Phòng ngừa đục thủy tinh thể cách nào?
Điều khá nguy hiểm là bệnh đục thủy tinh thể không hề có triệu chứng rõ rệt, chỉ đến khi bệnh trở nặng, suy giảm thị lực nghiêm trọng thì người bệnh mới đi khám.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ Khoa Mắt – Bệnh viện huyện Củ Chi (TP.HCM), cách tốt nhất để phòng chống căn bệnh đục thủy tinh thể là cần thay đổi thói quen sinh hoạt một cách khoa học, kết hợp với những giải pháp hỗ trợ điều trị thông qua các cách sau:
- Cải thiện ánh sáng trong nhà với đèn nhiều hơn hoặc sáng hơn. Khi đi ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, khói bụi… thì nên đeo kính râm hoặc một chiếc mũ rộng vành để giảm độ chói bảo vệ mắt.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, E, A, kẽm, lutein, zeaxanthin có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc, trứng sữa, cá… Hạn chế ăn mặn và thức ăn có nhiều đường, dầu mỡ…
Video đang HOT
- Khám mắt thường xuyên, định kỳ 6 tháng/lần.
Đối với những người bị đục thủy tinh thể, khi đến bệnh viện phẫu thuật đục thủy tinh thể, bệnh nhân cần lưu ý:
- Nhịn ăn sáng để bác sĩ cho làm các xét nghiệm và cận lâm sàng cần thiết.
- Mang theo toa thuốc và thuốc đang điều trị các bệnh khác (nếu có).
- Có người nhà đi cùng…
Theo vtv.vn
Khám phá hội chứng di truyền lạ khiến cả nhà mù dần
Các bác sĩ đã phát hiện ra tình trạng cực kỳ hiếm gặp đang dần làm giảm thị lực của một số gia đình trên khắp thế giới. Giờ đây, họ đang chạy đua để tìm cách điều trị.
Hội chứng ROSAH khiến người mắc phải dần giảm thị lực, có thể di truyền cho đời sau - REUTERS
Dấu hiệu của tình trạng này lần đầu tiên được phát hiện ở Úc, khi Beth While đi khám do gặp vấn đề giảm thị lực năm 2004. Bốn năm trước, ba người con của Beth cũng bắt đầu phát triển các triệu chứng tương tự, theo Sciencealert.
Nghiên cứu mới được công bố trên Genetics in Medicine đã tìm ra sợi dây liên hệ kiểu mất thị lực tương tự nhau từ bốn gia đình khác trên toàn thế giới và cũng xác định được nguyên nhân di truyền.
Nhà nghiên cứu di truyền học lâm sàng Robyn Jamieson, từ Viện nghiên cứu y tế trẻ em ở Úc, cho biết: "Tôi đã khám cho gia đình và biết rằng Beth bị loạn dưỡng võng mạc, nhưng cô ấy cũng có những triệu chứng bất thường khác, bao gồm sốt, đau đầu và các vấn đề về thần kinh thị giác. Chúng tôi nghi ngờ có một gien liên quan bởi những khác thường kia".
Giới chuyên gia gọi tên tình trạng này là Hội chứng ROSAH, đặt tên theo thiệt hại mà nó gây ra cho mắt và các cơ quan khác: retinopathy (tổn thương võng mạc), splenomegaly (phù thần kinh thị giác), splenomegaly (sưng lách), anhidrosis (không có khả năng ra mồ hôi bình thường) và đau nửa đầu, theo Sciencealert.
Jamieson cùng nhóm của cô đã sử dụng trình tự bộ gien và exome để lập biểu đồ mã hóa DNA của gia đình White và các gia đình khác gặp phải vấn đề tương tự, cho dù việc mất thị lực đã bắt đầu hay chưa.
Sau khi thử nghiệm trên cả năm gia đình, cũng như thử nghiệm trên chuột và mô người trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra cùng một biến thể trong gien ALPK1 đóng vai trò trong một số cơ quan trong cơ thể, biến thể gien trước đây có liên quan đến bệnh gút và bệnh thận.
Các nhà khoa học chia sẻ trên Sciencealert, khả năng là sự bất thường đặc biệt trong gien bằng cách nào đó cản trở tiến trình của chu kỳ tế bào tự nhiên, cách các tế bào nhân đôi và truyền mã hóa DNA của chúng. Bây giờ nhiệm vụ lớn tiếp theo là tìm ra cách ngăn chặn ROSAH.
Dù cách điều trị vẫn là một chặng đường dài, nhưng xác định được nguyên nhân gốc rễ đã là một bước tiến lớn, đặc biệt với các bệnh nhân như Beth White.
Cuối cùng, họ đã biết tại sao mình khiếm khuyết thị giác và có tia sáng hi vọng vào tương lai của các con mình.
Theo Thanh Niên
Bệnh giả cận thị: Chủ quan sẽ thành "thật" Do học tập và làm việc không khoa học nhiều người mắc các chứng bệnh về mắt. Tuy nhiên, cứ thấy mờ mắt mà tìm tới hiệu cắt kính để đo là hành động thiếu khoa học. Đáng tiếc có những bệnh nhân do không hiểu biết nên chuyển từ cận thị giả sang cận thị thật. Đừng coi thường khi thị lực...