Phòng chống bệnh lao ở phụ nữ mang thai và trẻ em
Lao là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm ở phụ nữ mang thai và trẻ em, những đối tượng có sức đề kháng yếu dễ bị vi khuẩn lao tấn công.
Ảnh minh họa
Bất kì bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể bị lao nhưng lao ở phổi chiếm hơn 80% các ca mắc lao. Đây cũng là thể bệnh duy nhất có thể lây cho người khác qua đường hô hấp.
Theo bác sĩ Nguyễn Kim Mỹ, Trưởng Phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Đắk Lắk, trung bình mỗi năm bệnh viện tiếp nhận điều trị khoảng 15 – 20 trường hợp phụ nữ mang thai mắc lao phổi ở nhiều giai đoạn thai kì khác nhau, có năm lên đến 40 trường hợp. Tỷ lệ này tuy không cao so với tổng số ca mắc lao chung nhưng đây là vấn đề quan trọng đáng lưu tâm, bởi vì điều trị bệnh lao cho phụ nữ mang thai có công thức riêng, phức tạp hơn vì vừa phải đảm chữa bệnh cho bà mẹ lẫn sự an toàn của thai nhi.
Trong thời kì mang thai, người phụ nữ sẽ tập trung toàn bộ năng lượng kể cả dinh dưỡng, tinh thần cho thai nhi. Vì thế, khi bị vi khuẩn lao tấn công cơ thể dễ bị suy kiệt nên nguy cơ sảy thai, thai chết lưu rất cao. Do đó, khi điều trị cho đối tượng này, các bác sĩ chuyên khoa luôn chú trọng hoạt động tư vấn, động viên bệnh nhân.
Đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu mà mắc lao dương tính nặng thì thầy thuốc sẽ đưa ra hai phương án để người nhà cân nhắc. Một là sẽ tiếp tục điều trị nhưng phải chấp nhận rủi ro thai nhi có thể gặp các tai biến như thai chết lưu, suy dinh dưỡng bào thai. Thứ hai là phương án bỏ thai nhi để tập trung điều trị bệnh cho người mẹ. Còn đối với phụ nữ mang thai từ 4 tháng rưỡi trở lên thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chuyên biệt, không dùng các loại thuốc có thể gây dị tật cho thai nhi. Trong trường hợp này, bệnh nhân phải tái khám liên tục, khám thai định kì để có những điều chỉnh kịp thời vì thuốc chữa bệnh lao mang hàm lượng kháng sinh rất mạnh nên thuốc dùng cho phụ nữ mang thai ở mỗi giai đoạn khác nhau bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trường hợp phụ nữ mang thai mắc lao kháng thuốc, đa kháng thuốc còn nguy hiểm hơn rất nhiều bởi thuốc điều trị thể lao này gồm nhiều loại và có tác động rất mạnh đến thai nhi, có thể gây ra dị tật thai nhi, thai chết lưu. Với những trường hợp này, đặc biệt ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thì các bác sĩ chuyên khoa, kể cả trên thế giới đều khuyến cáo nên bỏ thai nhi. Tuy nhiên điều này cần có sự đồng ý của gia đình. Nếu gia đình không chấp nhận, bác sĩ vẫn đưa ra phương pháp điều trị riêng nhưng phải cam đoan chấp nhận rủi ro.
Video đang HOT
Sau khi sinh con, người mẹ vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ nhưng không nên cho trẻ bú trực tiếp mà nên vắt sữa cho trẻ ăn, vắt sữa trước khi uống thuốc lao. Trường hợp cả mẹ và trẻ đều uống thuốc lao thì không nên nuôi con bằng sữa mẹ vì một phần thuốc lao sẽ qua sữa, làm tăng nồng độ thuốc trong máu của trẻ, gây ngộ độc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ em, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai khi mắc bệnh lao.
Trong khi việc điều trị bệnh lao cho phụ nữ mang thai gặp nhiều khó khăn và rủi ro thì việc phát hiện lao ở trẻ em là một vấn đề cũng khó khăn không kém. Những trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh lao (BCG), trẻ từ 10 tuổi trở lên, trẻ suy dinh dưỡng, thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây… là đối tượng dễ mắc bệnh lao nhất.
Bác sĩ Nguyễn Kim Mỹ cho biết: triệu chứng lao ở trẻ em có một chút khác biệt với người lớn, đó là trẻ không ho kéo dài và thường xuyên. Do đó, trong công tác chẩn đoán trẻ mắc lao, cần chú trọng khai thác yếu tố tiền sử gia đình, gia đình có người mắc bệnh lao hay không. Hoặc trẻ có tiếp xúc với nguồn lây hay không. Bên cạnh đó, cần lưu ý các dấu hiệu đi kèm như sụt cân không rõ nguyên nhân, thường hay sốt về chiều tối, hay dân gian thường gọi là ra mồ hôi trộm.
