Phòng bệnh mùa đông cho trẻ
Mùa đông trẻ có thể mắc nhiều bệnh vì thế cha mẹ cần biết cách đề phòng cho bé nhé!
Cảm mạo
Gây ra ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, sợ lạnh, toàn thân khó chịu. Để đề phòng cảm mạo phong hàn cho trẻ trong mùa đông, phải luôn giữ ấm cho trẻ, cho trẻ ăn uống nóng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Không để trẻ ra nơi lạnh, có gió. Ban đêm đi ngủ phải chu y cho tre đi tât va không năm nơi có gió lùa.
Viêm mũi
Ban đầu trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, nặng đầu, đau mỏi chân tay. Sốt khoảng 39oC. Ban ngày thì nằm lịm, ban đêm thì quấy khóc bắt mẹ phải bế luôn trên tay. Nếu ở trẻ mới sinh, mũi dễ bị tắc do lỗ mũi rất nhỏ, trong khi đó trẻ lại chưa có thói quen thở bằng miệng nên rất dễ bị khó thở, trẻ quấy khóc, có hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch.
Trẻ thường mắc bệnh hô hấp vào mùa đông (Ảnh: Gettyimages)
Viêm V.A
Thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Trẻ bị sốt 38-39oC, cũng có thể sốt cao hơn, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Trẻ cũng bị ngạt mũi, dấu hiệu này được thấy rõ hơn khi trẻ ngủ.
Ở những trẻ còn bú mẹ, dấu hiệu ngạt mũi còn thấy khi trẻ muốn bú mẹ nhưng ngậm vú thì không thở được nên trẻ lại phải nhả vú mẹ ra để thở và tất nhiên là trẻ sẽ khóc. Bệnh thường kèm theo ho, nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Video đang HOT
Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở hôi.
Tùy mức độ bệnh của trẻ mà bác sĩ ra chỉ định như: điều trị bằng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao trên 38oC, các thuốc làm loãng đờm giảm ho, các thuốc nhỏ mũi. Ngoài ra, việc làm sạch mũi thường xuyên là rất quan trọng. Dùng kháng sinh phải do thầy thuốc chỉ định trong những trường hợp nặng, có biến chứng hoặc đe dọa biến chứng.
Viêm amiđan
Trẻ bị viêm amiđan cấp sẽ sốt cao từ 39-40oC, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm amiđan rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng.
Viêm họng cấp
Là bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh có thể gây đau khớp, biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em.
Viêm phế quản
Có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết, hoặc bị viêm họng, viêm mũi… Nhiều trường hợp trẻ chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ vài cái, vẫn chơi và ăn uống bình thường.
Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản phổi rất nguy hiểm.
Bệnh suyễn (hen phế quản)
Thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa…
Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở khi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím, vẻ mặt sợ hãi.
Nhiều trường hợp khó thở cấp tính cần xử trí cấp cứu kịp thời.
Sốt xuất huyết
Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa mưa, không khí ẩm thấp.
Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột và liên tục (39-40oC) trong vòng 1-6 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng…
Để phòng tránh các bệnh trong mùa lạnh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo hơn, tránh nhiễm lạnh, giữ ấm và đặc biệt là gió lạnh khi chiều về.
Cần vệ sinh ăn uống và răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Hơn nữa, thói quen ngoáy mũi và bú tay của trẻ cần được khắc phục triệt để.
Theo dõi và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh để những biến chứng không đáng có xảy ra.
Theo Eva
Lưu ý khi cho trẻ thừa cân ăn uống
Khi trẻ đã bị thừa cân, cha mẹ cần biết một số chế độ dinh dưỡng thích hợp sau đây:
- Hạn chế tối đa loại bánh kẹo và nước ngọt, thức ăn chế biến sẵn... Giảm thiểu các thực phẩm có năng lượng nhưng lại nghèo dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và chất khoáng.
- Giảm dần thức ăn có nguy cơ tăng cân, chứ không giảm đột ngột. Nên giảm dần mỗi tuần một lần, từ từ thay thế bằng các món ăn ít năng lượng hơn.
- Khi chế biến thức ăn dành cho trẻ cần tránh sử dụng dầu, mỡ nhiều như món chiên, xào, quay... Giảm thiểu việc tẩm, ướp và pha nước sốt có các nguyên liệu béo và ngọt. Nên cho trẻ dùng đường ăn kiêng thay đường thông thường.
Ảnh: west-info.eu.
- Trẻ em thừa cân thường hay đói hơn so với trẻ bình thường. Vì vậy nên tập cho trẻ ăn ít dần trong một bữa, nhưng tăng số lần ăn trong ngày. Chia nhỏ các bữa ăn, mỗi ngày cho trẻ ăn 5-6 lần. Tuyệt đối không bắt trẻ nhịn đói. Nên chuẩn bị sẵn thức ăn để cho trẻ ăn ngay khi đói nhưng là những thức ăn không béo...
- Tăng dần dần các thức ăn có nhiều chất xơ, vitamin, chất khoáng và ít năng lượng như rau, trái cây ít ngọt, củ được chế biến dưới dạng hấp luộc...
- Đừng quan niệm sai lầm, khi con thừa cân là cắt giảm sữa, vì sợ rằng sữa sẽ làm tăng cân hơn nữa. Sữa có đầy đủ chất dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối. Nên chọn các loại sữa giàu đạm và khoáng chất vi lượng.
- Nên cho trẻ ăn thức ăn ít năng lượng, sau đó mới đến thức ăn trẻ ưa thích...
- Ngoài ra, lên kế hoạch hàng tuần cho trẻ chạy nhảy vận động. Hạn chế các hoạt động tĩnh như đọc sách, xem tivi, chơi game... Không để cho trẻ thức khuya. Càng thức khuya, trẻ sẽ thèm ăn vặt hơn nên dễ tăng cân.
Theo VNE
Bác sĩ học làm hề để chữa bệnh cho trẻ Một cháu bé sợ hãi giãy giụa, la hét có thể trở thành thách thức với cả những bác sĩ có kinh nghiệm nhất. Những chú hề bác sĩ sẽ làm trẻ thư giãn, phân tâm, giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng. Đây là ý tưởng của khóa học "bác sĩ hề", lần đầu tổ chức tại Việt Nam, kết...