treo trong nhà nên chọn những loại tranh đơn giản, sáng màu, ít họa tiết. Có thế chọn những tranh sơn thủy, tranh phong cảnh, tranh hoa quả, tranh những em bé tươi cười.
Trong phòng không treo những bức tranh đem lại cảm giác mạnh như tranh động vật, sư tử, hổ, voi, cáo, những bức tranh có hình xăm,… Kiếm cổ và chuông gió là những thứ ảnh hưởng đến thai nhi nên không được đặt trong nhà có bà bầu. Ngoài ra hoa cỏ thực vật trong nhà cũng không nên quá nhiều, nếu không thì âm khí quá nặng ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
- Thuốc diệt côn trùng: Không nên sử dụng thuốc diệt côn trùng như kiến, dán, mối,…khi nhà có người mang bầu vì những thuốc nào có thể bám vào người, hoặc qua hô hấp làm cho bà bầu nuốt vào thì rất hại, thuốc có thể ngấm vào máu ảnh hưởng tới thai nhi.
- Sử dụng đồ tái chế: Đồ tái chế như nhựa tái chế hoặc những đồ vật được làm mới lại luôn chứa những độc tố ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn và thai nhi. Vì vậy, nếu chủ có muốn thay đổi không gian trong phòng hoặc mua mới dụng cụ làm bếpthì hãy để sau khi bà bầu sinh em bé.
- Nuôi mèo: Không nên nuôi mèo trong nhà khi có bà bầu vì lông mèo không tốt với sức khoẻ sản phụ, Phân mèo có chứa một loại vi khuẩn rất nguy hiểm cho thai nhi. Nếu không may sản phụ bị bị nhiễm loại vi rút này thì có thể bị sảy thai, thai nhi mắc bệnh tràn dịch màng não, mắt của bé cũng gặp nhiều dị tật đồng thời cơn quan thần kinh cũng bị ảnh hưởng.
Theo SKDS
Bệnh Rubella Nguy hiểm cho phụ nữ mang thai
Bệnh Rubella còn có tên là bệnh Rubêôn, do virut RNA thuộc nhóm Togavirus gây ra, còn gọi là bệnh sởi Đức. Rubella có đặc điểm là hay gây thành dịch và phát ban giống sởi. Mặc dù là bệnh lành tính, nhưng lại nguy hiểm cho phụ nữ có thai nhất là vào 3 tháng đầu vì gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Virut Rubella được phân lập từ năm 1962, bệnh lây qua đường hô hấp, hay xảy ra dịch vào mùa xuân và đầu mùa hạ. Bệnh ít gặp ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng lại hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Những biểu hiện lâm sàng của bệnh
Sau khi virut vào cơ thể độ 2-3 tuần lễ, bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Tiếp theo có 3 triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch.
Sốt: Đau đầu, mệt mỏi thường xuất hiện 1- 4 ngày, sau khi phát ban thì sốt giảm. Sốt nhẹ 38,5oC.
Nổi hạch: Ở vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ, sờ hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết.
Phát ban: là dấu hiệu làm người ta để ý tới. Ban mọc lúc đầu ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân, thường không tuần tự như sởi. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính chừng khoảng 1-2mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng rẽ. Trong vòng 24 giờ ban mọc khắp người, chỉ sau 2-3 ngày là bay hết. Cần phân biệt với ban của sởi: Ban sởi sờ mịn, mọc thứ tự từ trên đầu, mặt xuống, sau khi bay để lại các vảy như phấn rôm, trên da có các vằn màu sẫm.
Đau khớp hoặc đau khắp mình mẩy, hay gặp ở phụ nữ. Các khớp ngón tay, cổ tay, gối, cổ chân đau trong khi phát ban, sau đó không để lại di chứng.
Các thể lâm sàng
Rubella bẩm sinh: Virut từ máu mẹ qua nhau thai. Trẻ sơ sinh khi đẻ ra đã có ban, hoặc trong vòng 48 giờ sau sinh. Bệnh nhi có gan to, lách to, vàng da.
Thể xuất huyết do giảm tiểu cầu: Chiếm tỷ lệ 1/3.000 ca. Xuất hiện xuất huyết vào 1-2 tuần sau khi phát ban. Có thể chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, trẻ sơ sinh có thể chảy máu rốn.
Phụ nữ có thai bị Rubella
Thường người mẹ không có triệu chứng, điều đáng quan tâm nhất là những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ.
Trong 3 tháng đầu: 70%-100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não.
Sau 3 tháng: Nếu mẹ có thai được 13-16 tuần, thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai được 17- 20 tuần, thì tỷ lệ 5%. Và khi thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó bằng 0%.
Các biến chứng dị tật của thai nhi: Khi bà mẹ mang thai 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì dễ bị sảy thai hoặc thai chết lưu trong tử cung nếu đẻ được thì thai thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc răng và kèm theo các dị tật bẩm sinh như đục nhân mắt (một hoặc hai bên) đục giác mạc tim tiên thiên lỗ thông vách tim, còn ống động mạch, hẹp eo động mạch phổi trẻ còn có thể bị câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ.
Điều trị: Cần điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ nhiệt. Giữ ấm, tránh gió, kiêng nước trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin.
Phòng bệnh: Hai biện pháp chính của phòng bệnh là cách ly và tiêm phòng bằng vaccin. Tiêm phòng vaccin Rubella giảm độc lực, được ứng dụng từ năm 1969 tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm, hoặc có thể cả đời. Vì vậy nên tiêm phòng Rubella rộng rãi cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi. Đối với phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ, khi tiêm phòng, phải sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu trong 3 tháng liên tục, gồm 1 tháng trước khi chủng và 2 tháng sau khi chủng. Việc cách ly là rất khó, phải cách ly 8-10 ngày sau khi ban bay hết. Nhưng có ý kiến nên để cho trẻ mắc bệnh, vì Rubella là bệnh lành tính và sau khi khỏi, người bệnh có miễn dịch bền vững.
Theo SKDS
Dinh dưỡng nào cho phụ nữ mang thai? Khoa học đã chứng minh, chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển khỏe mạnh và trí thông minh của trẻ. Vì vậy, không phải cứ ăn nhiều là tốt, mà thai phụ cần phải biết những chất dinh dưỡng nào không thể thiếu. Phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ các...