Phòng học xuống cấp, thầy và trò thấp thỏm lo âu trước năm học mới
Trước thềm năm học mới, nhiều trường học tại xã Thiệu Công (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đang thấp thỏm lo âu trước tình trạng xuống cấp, thiếu phòng học.
Phòng học xuống cấp, thầy và trò thấp thỏm lo âu trước năm học mới.
Chỉ còn ít ngày nữa, học sinh các cấp học tại Thanh Hóa sẽ bước vào năm học mới. Thế nhưng, một số trường học tại Thiệu Công (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) vẫn đang canh cánh nỗi lo về tình trạng lớp học xuống cấp, thiếu phòng học.
Dãy nhà chức năng và hiệu bộ Trường Tiểu học Thiệu Công đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
Theo phản ánh của thầy Lê Đức Hoàng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thiệu Công, suốt 5 năm qua, dãy nhà hiệu bộ và 4 phòng học chức năng của nhà trường bị xuống cấp nghiêm trọng khiến công tác dạy và học của nhà trường gặp nhiều bất cập.
“Dãy nhà gồm hội trường, nhà hiệu bộ và 4 phòng học chức năng được xây dựng từ năm 1978. Sau nhiều năm dãy nhà bị xuống cấp liên tục và đã qua nhiều lần cải tạo sửa chữa. Tuy nhiên, vừa qua, nhiều bức tường bị nứt lớn có nguy cơ đổ sập lúc nào không hay. Vì vậy, chúng tôi tạm thời ngừng sử dụng”, thầy Hoàng cho biết.
Có 4 phòng học chức năng bị nứt, gãy, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Nền nhà có dấu hiệu sụt lún, để đảm bảo an toàn cho học sinh, năm học vừa qua dãy phòng học này đã tạm thời đóng cửa.
Theo thầy Hoàng, việc tạm đóng cửa dãy nhà hỗn hợp này đã khiến công tác giảng dạy của thầy cô và học sinh gặp không ít khó khăn.
“Trường hiện có 19 lớp với hơn 600 học sinh. Các phòng học chức năng xuống cấp này gồm các phòng tin học, ngoại ngữ, thực hành…, là những phòng học không thể thiếu đối với học sinh. Nay phòng học xuống cấp như vậy chúng tôi cũng chưa biết hướng xử lý trong năm học mới sẽ như thế nào”, thầy Hoàng nói.
Một khe nứt to và dài, lọt cả ngón tay của người lớn.
Theo ghi nhận của phóng viên, dãy nhà gồm 4 phòng học và hội trường, phòng hiệu bộ của Trường Tiểu học Thiệu Công đang có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Bên trong các lớp học xuất hiện những vết nứt lớn kéo dài cả mét. Thậm chí nhiều vị trí nền nhà xuất hiện tình trạng sụt lún, tường ẩm mốc…
Tương tự, nằm đối diện với Trường Tiểu học là Trường Mầm non xã Thiệu Công. Gần hai năm học qua, cô và trò tại trường mầm non này đang phải “gồng mình” trước thực trạng thiếu phòng học trầm trọng.
Trường Mầm non Thiệu Công quá tải suốt nhiều năm qua, do chưa có kinh phí mở rộng nên các em học sinh phải học dồn 50 – 60 em/lớp.
Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh trường, cô Tạ Thị Bích, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thiệu Công, than thở: “Số lượng các cháu theo học tại trường thì ngày một đông qua các năm học, nhưng cũng chỉ có 5 lớp. Nhiều năm qua để ổn định số lớp chúng tôi buộc phải dồn các cháu lại với nhau vào 1 lớp, có những lớp lên đến 55 – 60 học sinh”.
Theo cô Bích, việc dồn lớp với số học sinh đông đã khiến công tác giảng dạy và học tập của cô trò gặp nhiều bất cập và khó khăn. Vào mùa hè, các lớp học luôn trong tình trạng nóng bức, chật chội, mùa đông thì phòng học ẩm thấp, dột nát.
Nhiều lớp học ẩm thấp, dột nát không thể sử dụng được phải để làm kho chứa đồ.
