Phòng chống sốt xuất huyết mùa dịch Covid-19: Tránh dịch chồng dịch
Những ổ dịch sốt xuất huyết xuất hiện giữa lúc dịch Covid-19 là mối nguy cơ dịch chồng dịch, do vậy, cần có những biện pháp phòng, chống kịp thời.
24.000 ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước
Trong khi cả nước tiếp tục không lơ là ứng phó dịch Covid-19, thời gian gần đây số ca mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng tại các tỉnh thành trên cả nước.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2020, cả nước ghi nhận hơn 24.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 58 tỉnh, thành phố, trong đó có 4 trường hợp tử vong tại Bình Định, Bình Phước, Cần Thơ và Tây Ninh.
Tại Hà Nội, các quận, huyện hiện nay đang lên kế hoạch rà soát và xử lý các điểm nguy cơ trên địa bàn, thực hiện các hoạt động truyền thông lồng ghép phòng chống sốt xuất huyết và Covid-19.
(Ảnh minh họa)
Những ổ dịch sốt xuất huyết xuất hiện giữa lúc dịch Covid-19 là mối nguy cơ dịch chồng dịch, do vậy, cần có những biện pháp phòng chống, kịp thời.
Trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS thuộc Trung tâm Y tế quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, nếu không có dịch Covid-19 thì khoảng thời gian này hằng năm, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã bắt đầu triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường, phun hóa chất với những khu vực có nguy cơ chỉ số mật độ muỗi, bọ gậy cao hay là nơi có xuất hiện ổ dịch, ca nhiễm bệnh.
Video đang HOT
“Việc phòng chống dịch sẽ muộn hơn nhưng các biện pháp vẫn như mọi năm. Tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Đống Đa, cũng như thành phố hiện nay vẫn đang tương đối ổn định, chưa có dấu hiệu của dịch. Tuy nhiên, khi đi giám sát các hộ gia đình thì thấy sự gia tăng về mật độ muỗi và chỉ số bọ gậy. Do đó, dự kiến địa bàn quận Đống Đa sẽ tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, phát tờ rơi vào ngày 18/5 tới đây. Tới ngày 21/5 sẽ tiếp tục diễn ra hoạt động phun thuốc”, ông Thành nói.
Dựa trên tình hình thực tế và những ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay, thành phố Hà Nội có đề án chủ động phòng chống sốt xuất huyết trong vòng 5 năm. Theo đó, sẽ có đội ngũ cộng tác viên với nhiệm vụ hàng tháng sẽ đi kiểm tra thực tế địa bàn. Đặc biệt, lưu ý tuyên truyền cho người dân trước và trong thời gian triển khai chiến dịch.
Sự chủ quan khiến sốt xuất huyết lưu hành hằng năm
Dịch như sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người như Covid-19 mà lây qua vector (vật trung gian). Do vậy, khi người dân chủ động tiêu diệt và giảm mật độ vector xuống thì khả năng lây lan sẽ ít hơn.
Theo ông Nguyễn Chí Thành, việc diệt muỗi, bọ gậy và kiểm tra các dụng cụ chứa nước trong nhà là vô cùng quan trọng, nhưng nhiều người dân vẫn còn chủ quan Chính vì sự chủ quan như vậy nên dịch sốt xuất huyết năm nào cũng lưu hành.
“Đội ngũ cộng tác viên sẽ tuyên truyền trực tiếp và cụ thể hơn tới người dân. Ví dụ như việc muỗi sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, đặc biệt tầm 7h-8h sáng là thời điểm muỗi hoạt động nhiều nhất. Họ sẽ tuyên truyền với người dân ở trong khu vực về cách phát hiện các ổ bọ gậy và làm thế nào để xử lý chúng. Đồng thời, họ sẽ kiểm tra xem trong thời gian gần đây ai có biểu hiện ốm, nghi sốt xuất huyết hay không”, ông Thành nói.
Ong Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS thuộc Trung tâm Y tế quận Đống Đa (Hà Nội).
Đề cập trường hợp nam thanh niên ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm (Hà Nội) mắc sốt xuất huyết, với những triệu chứng ban đầu giống với mắc Covid-19 và test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2, ông Thành cho rằng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên mọi biện pháp đề phòng là cần thiết. Với trường hợp tại Kiêu Kỵ, một số hộ gia đình đã được cách ly tạm thời để phòng dịch. Đến khi nam thanh niên được xác định mắc sốt xuất huyết không phải Covid-19 thì mọi việc lại trở lại bình thường.
Theo ông Thành, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, người dân càng cần nâng cao ý thức phòng dịch, bảo vệ bản thân và cộng đồng, tránh tâm lý hoang mang, kỳ thị. Chính lúc này, lực lượng y tế cơ sở – những người ở gần dân nhất, tiếp xúc trực tiếp với người dân, phải phát huy vai trò của mình, giúp người dân hiểu về dịch bệnh và nâng cao ý thức phòng dịch, để tránh kịch bản xấu nhất là dịch chồng dịch và cùng bùng phát./.
Phun hóa chất diệt muỗi có 'chống' được sốt xuất huyết?
Phun hóa chất là một trong các biện pháp để kiểm soát dịch sốt xuất huyết, diệt muỗi trưởng thành truyền bệnh tức thì khi có ổ dịch tránh lây lan bùng phát dịch bệnh. Sử dụng bình xịt muỗi tại gia đình chỉ là biện pháp diệt muỗi tạm thời trong phạm vi rất nhỏ.
Ảnh minh họa: Internet
Tôi muốn biết, phun hóa chất có tác dụng như thế nào để phòng bệnh sốt xuất huyết (SXH?) Bình xịt dùng trong gia đình có thể giúp phòng bệnh này không?
Chuongnguyennhu@gmail.com
BS Phạm Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế tư vấn:
Phun hóa chất là một trong các biện pháp để kiểm soát dịch sốt xuất huyết, diệt muỗi trưởng thành truyền bệnh tức thì khi có ổ dịch tránh lây lan bùng phát dịch bệnh. Sử dụng bình xịt muỗi tại gia đình chỉ là biện pháp diệt muỗi tạm thời trong phạm vi rất nhỏ.
Biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết quan trọng và cơ bản nhất hiện nay là thường xuyên loại trừ lăng quăng bọ gậy tại các hộ gia đình, nơi làm việc, khu vực vui chơi sinh hoạt cộng đồng. Các biện pháp có thể thực hiện bao gồm thu dọn vật liệu phế thải có thể gây đọng nước tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng; loại bỏ hoặc lật úp các vật dụng, dụng cụ có thể chứa nước tự nhiên, các ổ nước đọng tự nhiên; thả cá vào bể nước, ...
Để phòng bệnh sốt xuất huyết cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn.
Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
THÁI HÀ
Theo Tiền phong
Hiệu quả từ mô hình phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng Để người dân có thêm kiến thức phòng chống những dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mùa Đông - Xuân, nhất là dịch sốt xuất huyết, Báo An ninh Thủ đô phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề "Hiệu quả từ mô hình phòng chống sốt...