Phòng không Iran báo động sẵn sàng chiến đấu cao
Mỹ phát hiện dấu hiệu cho thấy phòng không Iran được đặt trong trạng thái báo động cao sau loạt vụ nổ bí ẩn gần các cơ sở hạt nhân.
Mức báo động chiến đấu cao đồng nghĩa các khẩu đội tên lửa phòng không Iran sẵn sàng khai hỏa nhằm vào mục tiêu được coi là mối đe dọa tới nước này, một quan chức Mỹ cho biết, song không tiết lộ cách tình báo Mỹ thu thập tin tức về hệ thống phòng không Iran. Vệ tinh do thám, máy bay trinh sát và tàu chiến Mỹ thường xuyên hoạt động ở vùng biển quốc tế gần Iran và liên tục theo dõi hoạt động của nước này.
Các quan chức quân đội Mỹ từ chối bình luận liệu nước này có thông tin tình báo liên quan đến tình trạng báo động cao của phòng không Iran hay không.
Mỹ đánh giá mức báo động cao của phòng không Iran là động thái phản ứng trước các sự kiện gần đây, sau một loạt vụ nổ chưa rõ nguyên nhân gần các cơ sở hạt nhân và hạ tầng trọng yếu của nước này.
Iran gần như không giải thích được nguyên nhân của các sự cố, trong đó có một vụ hỏa hoạn gây thiệt hại lớn cho tổ hợp đóng vai trò quan trọng trong chương trình làm giàu uranium của nước này, làm dấy lên nghi ngờ các cơ sở bị kẻ thù phá hoại.
Tên lửa S-300 tham gia lễ duyệt binh nhân Ngày Lục quân Iran, tháng 4/2017. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Israel bị nghi đứng sau một số vụ nổ tại các cơ sở trên. Trong cuộc họp báo ngày 5/7, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz không loại trừ khả năng nước này liên quan đến các vụ nổ tại Iran.
“Không phải mọi sự cố xảy ra ở Iran đều liên quan đến chúng tôi. Những hệ thống đó đều phức tạp, đòi hỏi mức độ an toàn rất cao và tôi không chắc họ luôn biết cách bảo dưỡng chúng”, Gantz nói, đề cập đến các cơ sở hạt nhân Iran.
Mỹ chưa bình luận về khả năng Israel liên quan tới các sự cố tại Iran. Một quan chức Mỹ cho biết nước này đang cố gắng tìm hiểu thêm về vụ nổ và ai là người chịu trách nhiệm.
Hỏa hoạn bùng phát tại nhà máy hạt nhân Natanz của Iran ngày 2/7, gây thiệt hại đáng kể cho cơ sở này. Nhà máy Natanz từng là mục tiêu tấn công mạng của Mỹ và Israel, chiến dịch này bị phát hiện cùng mã độc Stuxnet hồi năm 2010.
Truyền thông Iran dẫn lời một quan chức an ninh cho biết cuộc điều tra về vụ hỏa hoạn tại nhà máy Natanz cho thấy “không có bằng chứng về hoạt động phá hoại”. Tuy nhiên, Iran sau đó liên tiếp hứng chịu các sự cố cháy nổ bí ẩn khác trong những tuần gần đây.
Hôm 26/6, tiếng nổ lớn vang lên gần tổ hợp quân sự Parchin. Nhà máy điện Zargan ở Ahvaz ngày 4/7 xảy ra một vụ nổ lớn, khí clo bị rò rỉ khiến hàng chục người bị ngộ độc. Các quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ cho biết loạt sự cố trên dường như không phải là “tai nạn công nghiệp”.
Vụ nổ bồn chứa gas ở Tehran hôm 26/6. Ảnh: IRIB.
Một quan chức Mỹ cho biết nước này quan ngại Iran có thể tung đòn trả đũa nếu cho rằng họ bị Mỹ hoặc Irarel tấn công. Tuy nhiên, khả năng vận hành thiếu tin cậy các tổ hợp phòng không có thể đẩy Iran vào thế “gậy ông đập lưng ông” khi đặt chúng vào tình trạng báo động cao.
Một máy bay chở khách của Ukraine đã bị phòng không Iran bắn rơi ngày 8/1 sau khi cất cánh từ thủ đô Tehran, khiến 176 người thiệt mạng. Sự cố xảy ra vài giờ sau khi Iran phóng tên lửa hành trình vào các căn cứ tại Iraq có lính Mỹ đồn trú để đáp trả vụ hạ sát thiếu tướng Qasem Soleimani. Iran sau đó cho biết sai lầm của kíp tên lửa trong trạng thái báo động cao đã gây ra thảm kịch.
