Phòng dịch COVID-19: Những thực phẩm nào vừa bổ dưỡng vừa để được lâu?
Đại dịch COVID-19 khiến mọi người phải hạn chế ra ngoài. Khi mua thực phẩm, những thứ có thể để được lâu luôn là lựa chọn được ưu tiên.
Chỉ khi nấu mới mang khoai ra rửa, nếu rửa rồi mang đi bảo quản thì sẽ khiến khoai mau bị thối – Ảnh minh họa: Shutterstock
Dưới đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và có thể để được lâu trong nhà.
1. Các loại đậu
Khi chúng ta quyết định mua nhiều thực phẩm để hạn chế ra ngoài vì dịch COVID-19 thì các món giàu protein là phần không thể thiếu. Protein thực vật lại dễ bảo quản hơn rất nhiều so với protein động vật như thịt, sữa.
Đậu là nguồn cung cấp protein thực vật và chất xơ rất tốt. Các loại đậu phổ biến là đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng, đậu lima. Để dự trữ, người mua có thể chọn cả đậu khô lẫn đóng hộp.
Đậu khô và đậu đóng hộp đều có những điểm mạnh riêng. Đậu khô thường rẻ hơn. Tuy nhiên, muốn ăn thì phải ngâm nước và nấu. Trong khi đó, đậu đóng hộp tuy đắt hơn nhưng có thể ăn bất kỳ lúc nào, theo Eatthis.
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp vitamin nhóm B, gồm 8 loại khác nhau, rất tốt. Ngoài nhiều lợi ích sức khỏe, ngũ cốc nguyên hạt còn có thể để lâu. Những loại ngũ cốc phổ biến là gạo lứt, yến mạch, lúa mạch, diêm mạch.
Hơn nữa, ở nhà nhiều đồng nghĩa với việc sẽ ít vận động hơn. Do đó, cần hạn chế lượng tinh bột trắng, ăn nhiều chất xơ để duy trì hệ tiêu hóa và kiểm soát cân nặng. Ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn rất tốt trong những ngày này.
2 yếu tố quyết định sức đề kháng trong dịch virus corona | Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp
3. Khoai
Khoai tây và khoai lang là 2 trong số các loại khoai phổ biến nhất. Khoai tây giúp no lâu và có thể đưa vào danh sách các món ăn lành mạnh.
Tuy nhiên, mọi người cần chú ý cách chế biến. Khoai tây sẽ rất tốt nếu luộc. Trong trường hợp chiên, khoai tây sẽ hút nhiều dầu mỡ và có thể gây tăng cân nếu ăn nhiều.
Khoai tây giàu vitamin B, C, trong khi khoai lang giàu vitamin A. Ngoài ra, để bảo quản 2 loại khoai này được lâu, mọi người cần đặt chúng ở nơi tối, thoáng mát, bỏ đi những củ bị mốc, chỉ khi nấu mới mang khoai ra rửa. Nếu rửa rồi mang đi bảo quản thì sẽ làm tăng độ ẩm trên vỏ khoai, khiến khoai mau bị thối, theo Eatthis.
4. Táo, lê
Khi các loại rau lá xanh không thể để lâu thì trái cây trở thành nguồn cung cấp chất xơ rất tốt. Táo và lê giàu vitamin C và có thể để lâu trong tủ lạnh, theo Eatthis.
Đậu phụ vừa ngon vừa bổ, có thể ngăn ngừa ung thư nhưng có 3 nhóm người không nên ăn nó để tránh bị phản tác dụng
Đậu phụ vốn là loại thực phẩm rất quen thuộc của nhiều gia đình bởi giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, cũng chính vì có nhiều chất dinh dưỡng nên 3 nhóm người này không nên ăn đậu phụ nếu không muốn bệnh tình trở nặng thêm.
Tác dụng thần kỳ của đậu phụ
1. Tăng cường canxi, giúp phát triển xương
Đậu phụ là loại sản phẩm đậu nành rất phổ biến. Không thể phủ nhận rằng giá trị dinh dưỡng của đậu phụ thực sự rất cao, đặc biệt là hàm lượng canxi. Trong mỗi 100g đậu phụ chứa tới 140-160 mg canxi.
2. Là thực phẩm hoàn hảo cho chế độ ăn kiêng, giảm cân
Ngoài ra, đậu phụ chứa một lượng lớn protein, isoflavone đậu nành, sắt, lecithin và đường. Như vậy, có thể thấy đây là loại thực phẩm ít calo, ít chất béo nhưng giàu protein, cực kì thích hợp cho những người muốn sử dụng nó để ăn kiêng giảm cân, giữ dáng.
3. Ngăn ngừa ung thư
Y học phương Đông tin rằng đậu phụ có tính hàn, có thể nuôi dưỡng khí, giải độc. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho rằng, isoflavone đậu nành trong đậu phụ có tác dụng ngăn ngừa, chống và điều trị ung thư. Ngoài ra, đậu phụ có chứa một lượng lớn sterol và stigmasterols, có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Nó đặc biệt tốt trong việc ngăn ngừa ung thư vú ở nữ giới do isoflavone đậu nành trong đậu phụ còn được gọi là phytoestrogen, có tác dụng điều chỉnh mức estrogen ở phụ nữ.
4. Thay thế protein từ thịt, giúp sống lâu
Một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản cho thấy, nếu bạn thay thế thịt bằng đậu phụ, bạn có thể kéo dài tuổi thọ. Điều này là do protein thực vật trong đậu phụ có liên quan đến tỷ lệ tử vong thấp hơn.
Theo dữ liệu từ hơn 70.000 người tại Nhật Bản, thay thế 3% protein thịt đỏ bằng protein thực vật giúp giảm một phần tư nguy cơ tử vong. Tiến sĩ Hu Bingchang của Đại học Harvard cũng tin rằng protein thực vật như đậu phụ thay vì thịt đỏ và thịt chế biến là rất tốt cho sức khỏe.
3 nhóm người không nên ăn đậu phụ
Mặc dù đậu phụ chứa nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng có 3 nhóm người không phù hợp để tiêu thụ nó:
1. Giá trị purine của đậu phụ rất cao, do đó những bệnh nhân bị bệnh gút hoặc những người có axit uric cao nên chú ý đến lượng đậu phụ ăn vào bởi nó có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Do đậu phụ có tình hàn nên những người có dạ dày bị lạnh, lá lách và thận thiếu dương khí, thường phát xạ về đêm cũng không nên ăn đậu phụ.
3. Những người dễ bị đầy hơi và tiêu chảy không nên tiêu thụ quá nhiều đậu phụ.
Pem
Cách chăm sóc người cách ly tại nhà Người cách ly tại nhà thuộc diện nghi nhiễm nCoV, người chăm sóc cần áp dụng biện pháp chống lây nhiễm như đeo găng tay, khẩu trang, khử trùng nhà... Đồ hoạ: Tạ Lư