Hội chứng nghiện giật tóc: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Hội chứng nghiện giật tóc là một tình trạng tâm lý phức tạp, khiến người bị mắc phải không thể kiểm soát được hành vi nên thường xuyên giật tóc của mình.
1. Nguyên nhân gây hội chứng nghiện giật tóc
Hội chứng nghiện giật tóc là một dạng rối loạn kiểm soát xung động tạo ra sự thôi thúc thường xuyên, lặp lại và không thể kiểm soát hành vi giật tóc ra khỏi da đầu, lông mày hoặc các vùng khác trên cơ thể. Người mắc hội chứng này có thể cố gắng chống lại sự thôi thúc nhưng không thể dừng lại.
Người mắc hội chứng nghiện giật tóc không chỉ bị ám ảnh hoặc lo lắng về ngoại hình mà còn có cảm giác căng thẳng trước khi bứt tóc và cảm thấy hài lòng sau khi giật tóc. Thường xuyên giật tóc không kiểm soát có thể tạo những vết hói loang lổ trên vùng da bị nhổ, cảm giác tự ti khi giao tiếp xã hội.
Hiện vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây nên hội chứng nghiện giật tóc ở nhiều người. Tuy nhiên, các yếu tố sau có thể là tác nhân dẫn đến tình trạng này:
Thường xuyên bị lo lắng.
Lo lắng càng nhiều thì hành động giật bứt tóc càng diễn ra với tần suất thường xuyên, mức độ nghiêm trọng hơn. Không ít người bứt tóc để giải tỏa cảm xúc bứt rứt, khó chịu,… đang tồn tại.
Cảm giác buồn chán: Một vài người bắt đầu kéo tóc như một cách chống lại cơn buồn chán và dần trở thành thói quen.
Áp lực, căng thẳng
Khi cảm thấy căng thẳng hay phải chịu áp lực quá mức, nhiều người đã bứt tóc trong vô thức. Cảm giác đau khi kéo và bứt tóc khiến họ cảm thấy bớt căng thẳng, chú tâm vào hành vi của mình mà quên đi sự căng thẳng mà họ đang trải qua.
Yếu tố di truyền và rối loạn tâm lý
Có những người thường xuyên giật tóc vì bị rối loạn lưỡng cực, trầm cảm,… Ngoài ra, di truyền cũng được xem là yếu tố nguy cơ cao khiến cho một người nghiện giật tóc mà không rõ lý do.
Mất kiểm soát
Lo lắng quá mức khiến hành vi nhận thức bị mất kiểm soát nên cơ chế điều khiển xung động của não hoạt động không hiệu quả. Trong trường hợp này, một số người nhổ tóc trong vô thức và không biết về hành động đang diễn ra với mái tóc của mình.
Nội tiết thay đổi giai đoạn dậy thì
Một số bằng chứng cho thấy sự thay đổi nội tiết như hormone vỏ thượng thận (adrenocorticotropic hormone), estrogen và progesterone trong giai đoạn dậy thì có liên quan đến biểu hiện của bệnh giật tóc. Các yếu tố nội tiết tố có thể gián tiếp gây ra hiện tượng giật tóc thông qua thụ thể dopamin hoặc chất gây nghiện.
Mất cân bằng hóa học não
Lo lắng càng nhiều thì hành động giật tóc càng diễn ra với tần suất thường xuyên, mức độ nghiêm trọng hơn.
Những người mắc hội chứng nghiện giật tóc thường có những thay đổi tại các vùng não chịu trách nhiệm điều khiển cảm xúc và hành vi hoặc có sự biến đổi hóa học trong não.
2. Triệu chứng hội chứng nghiện giật tóc
Những người mắc hội chứng nghiện giật tóc thường cảm thấy thôi thúc mãnh liệt muốn giật tóc. Đồng thời họ cũng sẽ cảm thấy căng thẳng ngày càng tăng cho tới khi hành động. Sau khi nhổ tóc thì họ thường sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Vị trí bệnh hay gặp nhất là vùng da đầu. Ngoài ra, lông ở các bộ phận khác như lông mày, lông mi, chân, vùng mu có thể bị giật. Vị trí tóc bị giật, bị rụng có thể thay đổi theo thời gian. Các sợi tóc trong vùng bị giật tóc có độ dài khác nhau. Người bệnh có hoặc không nhận thức được hành vi của chính họ. Nó thường diễn ra khi người bệnh đang thực hiện các hoạt động khác như xem tivi, đọc sách, học bài, nói chuyện điện thoại. Hoặc có khi hành động giật tóc làm thuyên giảm sự lo âu, rối loạn ám ảnh của họ. Nhiều bệnh nhân có hai khuynh hướng giật tóc này.
Video đang HOT
Rụng tóc do tật giật tóc có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ cho tới nhiều, mất hết cả tóc trong vùng bị ảnh hưởng. Khi thăm khám có thể thấy vùng rụng tóc ranh giới không đều trên da đầu, sợi tóc bị gãy có các kích thước khác nhau. Trẻ em thường giật tóc ở những nơi dễ đưa tay tới và ở bên phía của tay thuận. Vị trí hay gặp nhất là vùng trán-thái dương và vùng đỉnh đầu. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác như vết xước, bầm máu hoặc đỏ da. Nếu thương tổn nang lông nhiều, lặp đi lặp lại có thể để lại sẹo không hồi phục.
