Phòng ngừa biến chứng do viêm mũi dị ứng
Giao mùa, khí hậu thất thường, kèm các yếu tố môi trường không thuận lợi nên bệnh viêm mũi dị ứng gia tăng nhanh. Viêm mũi dị ứng có thể gây những biến chứng rất đáng ngại.
Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là phản ứng quá mức của cơ thể, xảy ra khi hít phải tác nhân trong không khí. Bình thường khi gặp vật lạ, cơ thể sẽ có những phản ứng nhằm mục đích bảo vệ. Tuy nhiên nếu phản ứng xảy ra quá mức, gây ra những tổn hại cho cơ thể thì gọi là phản ứng dị ứng.
Số bệnh nhân VMDƯ đang có khuynh hướng tăng dần trong các năm gần đây. Người bị VMDƯ có thể sống một thời gian dài mà không có biểu hiện nào của bệnh. Tuy nhiên các triệu chứng dị ứng sẽ xuất hiện khi có một số yếu tố thuận lợi như tiếp xúc quá lâu với các tác nguyên gây dị ứng, tinh thần căng thẳng, stress, yếu tố nội tiết (phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh).
Các loại dị nguyên gây VMDƯ là: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, bụi khói công nghiệp, lông thú chó, mèo, ngựa, các loại hóa chất. Những chất lạ trong thức ăn như sữa, trứng, các loại đậu, hải sản, các loại thuốc kháng sinh, xà phòng, chất tẩy rửa… đều có thể gây dị ứng. Cha mẹ bị dị ứng có tỷ lệ con bị VMDƯ cao.
Tác nhân và triệu chứng gây viêm mũi dị ứng.
Dấu hiệu điển hình của VMDƯ
Ngứa mũi, liên tục chảy chất nhầy từ mũi là dấu hiệu điển hình nhất. Cơn ngứa mũi thường xuất hiện sớm, nhất là ở trẻ em. Đôi khi, người bệnh ngứa cả mũi, mắt, họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài. Chảy nước mũi thường đi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi.
Những cơn hắt hơi mang tính đột ngột, nhiều lần, hắt hơi liên tục, kéo dài nhiều phút và thường xuyên tái phát trong đợt dị ứng. Người bệnh bị chảy cả hai bên mũi, nước mũi có màu trong suốt, loãng, không có mùi, do chảy nhiều nước mũi và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi, có khi ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi.
Người bệnh phải thở bằng miệng gây viêm họng, khô họng, viêm thanh quản. Bệnh nhân có thể bị chảy mũi sau họng, gây khịt mũi, hắng giọng và ho.
VMDƯ khiến người bệnh bị nhức đầu, mệt mỏi, uể oải, giảm khả năng lao động chân tay, trí não. Một số trường hợp của đau ở vùng mũi, vùng xoang mặt và kèm theo cả rối loạn vận mạch vùng mặt. Mí mắt thường bị sưng nề, quầng thâm.
Khi có triệu chứng VMDƯ, cần đi khám sớm để điều trị kịp thời tránh biến chứng.
Biến chứng của VMDƯ
VMDƯ nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như: viêm xoang cấp và mạn tính do ứ đọng dịch tiết tạo thành các ổ viêm, tắc các lỗ thông xoang. Do viêm nhiễm ở niêm mạc mũi và xoang mũi, tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
Do ngạt mũi, tắc mũi khiến người bệnh khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động… Ngoài ra, khi bị VMDƯ, nhiều người không chỉ ngứa mũi mà còn bị ngứa cả mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt dễ nhầm với bệnh viêm kết mạc hoặc do bệnh nhân gãi và dụi mắt nhiều có thể gây xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh. Ở trẻ em, VMDƯ thường gây ra viêm tai giữa.
Đặc biệt, do cùng nằm trong chứng bệnh dị ứng, nên VMDƯ có liên quan mật thiết với bệnh hen suyễn. Người bị VMDƯ có nguy cơ bị hen gấp 3 lần người bình thường. Do người bị VMDƯ thường chuyển từ thở mũi sang thở miệng, gây ảnh hưởng đường thở, từ đó dễ dẫn đến bệnh hen. Các yếu tố gây VMDƯ cũng thường là các yếu tố gây khởi phát cơn hen.
Video đang HOT
Do đó, ở những bệnh nhân VMDƯ kéo dài sẽ có nguy cơ cao mắc hen hơn người bình thường và đối với bệnh nhân hen bị VMDƯ nếu không điều trị tốt thì các cơn hen sẽ bùng phát nặng hơn, nhất là khi chuyển mùa.
Cách phòng bệnh
Cách phòng bệnh tốt nhất là tránh tác nhân gây dị ứng như: bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất… Cần tránh và hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố này bằng cách sử dụng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm khi đi ra ngoài đường. Giữ nhà ở khô sạch, thoáng khí, hút bụi thường xuyên, không nuôi chó mèo, diệt chuột, gián.
Vì vậy cần vệ sinh họng, răng, miệng thật tốt. Khi bị viêm xoang, viêm mũi có thể xông mũi bằng nước ấm, nước muối hoặc nước có pha một chút tinh dầu bạc hà giúp thông mũi. Dùng nước muối sinh lý thường xuyên để rửa mũi, làm sạch niêm mạc mũi. Khi bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi… cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mạn tính. Không lạm dụng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi vì có thể bị lệ thuộc, gây nhờn thuốc, giảm hiệu quả điều trị.
15 lợi ích bất ngờ của trà lúa mạch cho sức khỏe bạn nên biết
Trà lúa mạch là một thức uống thảo mộc phổ biến có nhiều lợi ích cho sức khỏe như quản lý cân nặng, kiểm soát lượng đường và cải thiện tiêu hóa.
Nó nổi tiếng với hàm lượng chất xơ cao và được tiêu thụ rộng rãi ở khu vực Đông Á. Dưới đây là 15 công dụng tuyệt vời của trà lúa mạch mà bạn nên biết.
1. Ngăn ngừa viêm mũi dị ứng
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất hạt lúa mạch lên men có thể làm giảm tác dụng của các cytokine gây viêm và có thể giúp điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, nhức đầu và sổ mũi. Tác dụng tích cực của chiết xuất lên men lúa mạch, nó có thể được coi là một phương thuốc thích hợp để điều trị tình trạng này. Ảnh: Boldsky