Triệu chứng chung của bệnh lao phổi ở người lớn là ho, khạc đờm kéo dài từ 2 tuần trở lên, kèm theo các biểu hiện như sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi ban đêm, kém ăn, sụt cân, đau đầu, tức ngực, khó thở, ho ra máu… Hiện căn bệnh này đã có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Để phòng bệnh lao, mỗi người nên có lối sống lành mạnh, khoa học, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thể thao đều đặn, khi tiếp xúc với nguồn lây phải đeo khẩu trang. Trẻ em cần được tiêm vaccine phòng bệnh lao (BCG) trong vòng 1 tháng đầu sau sinh.
Theo vtv.vn
UNICEF quan ngại bùng phát dịch sởi đe dọa đến tính mạng của trẻ em
Ngày 1/3, UNICEF đưa ra cảnh báo dịch sởi đang bùng phát trở lại ở mức độ đáng báo động, đặc biệt tại 10 quốc gia, nơi bệnh sởi chiếm hơn 74 % tổng số ca nhiễm mới, và tại một số quốc gia khác trước đó đã tuyên bố loại bỏ được căn bệnh này.
Theo số liệu thống kê, đã có 98 quốc gia báo cáo tăng số ca nhiễm sởi trong năm 2018 so với năm 2017, đẩy lùi những tiến bộ đã đạt được đối với căn bệnh này, một căn bệnh có thể phòng ngừa được nhưng cũng có khả năng gây tử vong.
Dịch sởi đang đe dọa tính mạng trẻ em.
Ukraine, Philippines và Brazil là 3 quốc gia tăng số ca nhiễm sởi cao nhất trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2018. Chỉ tính riêng ở Ukraine, năm 2018 đã có 35.120 ca mắc sởi. Theo Chính phủ nước này, 24.042 người nữa đã nhiễm sởi trong hai tháng đầu năm 2019. Tại Philippines trong năm nay đã có 12.736 ca nhiễm sởi và 203 ca tử vong , so với 15.599 ca trong năm 2018. "Đây là một hồi chuông cảnh tỉnh. Chúng ta có vắc xin an toàn, hiệu quả và ít tốn kém để chống lại căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao này - một loại vắc xin có khả năng cứu sống tính mạng của gần một triệu người mỗi năm trong vòng hai thập kỷ qua". "Những ca nhiễm bệnh này không xảy ra ngay trong một sớm một chiều. Dịch sởi bùng phát ở nhiều nơi mà chúng ta đang chứng kiến ngày hôm nay đã bắt đầu từ năm 2018, nếu không hành động ngay hôm nay thì chúng ta sẽ để lại tai họa cho trẻ em trong tương lai", bà Henrietta H. Fore, Giám đốc điều hành UNICEF cho biết.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cao, hơn cả Ebola, bệnh lao hay bệnh cúm. Một người có thể nhiễm virus sởi trong vòng hai giờ đồng hồ sau khi một người mắc bệnh sởi ra khỏi căn phòng. Virus sởi lây lan trong không khí và làm nhiễm trùng đường hô hấp, có khả năng gây tử vong đối với trẻ em suy dinh dưỡng hoặc trẻ em quá nhỏ chưa thể tiêm vắc xin. Một khi người bệnh đã bị nhiễm sởi, thế giới chưa có thuốc điều trị cụ thể nào cho bệnh này, do vậy tiêm phòng vắc xin là biện pháp để cứu mạng sống cho trẻ em.
Để ứng phó với dịch sởi bùng phát, UNICEF và các đối tác đang hỗ trợ các chính phủ khẩn trương tiếp cận hàng triệu trẻ em ở các quốc gia trên toàn thế giới.
Tại Ukraina, UNICEF đang hỗ trợ đẩy mạnh công tác tiêm phòng thường xuyên trên cả nước và giải quyết sự ngần ngại khi sử dụng vắc xin, bao gồm tăng cường nỗ lực chấm dứt dịch sởi bùng phát gần đây nhất đã cướp đi mạng sống của 30 người từ năm 2017. Vào tháng 2, Bộ Y tế, với sự hỗ trợ của UNICEF, đã triển khai một đợt vận động tiêm chủng tại các trường học và cơ sở y tế ở vùng ảnh hưởng nặng nề nhất - Lviv - ở phía tây Ukraine, nơi mà những thái độ tiêu cực của người dân đối với tiêm chủng và thiếu nguồn cung cấp vắc xin đã dẫn đến tỷ lệ tiêm phòng vắc xin rất thấp.
Tại Philippines, chính phủ, với sự hỗ trợ của UNICEF và các đối tác, sẽ tiến hành một chiến dịch tiêm phòng vắc xin bại liệt và sởi cho 9 triệu trẻ em ở 17 vùng. Sử dụng mạng xã hội, các nhà hoạt động chiến dịch sẽ khuyến khích những cha mẹ còn đang do dự và lo sợ về vấn đề vắc xin cũng như khuyến khích các nhân viên y tế.