Các triệu chứng của nghiện giật tóc có thể bao gồm:
Liên tục kéo tóc, thường là từ da đầu, lông mi hoặc lông mày. Tuy nhiên đôi khi là từ các vùng cơ thể khác và các vị trí có thể sẽ thay đổi theo thời gian.
Cảm giác căng thẳng ngày càng tăng trước khi kéo hoặc khi đang cố gắng để chống lại lực kéo.
Cảm giác nhẹ nhõm hoặc sảng khoái sau khi giật tóc.
Tình trạng rụng tóc đáng chú ý. Chẳng hạn như tóc ngắn, các vùng tóc mỏng, hói trên da đầu hoặc tại các vùng khác trên cơ thể. Bao gồm lông mày hoặc lông mi thưa, thiếu. Ưu tiên cho các loại tóc cụ thể, các nghi thức đi kèm với việc nhổ tóc hay các kiểu kéo tóc.
Cắn, nhai hoặc ăn luôn tóc nhổ.
Chơi đùa với tóc kéo ra hoặc xoa tóc lên môi hay lên mặt.
Liên tục cố gắng ngừng giật tóc hoặc cố gắng làm ít thường xuyên hơn nhưng không thành công.
Đau khổ hoặc vấn đề nghiêm trọng tại trường học, nơi làm việc hay trong các tình huống xã hội có liên quan đến việc nhổ tóc.
Nhiều người mắc hội chứng nghiện giật tóc còn có xu hướng cào da, cắn móng tay hoặc bặm môi. Đôi khi nhổ lông từ vật nuôi, búp bê hay từ các đồ vật, chẳng hạn như quần áo hoặc chăn cũng có thể là một dấu hiệu. Hầu hết những người mắc chứng giật tóc đều nhổ tóc ở vùng kín nhưng thường cố gắng che giấu chứng rối loạn này với người khác.
Đối với những người mắc chứng nghiện giật tóc thì hành động giật tóc có thể diễn ra theo hai hình thức sau:
Tập trung: Một số người cố tình kéo tóc nhằm giảm bớt căng thẳng hoặc đau khổ. Ví dụ họ kéo tóc ra nhằm làm giảm bớt cảm giác muốn kéo tóc thôi thúc quá lớn. Một người có thể thực hiện các nghi thức phức tạp để nhổ tóc, ví dụ như tìm loại tóc phù hợp hoặc cắn những sợi tóc đã nhổ.
Tự động: Một số người kéo tóc nhưng lại không hề nhận ra rằng họ đang làm điều đó. Chẳng hạn như khi họ buồn chán, đang xem TV hoặc đang đọc sách. Hành động kéo tóc có thể diễn ra trong vô thức.
Ngoài ra, cùng một người có thể thực hiện cả hành động kéo tóc tập trung và tự động. Điều này còn phụ thuộc vào tâm trạng và tình huống. Một số tư thế hoặc nghi thức nhất định có thể kích hoạt hành vi giật tóc, chẳng hạn như chải tóc hoặc gối đầu lên tay.
Hội chứng nghiện nhổ tóc là một rối loạn có xu hướng kéo dài mạn tính. Nếu không sớm can thiệp điều trị thì theo thời gian, các triệu chứng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng.
3. Hội chứng nghiện giật tóc có lây không?
Nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng nghiện giật tóc hiện vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, bệnh có thể do những bất thường trong não có liên quan đến khu vực điều khiển cảm xúc, vận động, hình thành thói quen và kiểm soát xung động. Do không phải là bệnh lây nhiễm nên hội chứng nghiện giật tóc không lây.
4. Phòng ngừa hội chứng nghiện giật tóc
HIện chưa rõ nguyên nhân gây hội chứng nghiện giật tóc, các triệu chứng của bệnh là tự phát và không có cách nào có thể ngăn chặn chứng bệnh này. Tuy nhiên, người bệnh cần kiểm soát các hành vi tiềm ẩn và điều trị bệnh ngay khi có các triệu chứng. Ngoài ra, người bệnh cần học cách quản lý căng thẳng để giúp tránh tình trạng nghiện giật tóc về sau.
5. Điều trị hội chứng nghiện giật tóc
Điều trị tật giật tóc gồm:
Mục tiêu điều trị: thay đổi thói quen xấu bằng những thói quen tốt.
Phương pháp điều trị hiệu quả: liệu pháp thay đổi tâm lý
Ghi lại thời gian, thời điểm, các vấn đề khiến bệnh nhân nhổ lông, tóc
Tác động hành vi: thay vì nhổ lông, tóc chuyển sang cầm nắm vật
Sự quan tâm từ gia đình.
Một số thuốc chống trầm cảm được bác sĩ kê đơn trong việc điều trị bệnh nghiện giật tóc do trầm cảm hoặc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Cần giáo dục, tư vấn tâm lý cho các bệnh nhân có tật giật tóc. Ở trẻ em cần có sự giúp đỡ của bố mẹ: cắt tóc ngắn sát da đầu, đi tất tay, nhẹ nhàng nhắc nhở hành vi khi thấy trẻ giật tóc.
