Sắp thu phí BOT mở rộng xa lộ Hà Nội
Dự kiến từ ngày 1-4, chủ đầu tư dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội sẽ tiến hành thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ.
Sở GTVT TP.HCM vừa trình UBND TP về phương án giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 – đoạn từ ngã ba Trạm 2 đến nút giao Tân Vạn (dự án mở rộng xa lộ Hà Nội), TP Thủ Đức theo yêu cầu của Thường trực Thành ủy TP.HCM .
Tháng 4-2021 bắt đầu thu phí
Trước đó, Thường trực Thành ủy TP.HCM đã thảo luận và chấp thuận chủ trương về tổ chức thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư dự án mở rộng xa lộ Hà Nội theo báo cáo của Ban cán sự đảng UBND TP. Thường trực Thành ủy TP cũng giao Ban cán sự đảng UBND TP chỉ đạo các sở ngành, đơn vị liên quan tiếp thu các ý kiến góp ý, rà soát phương án tài chính của dự án, xây dựng phương án giá trên cơ sở cân đối các yếu tố chi phí hợp lý, đảm bảo cân đối giữa lợi ích Nhà nước, người sử dụng và người đầu tư.
Thực hiện yêu cầu trên, Sở GTVT đã trình phương án giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư dự án này. Theo báo cáo khảo sát của Sở GTVT về hai trục đường song hành của dự án, đến nay trục đường song hành bên phải đã hoàn thành 93% giá trị và đưa vào phương án tính giá là 59,44% so với giá trị công trình đã hoàn thành; trục đường song hành bên trái hoàn thành 73,75% và đưa vào phương án tính giá 72,68% so với giá trị công trình đã hoàn thành.
Sau khi được UBND TP ban hành giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn, dự án sẽ bắt đầu thu từ ngày 1-4. Ảnh: THÁI NGUYÊN
Sở GTVT cũng cho biết mặc dù dự án chưa hoàn tất 100% song các phương tiện đã lưu thông. Do đó, việc đưa khoản chi phí của hai trục song hành để tính phương án giá là phù hợp. Bên cạnh đó, chi phí và tiền lãi đền bù GPMB trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ không đưa vào phương án tính giá do chưa hoàn tất phần trục đường trên địa bàn. Sau khi được UBND TP ban hành giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn, dự án sẽ bắt đầu thu vào 1-4.
Hệ quả của việc chậm thu phí
Bà Nguyễn Mai Bảo Trâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP, chủ đầu tư dự án BOT xa lộ Hà Nội (CII), cho rằng việc chậm thu phí sẽ làm tăng chi phí đầu tư. Cụ thể, việc chậm thu phí dẫn đến kéo dài thời gian thu phí, làm giảm tính khả thi dự án BOT. Khi đó, nguồn thu phí không đủ để bù đắp các khoản chi phí sử dụng vốn chủ, vốn vay và các khoản chi phí hợp lệ khác, việc hoàn vốn bằng thu phí sẽ không còn khả thi.
Theo bà Trâm, với mức lãi suất hiện nay, lãi phát sinh trên vốn đầu tư là hơn 480 tỉ đồng/năm. Tiền lãi này sẽ tiếp tục được cộng vào tổng vốn đầu tư để tính lãi cho kỳ tiếp theo. Điều đáng nói là các khoản lãi phát sinh tăng thêm này không có nguồn trả ngay mà phải chờ cho đến khi tổng vốn đầu tư ban đầu được hoàn vốn hết. Dự kiến theo hợp đồng là 17 năm chín tháng mới được trả.Bên cạnh đó, nhà đầu tư không có nguồn thu phí theo quy định nên không có nguồn để trả lãi và nợ gốc của ngân hàng, làm phát sinh nợ xấu. Từ đầu năm 2019 (do chưa được thu phí theo quy định), các ngân hàng đã không cho chủ đầu tư vay để đầu tư tiếp những hạng mục còn lại của dự án, nên CII không có kinh phí để tiếp tục triển khai thi công hoàn thành toàn bộ dự án khiến dự án kéo dài, ảnh hưởng đến người dân.
Như vậy lãi phát sinh một năm chậm thu phí sẽ được cộng dồn sau 17 năm chín tháng lên đến 3.700 tỉ đồng, gần bằng tổng vốn đầu tư hiện nay. Do vậy, nếu lưu lượng xe thực tế vấn giống như lưu lượng xe tạm tính trong phương án thì cứ mỗi một năm chậm thu phí có thể làm tổng thời gian thu phí kéo dài thêm ít nhất sáu năm.
“Do vậy, để tránh thiệt hại cho Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, cũng như có kinh phí để thực hiện duy tu, bảo trì thường xuyên tuyến đường và thi công hoàn thành một số hạng mục nhỏ còn lại của đường song hành, CII kiến nghị Thành ủy, UBND TP cho đơn vị được tiến hành thu phí nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn trước mắt” – bà Trâm nói.
Hải Hà, Móng Cái: Tăng cường phòng, chống cháy rừng
Trong điều kiện thời tiết hanh khô, TP Móng Cái và huyện Hải Hà đã tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), trong đó tập trung tuyên truyền cho các chủ rừng, người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong PCCCR.
TP Móng Cái tổ chức diễn tập PCCCR cấp thành phố trong mùa hanh khô 2019-2020.