2. Tác dụng chống bệnh tiểu đường
Trà lúa mạch là một phương thuốc hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, sau khi xem xét kết quả tích cực của nó trên chuột. Trà được sử dụng tốt nhất để thay thế cho đồ uống có đường do hàm lượng calo thấp và chất xơ cao. Trà lúa mạch có tác dụng tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: Boldsky
3. Tăng khả năng sinh sản của nam giới
Hạt lúa mạch chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng được gọi là selen. Khoáng chất này được biết là cải thiện khả năng di chuyển của tinh trùng và chất lượng của nó để thụ tinh tốt hơn. Số lượng selen thấp trong cơ thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản ở cả nam giới và phụ nữ. Ảnh: Boldsky
4. Làm chậm quá trình lão hóa
Trong nghiên cứu trà lúa mạch người ta thấy rằng trà cải thiện chức năng nhận thức, duy trì hệ vi sinh vật đường ruột và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, do đó tăng tuổi thọ của một người lên khoảng bốn tuần. Cùng với đó, nó cũng làm chậm quá trình suy giảm nhận thức và nhận biết không gian do lão hóa. Ảnh: Boldsky
5. Tăng cường miễn dịch
Trà lúa mạch có chứa một loại protein hoạt động được gọi là peptide có liên quan đến việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Các chất điều hòa miễn dịch chính khác trong trà lúa mạch bao gồm beta-glucans và arabinoxylan. Chúng được biết là làm tăng sản xuất tế bào tủy xương và bạch cầu giúp cải thiện chức năng miễn dịch. Ảnh: Boldsky
6. Giảm viêm
Các hợp chất phenolic trong trà lúa mạch chịu trách nhiệm về đặc tính chống viêm của nó. Lúa mạch chứa các polyphenol như axit ferulic và p-hydroxybenzoic, điều này giúp giảm các cytokine gây viêm trong cơ thể và giảm viêm. Ảnh: Boldsky
7. Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Trà lúa mạch có đặc tính bảo vệ tim mạch. Sự hiện diện của vitamin (A, C, B1 và E), flavonoid (saponarin) và axit amin (tryptophan) trong trà lúa mạch giúp ngăn ngừa bệnh tim. Ngoài ra, beta-glucan trong hạt lúa mạch được biết đến với tác dụng làm giảm mức cholesterol, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim. Ảnh: Boldsky
8. Điều hòa huyết áp
Beta-glucan trong lúa mạch là một dạng chất xơ hòa tan được nhiều người biết đến với tác dụng tích cực đối với các bệnh tim và tăng huyết áp. Dưỡng chất này giúp hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương và giảm huyết áp. Ảnh: Boldsky
9. Cải thiện sức khỏe của ruột
Vì lúa mạch có nhiều chất xơ và được biết đến với đặc tính nhuận tràng, nó giúp làm to phân và thúc đẩy chuyển động của ruột. Lúa mạch cũng là một chế độ ăn uống lý tưởng để ngăn ngừa bệnh trĩ và giảm táo bón. Ảnh: Boldsky
10. Làm giảm các bệnh mãn tính về thận
Hai chất dinh dưỡng thiết yếu trong trà lúa mạch; vitamin B6 và magiê giúp phá vỡ các khối rắn canxi oxalat là nguyên nhân chính gây ra sỏi thận. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh thận mãn tính như sỏi thận hoặc UTI. Ảnh: Boldsky
11. Có đặc tính chống ung thư
Sự hiện diện của beta-glucan, phenol, flavonoid, tinh bột kháng và arabinoxylan trong hạt lúa mạch có tác dụng chống ung thư. Ngoài ra, tác dụng chống oxy hóa và điều hòa miễn dịch của trà giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết và các loại ung thư khác. Ảnh: Boldsky
12. Ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa
Trà lúa mạch có tác động tích cực đến quá trình oxy hóa đối với cholesterol LDL (cholesterol xấu) do sự hiện diện của polyphenol. Lượng cholesterol bất thường cao trong cơ thể là nguyên nhân chính gây ra hội chứng chuyển hóa. Do đó, giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa tình trạng này. Ảnh: Boldsky
13. Đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương
Beta-glucan trong trà lúa mạch cũng giúp chữa lành vết thương bằng cách thúc đẩy quá trình tạo hạt mô và tạo ra sự nhân lên của tế bào. Nó thúc đẩy sự gia tăng của các nguyên bào sợi ở người giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Ảnh: Boldsky
14. Điều trị rối loạn giấc ngủ
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch là nguồn cung cấp melatonin tự nhiên nó giúp tăng sản xuất melatonin trong cơ thể, giúp điều trị các chứng rối loạn giấc ngủ như mất ngủ. Melatonin là một loại hormone được cơ thể sản xuất tự nhiên để điều chỉnh chu kỳ sinh học đặc biệt là giấc ngủ. Ảnh: Boldsky
15. Hoạt động như một chất giải độc
Đại mạch có hơn 20 đặc tính, bao gồm cả tác dụng giải độc. Nó giúp lọc các chất độc có hại ra khỏi cơ thể và tăng cường sức khỏe. Đặc tính nhuận tràng của lúa mạch cũng giúp giải độc hiệu quả. Ảnh: Boldsky
Tìm hiểu về bệnh viêm xoang do nhiễm khuẩn cấp tính Viêm xoang do nhiễm khuẩn cấp tính là căn bệnh phổ biến, có tiên lượng tốt và có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện kịp thời. Viêm xoang là bệnh về tai - mũi - họng khá phổ biến, đặc biệt là những nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Bệnh do rất nhiều tác nhân gây ra như...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bài thuốc chữa mụn trứng cá từ cây kim ngân