Đối với các trường hợp khó thay đổi hành vi, có thể sử dụng các thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Ở những trẻ còn nhỏ, tật giật tóc thường lành tính và có thể tự giới hạn, tự hết. Ở trẻ vị thành niên và ở người lớn, bệnh có xu hướng mạn tính, liên quan tới nhiều rối loạn tâm lý khác.
Bài tập cho người mắc Hội chứng nghiện giật tóc
Các bài tập có thể giúp quản lý căng thẳng, kiểm soát các hành vi tiềm ẩn ở người mắc Hội chứng nghiện giật tóc, từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
1. Tác dụng của các bài tập với người mắc Hội chứng nghiện giật tóc
Hội chứng nghiện giật tóc là một rối loạn kiểm soát xung động thường do các nguyên nhân rối loạn tâm lý, lo lắng thường xuyên, căng thẳng, áp lực... gây nên. Người mắc Hội chứng nghiện giật tóc thường xuyên phải bứt lông hay tóc ra khỏi các vùng như da đầu, lông mày, lông mi, ảnh hưởng đến ngoại hình, khả năng làm việc của người bệnh.
Nặng hơn, Hội chứng nghiện giật tóc có thể dẫn đến những hậu quả như nhiễm trùng, tổn thương da, có thể ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân, dẫn đến tình trạng tránh giao tiếp xã hội. Người mắc Hội chứng nghiện giật tóc thường cảm thấy căng thẳng hoặc lo âu trước khi giật tóc và hành động giật tóc được sử dụng như một cách giải tỏa.
Việc thực hiện các bài tập giúp người bệnh:
- Thư giãn: Một số bài tập như bài tập thở sâu, thư giãn cơ hoặc yoga giúp cơ thể thư giãn, giảm mức độ kích thích cảm xúc, hạn chế nhu cầu tìm đến hành vi giật tóc để giải tỏa.
- Làm gián đoạn thói quen giật tóc: Các bài tập thay thế hành vi giật tóc, làm gián đoạn thói quen xấu và hình thành thói quen mới không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nâng cao ý thức: Nhiều người mắc Hội chứng nghiện giật tóc không nhận ra khi nào và tại sao họ giật tóc, nên các bài tập giúp nâng cao ý thức là bước quan trọng để kiểm soát hành vi.
Các bài tập vận động thể chất một mặt giúp kiểm soát hành vi, mặt khác lại giúp cải thiện trạng thái tinh thần và sức khỏe cơ thể, giảm căng thẳng và tạo cảm giác hạnh phúc; tạo cơ hội cho tóc mọc lại và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của hội chứng như rụng tóc từng mảng hoặc viêm da đầu...
Người mắc Hội chứng nghiện giật tóc nên thực hiện các bài tập luyện thường xuyên để thư giãn, cải thiện triệu chứng.
2. Một số bài tập cho người mắc Hội chứng nghiện giật tóc
2.1. Bài tập hít thở sâu
Người bệnh nhẹ nhàng, từ từ hít vào sâu, giữ hơi thở rồi sau đó lại nhẹ nhàng thở ra từ từ. Khi tập thở, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể được thả lỏng, từ đó đạt được trạng thái thư giãn cơ thể.
Trên người bệnh mắc Hội chứng nghiện giật tóc, bài tập hít thở sâu có thể được phối hợp cùng bài tập thư giãn cơ tiến triển bằng cách siết chặt từng nhóm cơ ở tay, chân, vai trong vài giây, rồi thả lỏng ra từ từ theo nhịp điệu hơi thở. Điều này sẽ tăng cường tác dụng thư giãn cơ thể, giảm sự thôi thúc giật tóc của người bệnh.
Người mắc Hội chứng nghiện giật tóc nên kết hợp hít thở sâu và bài tập thư giãn cơ tiến triển để giảm triệu chứng (ảnh minh họa).
2.2. Bài tập thiền định
Người bệnh ngồi yên, tập trung vào hơi thở hoặc lặp lại một từ, một câu ngắn có nội dung tích cực. Bài tập này cũng có thể tiến hành kết hợp với bài tập hít thở sâu, vừa giúp thư giãn cơ thể, vừa giúp rèn luyện sự tập trung, từ đó hỗ trợ giảm khả năng tái phát hành vi giật tóc.
2.3. Bài tập thay thế hành vi cho người mắc Hội chứng nghiện giật tóc
Người bệnh mắc Hội chứng nghiện giật tóc có thể thực hiện bài tập thay thế hành vi nhằm tạo thói quen mới thay vì giật tóc. Khi cảm thấy muốn giật tóc, hãy thay thế hành động giật tóc bằng việc bóp quả bóng cao su, chơi với các đồ vật có kết cấu đặc biệt như slime, xoắn dây cao su quanh ngón tay hoặc đơn giản là nắm chặt tay và không duỗi bàn tay dùng để giật tóc để hạn chế hành vi giật tóc.
