Phòng, chống cháy rừng: Không thể chủ quan
Theo số liệu của ngành Nông nghiệp, hiện toàn tỉnh có gần 430.000ha rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Trong đó, có trên 250.000ha rừng dễ cháy, chủ yếu là rừng trồng thông, bạch đàn, keo và rừng hộ giao tre, nứa.
Đây là những loại cây có đặc tính dễ bắt lửa, tốc độ cháy lan nhanh, khó chữa cháy, nếu cháy xảy ra trên diện rộng, nhất là vào thời điểm thời tiết hanh khô như hiện nay.
Cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS TP Hạ Long tham gia chữa cháy rừng tại phường Hùng Thắng, TP Hạ Long, ngày 4/1/2020. Ảnh: Văn Đảm (Bộ CHQS tỉnh)
Để chủ động trong công tác PCCR, trong năm 2020, 13/13 địa phương trong tỉnh đều đã tổ chức diễn tập chữa cháy rừng. Việc tổ chức diễn tập phương án chữa cháy rừng đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, ngành và nhân dân về công tác PCCR; đồng thời, nắm vững và củng cố những kiến thức cơ bản để vận dụng, xử lý các tình huống chữa cháy rừng. Đây là điều kiện để nâng cao công tác chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng cho các cơ quan, đơn vị và hạn chế tối đa thiệt hại do cháy rừng gây ra; mặt khác tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng theo phương châm 4 tại chỗ.
Mặc dù vậy, với hình thái thời tiết hanh khô như hiện nay, việc cháy rừng rất dễ xảy ra. Điển hình như tại TP Hạ Long, chỉ trong 3 ngày đầu năm 2021 (từ 3-5/1), trên địa bàn phường Hùng Thắng liên tiếp xảy ra các vụ cháy rừng. Những vụ cháy này đều có chung đặc điểm là ban đầu chỉ có đám nhỏ trên đồi, tuy nhiên do việc tiếp cận khu vực cháy gặp nhiều khó khăn nên đám cháy đã lan rộng. Mặc dù các lực lượng đã dập tắt vụ cháy nhưng ước tính thiệt hại khoảng 6ha rừng sản xuất.
Video đang HOT
Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đều xây dựng kế hoạch tăng cường bảo vệ rừng, trong đó đảm bảo công tác PCCR; triển khai hiệu quả phương án 4 tại chỗ (chỉ huy, lực lượng, phương tiện và hậu cần tại chỗ) khi có cháy rừng xảy ra. Đồng thời, thành lập các đội nghiệp vụ thường xuyên tuần tra, kiểm soát, canh gác lửa rừng, phát hiện sớm nguy cơ cháy và có phương án hiệp đồng cùng các lực lượng để chữa cháy; ký cam kết trong việc phát thực bì an toàn, đúng quy trình đối với các chủ rừng sản xuất, đặc biệt là các chủ rừng nhỏ lẻ.
Ông Nguyễn Thanh Khương, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết: Để chủ động PCCR trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong mùa hanh khô, Chi cục Kiểm lâm đã chủ động ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng, PCCR mùa hanh khô 2020-2021. Đồng thời, phối hợp với các địa phương xây dựng phương án, huấn luyện nghiệp vụ và trang bị phương tiện, dụng cụ PCCC cho các lực lượng chuyên trách; tăng cường tuần tra, kiểm soát những điểm nóng; đảm bảo lực lượng thường trực 24/7. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, PCCR nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ trong công tác quan trọng này đối với người dân các địa phương…
Thời điểm này nhiều chủ rừng có tâm lý lơ là, chủ quan trong công tác PCCR; một số diện tích rừng thuộc dự án không được quản lý, bảo vệ đúng mực. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân có rừng sản xuất có thói quen khai xuân, dọn dẹp thực bì để đầu năm bước vào vụ trồng rừng tập trung; một số hộ dân phát dọn cỏ tại các khu mộ đặt trong diện tích rừng… Do đó, lực lượng chức năng đã tăng cường triển khai phương án PCCR. Hiện các đơn vị chức năng tăng cường hoạt động của 7 trạm quan trắc khí tượng tại 7 địa phương để theo dõi thời tiết, Chi cục Kiểm lâm sử dụng phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng với độ nhanh, nhạy, chính xác cao. Ngoài ra, Chi cục cũng chỉ đạo sát 26 trạm bảo vệ rừng, 13 hạt kiểm lâm trong nhiệm vụ PCCR, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng, linh hoạt hệ thống thiết bị chữa cháy, như: Xe chuyên dụng, hồ dự trữ nước phục vụ chữa cháy, chòi canh lửa, thiết bị thổi gió, cắt thực bì, bàn dập lửa, máy định vị…
Cùng với nỗ lực của cơ quan chức năng, các chủ rừng, hộ trồng rừng, người dân trên các địa bàn có rừng cũng cần phải nâng cao công tác phòng, chống để giảm thiểu tối đa nguy cơ cháy rừng.