Hiện TP Móng Cái có gần 29.000ha đất lâm nghiệp, chiếm gần 55% tổng diện tích đất tự nhiên. Là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn trong tỉnh, bước vào mùa hanh khô, Hạt Kiểm lâm TP Móng Cái đã phối hợp với các địa phương, chủ rừng lớn triển khai kế hoạch công tác bảo vệ rừng, PCCCR; xây dựng lịch trực bảo vệ rừng, PCCCR và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân; củng cố các tổ xung kích chữa cháy rừng ở cơ sở; xây dựng phương án, huấn luyện PCCCR...
Cùng với đó, Hạt Kiểm lâm thành phố cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ rừng, PCCCR tới các tầng lớp nhân dân, chủ rừng, trong đó thực hiện tốt việc rà soát đường băng cản lửa; thực hiện việc tu bổ hệ thống chòi canh, lán gác rừng; nắm vững diễn biến khí hậu thời tiết và nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra. Các xã, phường tập trung tuyên truyền, nhắc nhở nhân dân, đặc biệt là các chủ rừng, hộ sống gần rừng nêu cao ý thức trách nhiệm trong bảo vệ rừng. Khi có sự cố cháy xảy ra, chính quyền và các chủ rừng đã chủ động nhanh chóng thực hiện những biện pháp khắc phục sự cố...
TP Móng Cái hiện có gần 29.000ha đất lâm nghiệp, trong đó có hàng nghìn ha rừng thông do thực bì dày, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
Huyện Hải Hà hiện có hơn 34.600ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 67,8% diện tích tự nhiên của huyện. Trong thời gian qua, do đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân dân trên địa bàn huyện Hải Hà đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, đặc biệt là vào mùa hanh khô.
Từ năm 2010, gia đình ông Đinh Văn Lâm, bản Quảng Hợp, xã Quảng Thành, nhận giao khoán, khoanh nuôi, bảo vệ 60ha, trong đó có 40ha rừng thông hơn 19 năm tuổi.
Huyện Hải Hà tổ chức diễn tập PCCCR.
Ông Lâm cho biết: Đặc điểm của rừng thông là thực bì nhiều, dễ bắt lửa, dễ cháy vào mùa hanh khô. Từ khi nhận giao khoán, tôi đã phối hợp chặt chẽ với người dân địa phương, kiểm lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ hồ Trúc Bài Sơn thực hiện tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc toàn bộ diện tích rừng được giao. Với sự hướng dẫn của cán bộ kiểm lâm, tôi đã thực hiện nghiêm ngặt công tác tuần tra, gác lửa rừng; thực hiện đúng các quy trình, kỹ thuật PCCCR. Toàn bộ diện tích rừng thông được giao khoán luôn được phát dọn thực bì để hạn chế nguy cơ cháy rừng; phần diện tích rừng keo được chia thành 6 khoảnh và thiết kế đường băng cản lửa rộng từ 8-10m. Các khu vực rừng giáp ranh với những chủ rừng khác thì được trồng bạch đàn để phân ranh giới và tiện cho công tác bảo vệ, PCCC. Đồng thời tổ chức canh phòng 24/24h, không cho mọi người đi vào rừng săn bắn và sử dụng vật liệu dễ phát lửa dẫn đến cháy rừng. Chính vì thế nên không chỉ rừng của gia đình tôi mà rừng của mọi gia đình khác đều được bảo vệ an toàn trong mùa hanh khô.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hải Hà, cho biết: Để làm tốt công tác PCCCR, với vai trò là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ rừng, thời gian tới chúng tôi tiếp tục tổ chức tốt lực lượng để chữa cháy rừng tại cơ sở, đảm bảo PCCCR theo phương châm 4 tại chỗ; đồng thời tổ chức tuyên truyền về công tác PCCCR và hướng dẫn cho các tổ đội xung kích ở các xã sử dụng các phương tiện, dụng cụ PCCCR một cách hiệu quả.
Hiện nay, huyện Hải Hà đã thành lập được 56 tổ bảo vệ rừng, PCCCR.
Ngoài việc chủ động triển khai phương án phòng, chống cháy rừng trong nhân dân, huyện Hải Hà còn thành lập được 56 tổ bảo vệ rừng, PCCCR với hơn 700 người tham gia, trong đó tập trung chủ yếu tại các xã có nhiều diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất như Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Thành...
Trong năm, Hạt Kiểm lâm huyện còn tổ chức 12 cuộc tuyên truyền bảo vệ rừng và PCCCR tại các thôn, bản, thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia; tổ chức 2 đợt tập huấn nghiệp vụ quản lý lửa rừng, kiến thức, kỹ thuật PCCCR, nghiệp vụ gác lửa rừng cho cán bộ, chủ rừng và người dân; xây dựng, thẩm định bộ đề thi, phát động Cuộc thi Tìm hiểu về Luật Lâm nghiệp và các quy định PCCCR, thu hút hàng trăm học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện tham gia. Hải Hà còn tổ chức 2 cuộc diễn tập chữa cháy rừng cấp xã theo đúng quy định; đảm bảo các yêu cầu về phương án, kỹ thuật chữa cháy, an toàn về con người; tổ chức ký cam kết cho 96 hộ gia đình, cá nhân thôn Hải An và bản Quảng Hợp, xã Quảng Thành trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR...
Ứng phó với bão số 10 và mưa lớn: Các trường tự quyết thời gian nghỉ học Tùy diễn biến thực tế, Sở GD&ĐT Bình Định, Quảng Ngãi trao quyền chủ động cho các đơn vị cho HS nghỉ học. Các trường học chủ động kê phương án phòng chống để hạn chế thiệt hại. Học sinh trường THPT Bình Sơn (Quảng Ngãi) trở lại trường sau bão số 9 Ông Nguyễn Xuân Trang - Phó Chánh văn phòng, Sở...