Cao Bằng: Các ca nghi mắc sởi chủ yếu là trẻ em chưa được tiêm chủng
Tính từ ngày 1/1-14/3, tỉnh Cao Bằng ghi nhận 2.501 ca nghi sởi; các ca nghi mắc chủ yếu là trẻ em chưa được tiêm chủng vaccine sởi hoặc chỉ được tiêm 1 mũi vaccine có chứa thành phần sởi.
Tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ từ 6 đến dưởi 9 tháng tuổi. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Các ca sốt phát ban nghi sởi đã xuất hiện tại huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc và rải rác ở các huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ cuối năm 2024.
Trước diễn biến phức tạp của dịch sởi thời gian gần đây, ngành Y tế tỉnh Cao Bằng đã chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan.
Tính từ ngày 1/1-14/3, toàn tỉnh Cao Bằng ghi nhận 2.501 ca nghi sởi; trong đó, huyện Bảo Lâm có 1.918 ca, Bảo Lạc 393 ca, Hà Quảng 114 ca, Nguyên Bình 33 ca, thành phố Cao Bằng 33 ca và Hòa An 2 ca; không có trường hợp tử vong.
Các ca nghi mắc bệnh sởi chủ yếu là trẻ em chưa được tiêm chủng vaccine chứa thành phần sởi hoặc chỉ được tiêm 1 mũi vaccine có chứa thành phần sởi; một số ít trẻ chưa đến độ tuổi tiêm chủng.
Để triển khai phòng, chống dịch sởi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng đã phân bổ 11.700 liều vaccine sởi cho huyện Bảo Lâm (9.740 liều) và Bảo Lạc (2.230 liều).
Hai địa phương này đã tiếp nhận, triển khai tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi được 9.109/9.761 đối tượng (đạt 93,3%).
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phân bổ 5.000 viên Vitamin A cho các cơ sở y tế thu dung điều trị bệnh nhân sởi; đề xuất với Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) cấp 13.760 liều vaccine sởi để tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi trên địa bàn tỉnh.
Bác sỹ Bế Thị Ngọc Lan, Trưởng Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng cho biết sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan thành dịch. Bệnh sởi biểu hiện chính là sốt, phát ban, trẻ mắc sởi thường sốt cao, khi sốt giảm sẽ xuất hiện ban dạng sẩn ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực, bụng và toàn thân, từ sau 7-10 ngày ban biến mất theo thứ tự đã nổi trên da và để lại những vết thâm thường gọi là “vằn da hổ.”
Một số trường hợp biểu hiện kèm theo chảy nước mũi, ho, đỏ mắt, tiêu chảy. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng thường có một số biến chứng như viêm tai giữa cấp, viêm não, tiêu chảy và ói mửa, mờ hoặc loét giác mạc, có thể mù lòa, suy dinh dưỡng nặng, viêm phổi nặng có thể dẫn đến tử vong. Với phụ nữ có thai, bệnh sởi cũng có tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng tới thai nhi.
Video đang HOT
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng nhận định thời gian tới, dịch sởi còn diễn biến phức tạp, có thể ghi nhận thêm các ca mắc mới tại các địa phương, đặc biệt tại các huyện có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống bệnh sởi hiện nay ở tỉnh gặp khó khăn khi các ca nghi sởi đều xuất hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Các ca bệnh cũng xuất hiện rải rác trong cộng đồng, một số trường hợp có triệu chứng không điển hình và tình trạng tự điều trị khi bệnh mới có các dấu hiệu nhẹ dẫn đến khó khăn trong phát hiện sớm, khó kiểm soát.
Việc lây nhiễm chéo trong cơ sở khám chữa bệnh, nơi có bệnh nhân mắc sởi đang điều trị là nguy cơ tiềm ẩn hình thành các ổ dịch và có thể lây nhiễm ra cộng đồng rất cao.
Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng Nông Trí Truyền đề nghị các địa phương tiếp tục tuyên truyền trong cộng đồng về bệnh sởi, cách nhận biết và biện pháp phòng, chống, lợi ích tiêm chủng vaccine phòng bệnh; theo dõi sát tình hình dịch bệnh sốt phát ban nghi sởi trên địa bàn, hướng dẫn cách ly và chăm sóc theo quy định tránh biến chứng, tử vong.
Cùng với đó, các địa phương rà soát đối tượng trẻ trong Chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh, tiền sử tiêm chủng và tổ chức tiêm bù, tiêm vét mũi vaccine sởi (cho trẻ từ đủ 9 tháng tuổi) và vaccine sởi-rubella (cho trẻ từ đủ 18 tháng tuổi) nhằm tạo miễn dịch cộng đồng bao phủ vaccine.
Các địa phương cần đảm bảo sẵn sàng công tác hậu cần, thuốc, thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”; chủ động giám sát các trường hợp nghi mắc sởi nhằm kịp thời phát hiện sớm các ca mắc mới, điều tra, lấy mẫu xét nghiệm đối với các địa phương chưa ghi nhận ca mắc, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời./.
Việc cần làm để ngăn dịch sởi lan rộng cả nước
Kể từ thời điểm TP.HCM công bố dịch sởi hồi tháng 8, số ca mắc vẫn trên đà gia tăng. Đáng nói, đa số trẻ mắc chưa được tiêm vaccine hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng với vaccine sởi.
Tại Hội nghị trực tuyến về Công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm hôm 28/11, TS.BS Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 5.000 ca dương tính. Số trường hợp tử vong ghi nhận tại TP.HCM (4), Đồng Nai (2), Bến Tre (1), Bình Dương (1). So với cùng kỳ năm 2023, số nghi sởi cao hơn 52,9 lần, số sởi dương tính cao hơn gấp 111 lần.
Đáng chú ý, đa số trường hợp mắc là trẻ chưa được tiêm vaccine hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng với vaccine chứa thành phần sởi.
Diễn tiến ca nghi sởi theo tuần năm 2024 tại Việt Nam. Nguồn: Bộ Y tế.
Tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng số ca vẫn tăng