Ở Brazil, từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2018, chính phủ đã triển khai một chiến dịch chống lại bệnh bại liệt và sở, hướng vào hơn 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi. UNICEF đã khuyến khích người dân đi tiêm phòng, và đào tạo các nhân viên phụ trách y tế ở các khu tạm trú cho người di cư Venezuela. UNICEF đã đưa vắc xin sởi vào chương trình Minucipal Seal có độ bao phủ tới 1.924 thành phố và khu đô thị.
Ở Yemen, nơi mà những năm tháng xung đột đã dẫn đến dịch sởi bùng phát, chính quyền địa phương với sự hỗ trợ của UNICEF, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và Liên minh toàn cầu về Vắc xin và tiêm chủng (GAVI) đã tiêm chủng được cho hơn 11.5 triệu trẻ em trong tháng 2.
Tại Madagascar, từ ngày 3 tháng 9 đến 21 tháng 2, 76.871 người dân nhiễm sởi và 928 người đã tử vong, đa số là trẻ em. Vào tháng Một, chính phủ, với sự hỗ trợ của các đối tác trong đó có UNICEF, đã triển khai một chiến dịch tiêm chủng hướng vào 114 quận. Hơn 2 triệu trẻ em ở 25 quận đã được tiêm chủng. Vào tháng Hai, 1,4 triệu trẻ em đã được tiêm phòng vắc xin, đến tháng Ba con số này là 3,9 triệu.
Năm 2018, Việt Nam có 1.177 ca nhiễm sởi, cao hơn gấp đôi so với năm 2017. Phần lớn các ca nhiễm sởi liên quan đến việc trẻ em chưa được tiêm vắc xin đầy đủ do cha mẹ quyết định trì hoãn việc tiêm vắc xin cho con mình. Cuối năm 2018, Bộ Y tế đã tiến hành tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho 4,2 triệu trẻ em từ 1 đến 5 tuổi tại 57 tỉnh thành trên cả nước. UNICEF đã kêu gọi các bậc cha mẹ hãy nỗ lực hơn nữa, tư vấn với các nhân viên y tế nhằm đảm bảo con em mình được tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo đúng lịch, giúp phòng bệnh cho trẻ em. UNICEF cũng đã vận động các cơ quan y tế đầu tư đầu tư lâu dài nhằm củng cố niềm tin trong người dân vào tiêm chủng và tập trung nỗ lực để vươn tới những cộng đồng nghèo nhất và thiệt thòi nhất, trong đó có nhóm người dân di cư trong nước.
Cở sở vật chất y tế nghèo nàn, xung đột nội bộ, nhận thức của người dân thấp, sự bằng lòng không muốn thay đổi và ngần ngại đối với vắc xin trong một số trường hợp có thể dẫn đến bùng phát dịch ở cả các quốc gia đã phát triển và đang phát triển. Ví dụ như, ở Hoa Kỳ, số ca nhiễm sởi đã tăng gấp 6 lần trong giai đoạn 2017 và 2018, lên tới 791 ca. Gần đây, dịch sởi cũng bùng phát ở New York và Washington. "Phần lớn tất cả các ca nhiễm này đều có thể phòng ngừa được, tuy nhiên trẻ em vẫn bị nhiễm sởi ở những nơi đơn giản là không thể có lý do nào mắc phải. Sởi có thể là một bệnh, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhiễm sởi thực chất lại là do thiếu thông tin, sự nghi ngờ, và sự bằng lòng không muốn thay đổi. Chúng ta cần phải làm nhiều việc hơn để thông tin một cách chính xác đến người làm cha làm mẹ, giúp cho việc tiêm chủng an toàn cho mọi trẻ em", bà Fore chia sẻ.
Để đấu tranh với bệnh sởi, UNICEF đang cấp bách kêu gọi các chính phủ, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, và các bậc cha mẹ phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn căn bệnh này: Hiểu sự an toàn và hiệu quả của vắc xin, và vắc xin có thể cứu mạng sống của trẻ em. Tiêm vắc xin cho tất cả trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi trong thời kỳ dịch sởi bùng phát. Tập huấn và trang bị kiến thức cho cán bộ y tế để họ có thể cung cấp dịch vụ có chất lượng. Tăng cường các chương trình tiêm chủng để cung cấp được tất cả các vắc xin cứu mạng sống con người.
VÂN KHÁNH
Theo baodansinh
9 người tử vong do cúm lợn H1N1 ở Maroc Bộ trưởng Y tế Maroc Anas Doukkali ngày 2/2 thông báo bệnh cúm lợn H1N1 bùng phát tại nước này đã khiến 9 người tử vong trong tuần qua. Theo Bộ trưởng Maroc, trường hợp tử vong đầu tiên do cúm lợn được ghi nhận vào ngày 29/1. Hiện chính phủ Maroc đã ra khuyến cáo các bác sỹ cần nâng cao tinh...