Iran xử tử gián điệp cho Mỹ Iran công bố nguyên nhân bắn nhầm máy bay Ukraine 43 Nổ lớn gần cơ sở quân sự Iran Mỹ dọa hành động quân sự chống Iran Iran truy nã Trump
Mỹ cảnh báo tàu lạ tránh xa chiến hạm
Hải quân Mỹ yêu cầu tàu thuyền nước ngoài trên vịnh Ba Tư tránh xa chiến hạm ít nhất 100 m, nếu không sẽ bị coi là "mối đe dọa".
"Các phương tiện hàng hải có vũ trang di chuyển trong phạm vi 100 m quanh tàu hải quân Mỹ tại vịnh Ba Tư có thể bị coi là mối đe dọa và phải hứng chịu những biện pháp phòng vệ hợp pháp", hải quân Mỹ hôm qua ra thông báo cho biết.
Hải quân Mỹ không nói rõ các biện pháp phòng vệ mà họ sẽ áp dụng với những tàu thuyền đến gần chiến hạm là như thế nào. Tuy nhiên, một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên khẳng định thông báo này không thay đổi quy tắc giao chiến của quân đội Mỹ trong khu vực.
"Nó nhằm mục đích bảo đảm an toàn hàng hải, giảm thiểu khả năng hiểu nhầm và hạn chế nguy cơ tính toán sai lầm", Lực lượng Hải quân Mỹ thuộc Bộ tư lệnh Trung tâm (NAVCENT) cho hay.
Xuồng vũ trang Iran cắt mặt tàu chiến Mỹ hôm 15/4. Ảnh: US Navy.
Thông báo này dường như là thông điệp cứng rắn gửi tới Iran, sau vụ 11 xuồng vũ trang Iran bám đuổi nhóm chiến hạm Mỹ trên vịnh Ba Tư, có thời điểm áp sát tàu Mỹ ở khoảng cách chưa đầy 10 m hồi giữa tháng trước. Lực lượng Mỹ cho biết đã nhiều lần phát cảnh báo qua vô tuyến, kéo còi tàu và sử dụng thiết bị tạo âm thanh tầm xa để xua đuổi tàu Iran.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 22/4 viết trên mạng xã hội Twitter rằng ông đã chỉ thị cho hải quân Mỹ "phá hủy mọi tàu pháo Iran nếu họ quấy rối chiến hạm của chúng ta ngoài biển". Các chỉ huy quân đội Mỹ sau đó giải thích "lệnh tiêu diệt" của ông chủ Nhà Trắng là thông điệp mang tính răn đe với Iran, không phải là dấu hiệu cho thấy sắp nổ ra đụng độ quân sự giữa hai nước.
Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran Hossein Salami ngày 23/4 cảnh báo sẽ đáp trả kiên quyết nếu bị lực lượng Mỹ uy hiếp trên vịnh Ba Tư. "Chúng tôi tuyên bố với người Mỹ rằng chúng tôi tuyệt đối nghiêm túc và quyết tâm, mọi hành động sẽ bị đáp trả bằng phản ứng kiên quyết, hiệu quả và chớp nhoáng. Chúng tôi đã ra lệnh cho các đơn vị hải quân nhắm bắn tàu chiến và các mục tiêu Mỹ nếu họ tìm cách uy hiếp sự an toàn của chiến hạm Iran", tướng Salami nói.
Các vụ áp sát tương tự từng diễn ra nhiều lần trong quá khứ, nhưng ít diễn ra hơn trong những năm gần đây. Sự việc lần này xảy ra trong lúc căng thẳng giữa Tehran và Washington ở mức cao sau vụ Mỹ hạ sát tướng Iran Qassem Soleimani hồi đầu tháng 1. Iran sau đó đáp trả bằng vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào căn cứ Mỹ ở Iraq khiến hơn 100 binh sĩ bị chấn động não.
Vị trí vịnh Ba Tư. Đồ họa: NY Times.
IAEA: Iran từ chối cho tiếp cận 2 địa điểm liên quan hạt nhân Trong báo cáo ngày 3/3, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết Iran đã từ chối cho tiếp cận 2 địa điểm mà cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc này muốn tới thăm hồi cuối tháng 1 vừa qua. Bên trong một cơ sở hạt nhân của Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN Báo cáo nêu rõ các...