Năm học mới sắp đến, cô và trò Trường Mầm non Thiệu Công lại thấp thỏm trong những căn phòng chật chội.
Trước thực trạng trên, nhiều lần ban giám hiệu Trường Tiểu học Thiệu Công và Trường Mầm non Thiệu Công đã kiến nghị đến chính quyền địa phương sớm có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế của địa phương còn khó khăn nên đến nay vẫn chưa thể xử lý được.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thiệu Công, không chỉ trường mầm non và tiểu học, hiện nay tại Trường THCS Thiệu Công cũng đang rơi vào tình trạng thiếu phòng học.
Không chỉ phòng học, phòng chức năng, phòng hiệu trưởng với vách tường cũng nứt đôi.
“Xã Thiệu Công có 3 trường học nhưng đang rơi vào tình trạng xuống cấp và thiếu phòng học. Tình trạng này diễn ra đã 5 năm nay, nhiều lần tiếp xúc cử tri cũng đã đề cập đến việc tu sửa các lớp học. Tuy nhiên, do điều kiện địa phương đang rất khó khăn, đặc biệt là nguồn kinh phí nên không thể xử lý được.
Chúng tôi cũng đã có báo cáo và tờ trình gửi UBND huyện Thiệu Hóa, rất mong phía huyện quan tâm và hỗ trợ để địa phương có thêm nguồn kinh phí tiến hành sửa chữa cho các nhà trường”, ông Tình cho biết.
Một khe nứt lớn, tách biệt phòng hội trường với các phòng học tại Trường Tiểu học Thiệu Công.
HOT: Bộ GD-ĐT thông báo về việc đi học trở lại của học sinh cả nước
Theo Bộ GD-DDT đưa tin 'Những học sinh không kịp trở lại trường học để bắt đầu năm học mới 2021 - 2022 có thể theo học tại nơi cư trú'.
Tối ngày 17/8, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đi học trở lại của học sinh cả nước. Theo văn bản, Học sinh không kịp trở lại trường do Covid-19 có thể học tại nơi cư trú.
Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều học sinh phải di chuyển về các địa phương cư trú mà không kịp trở lại trường học để bắt đầu năm học mới. Nhằm bảo đảm quyền lợi học tập cho học sinh, Bộ GD&ĐT đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh học tập tại nơi cư trú trong năm học 2021 - 2022.
Văn bản thông báo của Bộ GD-ĐT
Khi đó, các địa phương sẽ tiếp nhận, tạo điều kiện cho các học sinh có nguyện vọng vào học tập tại trường học nơi học sinh cư trú trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường. Phối hợp với các địa phương, nhà trường nơi học sinh có nguyện vọng chuyển đi và chuyển đến (bằng văn bản gửi qua email hoặc hệ thống quản lý văn bản điện tử e-office) để tiếp nhận và bố trí, xếp lớp cho học sinh học tập theo đúng đối tượng.
Sau khi hết thời gian phòng chống dịch COVID-19, học sinh có thể quay trở lại trường cũ học tập và được công nhận kết quả công bằng, minh bạch, đúng quy định.
Đối với học sinh có nguyện vọng xin chuyển trường (hoặc xin chuyển trường sau khi đã được tiếp nhận học tập một thời gian tại trường nơi cư trú), Bộ đề nghị các địa phương tạo thuận lợi cho học sinh thực hiện việc chuyển trường theo phương thức phù hợp trên cơ sở bảo đảm quy định về hồ sơ học sinh khi chuyển trường, đồng thời bảo đảm thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Trường mầm non 'hiện đại và đẹp nhất tỉnh' chưa mở cửa đã lún cả gang tay Trường mầm non Hoàng Mai (giai đoạn 1) được xây dựng để phục vụ cho bà con thuộc diện di dân khỏi di tích Kinh thành Huế dù chưa đưa vào sử dụng nhưng nền móng của công trình đã bị lún khoảng 23cm. Trường mầm non Hoàng Mai giai đoạn 1 (phường Hương Sơ, TP Huế) dù chưa đưa vào sử dụng...