TS.BS Nguyễn Vũ Thượng cho biết số ca bệnh sởi và sốt phát ban gia tăng mạnh. Tích lũy từ đầu năm đến nay, khu vực phía Nam ghi nhận khoảng 16.500 ca sốt phát ban và sởi. Số ca mắc ghi nhận cao nhất ở Đồng Nai với hơn 3.000 trường hợp, TP.HCM là hơn 2.700 ca.
Đại diện Sở Y tế Đồng Nai cho hay tỷ lệ triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ của tỉnh đạt 97% nhưng các ca sởi được ghi nhận có tới 80-90% trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vaccine sởi.
"Việc tiêm vaccine sởi cho trẻ 1-10 tuổi đã được rà soát trong thời gian qua, chiếm 86%, trong đó TP.HCM có tỷ lệ tiêm rất cao (97%). Thế nhưng, số ca mắc sởi trong độ tuổi này không có xu hướng giảm", TS.BS Nguyễn Vũ Thượng nhấn mạnh.
Nhận định nguyên nhân của tình trạng này, ông Thượng cho rằng đối tượng tiêm chủng được rà soát thông qua Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia chưa được quản lý hết. Còn rất nhiều trẻ không triển khai tiêm được vaccine, đa số trong các gia đình có biến động dân cư.
Một bệnh nhi được điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Ảnh: Khương Nguyễn.
Qua khảo sát có tới 27% phụ huynh không đồng ý cho trẻ tiêm vaccine, 23% trẻ trên địa bàn không nằm trong danh sách tiêm vaccine. Như vậy, đối tượng cần được tiêm đang bị bỏ sót nhiều.
"Đây chính là nguyên nhân khiến số ca mắc sởi vẫn gia tăng nhanh trong thời gian qua dù tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi cao", Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM nói.
Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM, dự đoán số ca mắc sởi sẽ tiếp tục gia tăng. Ông nhận định nguy cơ không chỉ ở các địa phương phía Nam mà sẽ bùng phát ở nhiều khu vực trên khắp cả nước nếu vấn đề miễn dịch cộng đồng với sởi chưa được giải quyết.
Nguyên nhân là "lỗ hổng tiêm chủng" khi có một thời gian dài Chương trình Tiêm chủng mở rộng thiếu vaccine, trong khi đó, ý thức tiêm chủng của người dân không nhiều, lo cơm áo gạo tiền, chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó, dịch sởi sẽ diễn biến theo chu kỳ 4-5 năm/lần.
"Khi biết được quy luật, chúng ta phải cùng nhau phòng tránh. Nguồn lây của bệnh không qua trung gian với tốc độ lây lan rất nhanh. Đặc biệt, hiện nay chúng ta đã có vaccine, dịch bùng phát hay không là phụ thuộc rất nhiều vào ý thức phòng bệnh của mỗi người. Vì vậy, việc chống dịch sởi không bao giờ là muộn", BS Khanh nhấn mạnh.
Tiêm vaccine phòng sởi càng sớm càng tốt
Theo Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM, người dân cần tiêm phòng sởi càng sớm càng tốt để tạo miễn dịch cộng đồng, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, phụ nữ chuẩn bị mang thai, người mắc các bệnh lý mạn tính như tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch. Điều quan trọng là tiếp tục rà soát tất cả người có nguy cơ mắc bệnh đang nằm ngoài diện bao phủ tiêm vaccine để tiêm vét, tiêm bù. Người dân chưa tiêm vaccine phòng sởi đủ thì cẩn thận khi đến các cơ sở y tế.
Trao đổi với Tri Thức - Znews, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết các phụ huynh cần đưa con em tiêm đầy đủ mũi, đúng lịch. Người lớn không nhớ rõ lịch sử tiêm chủng cần tiêm vaccine để phòng mắc bệnh, tránh lây lan cho những người xung quanh.
Đặc biệt, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm vaccine để bảo vệ thai kỳ và truyền kháng thể thụ động bảo vệ bé trước khi đến tuổi tiêm ngừa.
TP.HCM chính thức triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi. Ảnh: Duy Hiệu.
"Ngoài trẻ em, người lớn cũng là nguồn lây bệnh nhưng các triệu chứng có thể không điển hình như không mệt mỏi hoặc sốt cao như trẻ nhỏ, dễ nhầm lẫn với sốt siêu vi hoặc sốt phát ban thông thường khiến việc phát tán virus khó kiểm soát. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vaccine. Tuy nhiên, việc tiêm vaccine cần đạt độ bao phủ ít nhất 95% mới tạo được miễn dịch cộng đồng, ngăn ngừa virus sởi tiếp tục lây lan", bác sĩ Chính cho hay.
Tại TP.HCM, số ca mắc sởi ở trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi đang gia tăng, vaccine sởi được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi, do đó phụ huynh có thể đưa con đi tiêm sớm để phòng bệnh sớm.
"Chỉ trong một tuần sau khi triển khai tiêm vaccine sởi chống dịch cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi, các trung tâm VNVC tại TP.HCM ghi nhận lượng tiêm vaccine sởi cho đối tượng này tăng đột biến, đạt gần 5.000 lượt tiêm", BS Chính thông tin.
Theo chuyên gia này, mũi 0 vaccine sởi tiêm từ 6 đến 9 tháng tuổi được xem là mũi vaccine chống dịch, giúp trẻ tăng cường phòng bệnh sởi, đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo trong tình hình dịch diễn biến phức tạp. Vaccine dành cho trẻ dưới 9 tháng tuổi an toàn, nếu có phản ứng thì thường là sốt nhẹ, đau ở vị trí tiêm.
Kết quả nghiên cứu của WHO trên hơn 2.000 trẻ cho thấy mũi tiêm sớm này giúp trẻ có miễn dịch từ 65-85%. Khi đủ từ 9 tháng tuổi trở lên, trẻ cần tiêm tiếp các mũi vaccine sởi để tăng cường hiệu quả miễn dịch.
Dịch sởi diễn biến phức tạp tại một số địa phương Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/2 đến ngày 7/3), toàn thành phố ghi nhận 120 trường hợp mắc sởi. Cộng dồn năm 2025 đến nay, thành phố Hà Nội ghi nhận 745 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Cũng về dịch sởi, sáng 11/3, thông tin từ Bộ Y...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng Goodpasture