Chơi với slime là một hoạt động thay thế hành vi giật tóc.
2.4. Bài tập tăng cường nhận thức
Người bệnh có thể ngồi trước gương mỗi khi có cảm giác muốn giật tóc, giúp tăng cường ý thức về hành động, từ đó giảm tần suất giật tóc của người bệnh.
Bên cạnh đó, để tăng cường nhận thức người bệnh cũng nên có thói quen ghi chép cảm xúc là lý do của mỗi lần muốn giật tóc. Nhận thức được các nguyên nhân như lo lắng, áp lực, buồn chán, mệt mỏi... cũng giúp người bệnh cải thiện hành vi của mình.
2.5. Bài tập rèn luyện sự tập trung
Bên cạnh bài tập thiền định ở trên, người mắc Hội chứng nghiện giật tóc cũng có thể tập các bài tập rèn luyện sự tập trung khác như chơi ghép hình, Sudoku, giải câu đố... Việc tập trung vào các hoạt động sáng tạo khác sẽ giúp chuyển hướng tâm trí, giảm sự thôi thúc thực hiện hành vi giật tóc.
2.6. Các bài tập vận động thể chất
Người mắc Hội chứng nghiện giật tóc có thể tham gia vào các hoạt động vận động thể chất như tập yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, đá bóng, các bài tập aerobic...
Khoa học đã chứng minh các hoạt động vận động thể chất giúp làm tăng nồng độ endorphin, một loại hormone giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác hạnh phúc, cải thiện tâm trạng, thông qua đó cũng có thể cải thiện tình trạng muốn giật tóc của người bệnh.
3. Một số lưu ý khi tập vận động ở người mắc Hội chứng nghiện giật tóc
Thời điểm tập tốt trong ngày: Người bệnh có thể lựa chọn bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày để thực hiện các bài tập thể chất. Tuy nhiên, không nên tập khi vừa ăn no hay quá đói hoặc ngay trước khi đi ngủ.
Với các bài tập thay thế hành vi, người bệnh cần luôn ghi nhớ và thực hiện ngay khi có biểu hiện giật tóc.
Cách tập không gây hại sức khỏe
Xây dựng thói quen: Bên cạnh các bài tập, người mắc Hội chứng nghiện giật tóc cũng cần xây dựng cho mình thói quen chăm sóc bản thân, chăm sóc tốt hơn cho tóc và da đầu. Chẳng hạn sử dụng mũ đội đầu hoặc quấn khăn lên đầu, sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu dưỡng hoặc mặt nạ tóc, một mặt tạo điều kiện cho tóc phục hồi, một mặt giúp bảo vệ tóc và giảm ý muốn giật tóc.
Lựa chọn bài tập phù hợp: Nên chọn các bài tập phù hợp với sở thích và khả năng của người bệnh. Người bệnh có thể mất động lực, thậm chí cảm thấy căng thẳng nếu bài tập quá khó hoặc không hứng thú. Do đó, cần chú ý đến trạng thái cảm xúc khi tập luyện, tránh các bài tập kích thích cảm xúc quá mức, vì trạng thái cảm xúc tiêu cực khi tập luyện có thể khiến hành vi giật tóc trở lại.
Người mắc Hội chứng nghiện giật tóc nên lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp và không đặt mục tiêu quá cao.
Không đặt mục tiêu quá cao: Các bài tập không mang lại hiệu quả tức thì trong việc kiểm soát hành vi, cần thời gian để phát huy tác dụng, vì vậy nên duy trì lịch tập đều đặn và ghi nhận những thay đổi tích cực nhỏ qua từng ngày. Việc đặt mục tiêu cao hoặc quá cứng nhắc cũng có thể gây căng thẳng, làm tăng nguy cơ tái phát hành vi giật tóc.
Tạo môi trường tập luyện phù hợp: Cần tạo cho người bệnh một môi trường luyện tập thoải mái, yên tĩnh, thoáng mát và không có các yếu tố gây phân tâm. Môi trường ồn ào, đông người hoặc nhiều yếu tố kích thích có thể khiến người bệnh khó tập trung và cảm thấy bất an.
Ngừng tập nếu cảm thấy căng thẳng, thay vào đó là thư giãn hoặc trò chuyện với người thân để trấn an. Nếu người bệnh cảm thấy căng thẳng tăng lên khi tập hoặc không thấy hiệu quả, cần có sự can thiệp từ chuyên gia.
Gen Z là thế hệ dễ kết nối nhất, nhưng bị nỗi cô đơn ám ảnh hàng đêm Gen Z sinh ra trong thời đại công nghệ và là thế hệ có nhiều kết nối nhất, nhưng không có nghĩa là người trẻ cảm thấy gần gũi hơn với các mối quan hệ trong xã hội. Một nghiên cứu mới cho thấy sự cô đơn đang ám ảnh gen Z vào ban đêm, khiến những người trẻ trằn trọc và cảm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