Tuyệt đối không để dân thiếu nước sinh hoạt
Đó là một trong những nội dung chỉ thị của UBND tỉnh Bình Thuận về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô 2021.
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đến cuối tháng 12/2020, tổng lượng nước trữ trong các hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh là 215,57 triệu m3/258,99 triệu m3, đạt 83,23% so với dung tích thiết kế, thấp hơn so với trung bình nhiều năm.
Đáng chú ý các hồ chứa ở khu vực phía Nam tỉnh, lượng nước trữ hiện chưa tới 45% so với dung tích thiết kế nên nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước tương đối cao.
Năm 2020 lượng mưa không đều nên các hồ chứa phía Nam của tỉnh Bình Thuận chưa tích nước đảm bảo dung tích thiết kế. Ảnh: KS.
Trước tình trên, ngày 5/1, ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp và phòng, chống cháy rừng mùa khô năm 2020 - 2021 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT Bình Thuận chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến tình thời tiết, xây dựng ngay kế hoạch vận hành, điều tiết nước cho phù hợp; bảo đảm phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, và các nhu cầu thiết yếu khác. Cũng như phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức thủy lợi cơ sở để quản lý, bảo vệ nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn giảm thiểu thấp nhất thất thoát.
Trên cơ sở đó, xây dựng phương án, kịch bản, lịch thời vụ năm 2021 để thông báo đến cấp chính quyền địa phương và người dân biết để chủ động ứng phó, thực hiện. Đồng thời chỉ đạo Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, các đơn vị kinh doanh, sản xuất, cung ứng nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh tổ chức kiểm kê, quản lý, bảo vệ chặt chẽ nguồn nước trong các hệ thống công trình cấp nước tập trung.
Khẩn trương đăng ký nhu cầu sử dụng nguồn nước thô từ công trình thủy lợi phục vụ cho các nhà máy nước với đơn vị quản lý sử dụng công trình thủy lợi.
Đồng thời rà soát nhu cầu đầu tư công trình để bổ sung nguồn nước hoặc nâng công suất nhà máy, mở rộng hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước để duy trì năng lực và mở rộng phạm vi cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt cho nhân dân. Từ đó tổng hợp đề xuất UBND tỉnh xem xét bố trí vốn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân, nhất là người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các địa phương khu vực ven biển thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt những năm trước đây.
Tháng 5/2020, tỉnh Bình Thuận cũng xảy ra hạn hán nên chở nước sinh hoạt phục vụ cho người dân. Ảnh: KS.
UBND tỉnh Bình Thuận còn chỉ đạo Sở NN-PTNT chủ động phối hợp Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, Công ty Thủy điện Đại Ninh, Sở Công Thương đăng ký nhu cầu sử dụng nguồn nước chạy máy phát điện kết hợp cấp nước về hạ du của thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi và Đại Ninh hàng tháng để bổ sung nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho các huyện Tánh Linh, Đức Linh, Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc.
Đồng thời đôn đốc chủ đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt, công trình thủy lợi, kết hợp với nhiệm vụ hỗ trợ nước sinh hoạt đầu tư bằng các nguồn vốn khác nhau trong kế hoạch năm 2020 để đưa công trình vào khai thác sử dụng, cấp nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân ngay trong quý I năm 2021. Cũng như theo dõi đôn đốc các chủ đầu tư đầy nhanh tiến độ lập hồ sơ các công trình nước sạch nguồn vốn kế hoạch năm 2021 để sớm triển khai xây dựng bổ sung nước cho các vùng hạn hán theo kế hoạch số 4971 của UBND tỉnh...
Không chủ quan trong phòng chống cháy rừng Thời tiết diễn biến bất thường cùng với sự bất cẩn từ cộng đồng chính là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy rừng ở Hà Nội thời gian qua. Hiện, đang là mùa hanh khô, nếu các địa phương, lực lượng chức năng, người dân chủ quan, lơ là trong phòng cháy, chữa cháy rừng thì nguy cơ và hệ lụy sẽ...