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Nguyên tắc quan trọng khi uống nước

Top 5 loại rau thơm ăn hằng ngày giúp sống thọ hơn

Cụ bà ho kéo dài do hạt hồng xiêm nằm sâu trong phế quản

Chế độ ăn cho người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Người lớn mắc sởi dễ gặp biến chứng nặng

Người có bệnh nền mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thế nào?

Zona gây ra những biến chứng, hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng với người mắc bệnh nền

Một phụ nữ ở Lai Châu tử vong nghi ngộ độc do ăn nấm dại

Phẫu thuật nội soi cắt vát dạ dày cho 20 người béo phì

Một người tử vong do ăn nấm lạ
Có thể bạn quan tâm

10 nữ hoàng cảnh nóng đẹp nhất Hàn Quốc: Sốc nhất là Son Ye Jin, số 1 sexy không ai sánh bằng
Hậu trường phim
07:49:29 18/04/2025
Siêu hạ giá trong tuần: Bom tấn di động 25 USD đang được sale với giá chỉ còn bằng đúng... 1 bát phở
Mọt game
07:49:03 18/04/2025
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng
Sao thể thao
07:43:23 18/04/2025
Bắt 7 tàu khai thác cát trái phép, lần ra đối tượng làm giả giấy tờ
Pháp luật
07:38:21 18/04/2025
Trải nghiệm camera trên Oppo Find N5 - mạnh mẽ, thông minh, tối ưu hóa bằng AI
Đồ 2-tek
07:17:37 18/04/2025
Google tìm cách trị ứng dụng Android chạy ngầm 'ngốn' pin
Thế giới số
07:10:28 18/04/2025
Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người
Tin nổi bật
07:03:18 18/04/2025
Ông Biden tái xuất, lần đầu phát biểu từ khi mãn nhiệm
Thế giới
06:58:35 18/04/2025
10 cặp đôi phim Hàn đỉnh nhất 10 năm qua: Nhìn nhau đã thấy yêu, ngọt ngào đến phát hờn
Phim châu á
06:43:24 18/04/2025
3 "công chúa dị vực" đẹp nhất Trung Quốc chung khung hình đang viral khắp MXH: Netizen "ngất xỉu" tập thể trước cốt cách mỹ nhân
Sao châu á
06:38:18 18/04/2025