10 gợi ý bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng Goodpasture

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Cụ bà ho kéo dài do hạt hồng xiêm nằm sâu trong phế quản

Chế độ ăn cho người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Người lớn mắc sởi dễ gặp biến chứng nặng

Người có bệnh nền mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thế nào?

Zona gây ra những biến chứng, hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng với người mắc bệnh nền

Một phụ nữ ở Lai Châu tử vong nghi ngộ độc do ăn nấm dại

Những lợi ích sức khỏe sau một giờ đi bộ mỗi ngày

Phẫu thuật nội soi cắt vát dạ dày cho 20 người béo phì

Một người tử vong do ăn nấm lạ
Có thể bạn quan tâm

Măng Đen kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Du lịch
08:42:52 18/04/2025
Bé gái bị bỏ rơi kèm lời nhắn "cháu khổ quá" đã được mẹ nhận lại
Netizen
08:36:42 18/04/2025
Sao Việt 18/4: Tăng Thanh Hà lần đầu hé lộ ảnh sinh con đầu lòng 10 năm trước
Sao việt
08:03:43 18/04/2025
Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30
Làm đẹp
08:02:45 18/04/2025
Bộ phim 18+ gây tranh cãi suốt 20 năm vì cảnh nóng thật của nữ chính và đạo diễn, 1 tên tuổi bị hủy hoại đáng tiếc
Hậu trường phim
08:00:21 18/04/2025
Siêu hạ giá trong tuần: Bom tấn di động 25 USD đang được sale với giá chỉ còn bằng đúng... 1 bát phở
Mọt game
07:49:03 18/04/2025
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng
Sao thể thao
07:43:23 18/04/2025
Bắt 7 tàu khai thác cát trái phép, lần ra đối tượng làm giả giấy tờ
Pháp luật
07:38:21 18/04/2025
Trải nghiệm camera trên Oppo Find N5 - mạnh mẽ, thông minh, tối ưu hóa bằng AI
Đồ 2-tek
07:17:37 18/04/2025
Google tìm cách trị ứng dụng Android chạy ngầm 'ngốn' pin
Thế giới số
07:10:28 18/04/2025