Cẩn trọng với viêm màng não ở trẻ

Tăng huyết áp diễn biến âm thầm, để lại biến chứng, hậu quả nặng nề

Giải trình tự gen giúp tối ưu hóa điều trị ung thư

Chế độ ăn nào có lợi cho người mắc hội chứng Sudeck?

Những căn bệnh có thể lây truyền từ chó, mèo

Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay từ khi xuất hiện

Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất

Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hồi sức cấp cứu

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề

Ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì 'chuẩn bài'?

7 tác động bất ngờ đến cơ thể khi bỏ ăn đường đột ngột và cách đối phó
Có thể bạn quan tâm

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Lưu Diệc Phi "thua đau đớn" trước cam thường, suýt vồ ếch và đụng mặt "tình tin đồn"
Sao châu á
23:39:09 27/04/2025
'Lật mặt 8': Lý Hải đang kẹt ở vùng an toàn?
Phim việt
23:33:39 27/04/2025
Bức hình 2 sao Việt tổng duyệt diễu binh khiến hàng triệu người nghẹn ngào, "hòa bình đẹp lắm" là đây chứ đâu!
Hậu trường phim
23:31:14 27/04/2025
Nghệ sĩ Trang Bích Liễu tiết lộ cuộc sống tuổi 79, bật khóc nhắc về chồng
Sao việt
23:25:32 27/04/2025
Kim Huyền: Tổn thương khi bị nói 'xấu như nhỏ này sao làm diễn viên'
Tv show
23:23:26 27/04/2025
Tài tử Richard Gere tiết lộ cuộc sống bên vợ kém 34 tuổi
Sao âu mỹ
23:21:39 27/04/2025
3 nam ca sĩ cùng tên đệm nức tiếng gốc Huế, có người 60 tuổi vẫn độc thân
Nhạc việt
22:32:02 27/04/2025
Dấu chấm hết của nam thần tượng hành hung bạn gái: Bị đuổi cổ khỏi nhóm, gần 1000 ngày mất tích khỏi làng giải trí
Nhạc quốc tế
21:43:20 27/04/2025
Từ 1 câu thoại đắt giá trong "Sex and the city", tôi đã hiểu lý do tại sao vợ bức bối, ngày càng xa cách
Góc tâm tình
21:07:30 27/04/2025
Vụ nổ tại cảng của Iran: Ít nhất 18 người thiệt mạng, 750 người bị thương
Thế giới
21:04:33 27/04/2025