6 loại thực phẩm bổ sung có thể gây tổn thương gan
Thực phẩm bổ sung và thảo dược có vẻ vô hại nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy sáu loại thực phẩm bổ sung phổ biến có liên quan đến tổn thương gan.
Thực phẩm bổ sung là các sản phẩm được thiết kế để bổ sung vào chế độ ăn uống, cung cấp thêm các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất xơ, acid béo hoặc acid amin có thể bị thiếu hụt trong khẩu phần ăn hàng ngày của một người.
Thực phẩm bổ sung mang lại ưu điểm là bổ sung nhanh chóng các dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ sức khỏe khi chế độ ăn uống thiếu hụt và tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, lạm dụng có thể gây tác dụng phụ, tương tác thuốc, hoặc tổn thương gan, thận. Do đó, cần thận trọng lựa chọn sản phẩm uy tín và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nghiên cứu khảo sát ước tính rằng, trong khoảng thời gian một tháng, hơn 15 triệu người lớn ở Hoa Kỳ đã dùng các chất bổ sung có chứa các thành phần có thể gây hại cho gan. Những thành phần này bao gồm nghệ, trà xanh, ashwagandha, garcinia cambogia (quả nụ), gạo men đỏ và rễ cây Cohosh đen.
Nhiều thực phẩm bổ sung có chứa các thành phần hoạt tính có thể có tác động mạnh đến cơ thể. Luôn cảnh giác với khả năng xảy ra phản ứng xấu, đặc biệt là khi dùng sản phẩm mới.
Gan giúp phân hủy thuốc và chất bổ sung. Trong khi thuốc phải trải qua quá trình thử nghiệm rộng rãi trước khi được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chấp thuận còn chất bổ sung thì không. Ví dụ, Tylenol có nhãn cảnh báo bắt buộc về gan với thông tin về rủi ro và liều lượng an toàn. Tuy nhiên, chất bổ sung có thể lên kệ mà không cần phải trải qua quá trình thử nghiệm nghiêm ngặt về tính an toàn và hiệu quả.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả mọi người dùng các loại thực phẩm bổ sung này đều bị tổn thương gan.
“Không phải mọi lá gan đều bị tổn thương. Nó còn phụ thuộc vào từng bệnh nhân và những gì họ đang dùng cũng như các đơn thuốc khác mà họ đang dùng. Đây thực sự là điều không thể đoán trước”, Alisa Likhitsup, phó giáo sư lâm sàng tại Đại học Michigan Health và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Sau đây là những điều nên biết về sáu loại thực phẩm bổ sung có liên quan đến độc tính gan:
1. Nghệ – thực phẩm bổ sung phổ biến
Nghệ là một loại thực phẩm bổ sung phổ biến để kiểm soát bệnh viêm khớp, các vấn đề về tiêu hóa và bệnh gan. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy rằng thực phẩm bổ sung nghệ có thể gây hại cho gan. Thực phẩm bổ sung có hạt tiêu đen có thể gây hại thêm vì điều này làm tăng khả năng hấp thụ nghệ.
Một nghiên cứu năm 2023 cho thấy sự gia tăng các tổn thương gan do nghệ gây ra ở Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu từ Mạng lưới tổn thương gan do thuốc của Hoa Kỳ từ năm 2004 đến năm 2022, chỉ có mười trường hợp tổn thương gan liên quan đến nghệ được báo cáo nhưng sáu trong số đó đã xảy ra kể từ năm 2017.
2. Trà xanh
Các chất bổ sung trà xanh đã được tiếp thị như là chất giảm cân và chống ung thư. Tiêu thụ quá nhiều một hợp chất cụ thể trong trà xanh là epigallocatechin gallate (EGCG) có thể gây hại cho gan.
Tuy nhiên, Caroline Susie, một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký tại Dallas và là người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ cho biết: “Uống trà thường xuyên, khoảng 3 đến 5 tách mỗi ngày không gây ra rủi ro tương tự vì lượng EGCG trong chế độ ăn uống cung cấp thấp hơn nhiều”.
3. Ashwagandha
Ashwagandha là một loại thảo dược có nhiều tiềm năng lợi ích cho sức khỏe nhưng cần được sử dụng một cách thận trọng và có hiểu biết.
Video đang HOT
Ashwagandha, còn được gọi là nhân sâm Ấn Độ, thuộc họ cà độc dược (Solanaceae). Cây bụi lâu năm này có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, Bắc Phi, Nam Á và quần đảo Canary. Ashwagandha đã được sử dụng để giảm căng thẳng và lo âu, cải thiện chức năng não bộ, tăng cường năng lượng và sức bền, hỗ trợ sức khỏe sinh sản, giảm viêm…
Một số người dùng ashwagandha để giảm căng thẳng hoặc hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Đã có báo cáo về các tổn thương gan liên quan đến ashwagandha ở Hoa Kỳ.
Caroline Susie cho biết: “Ngưỡng độc hại chính xác vẫn chưa được biết nhưng các trường hợp được báo cáo liên quan đến chiết xuất liều cao chứ không phải bột rễ cây thông thường”. Chuyên gia Caroline Susie cho biết thêm, mặc dù chiết xuất liều cao có thể gây hại nhưng lượng ashwagandha hấp thụ vào cơ thể ở mức thấp nói chung là an toàn.
Điều quan trọng là phải trao đổi với bác sĩ trước khi dùng ashwaganda, đặc biệt là nhưng người có tiền sử bệnh gan. Dùng ashwagandha với các chất bổ sung khác có thể gây thêm tác hại.
4. Quả nụ
Quả nụ có hình dạng giống quả bí ngô nhỏ, màu xanh lục hoặc vàng nhạt khi chín. Đây là loại quả có nguồn gốc từ Indonesia, các chất bổ sung Garcinia cambogia có chứa acid hydroxycitric (HCA) được quảng cáo là có tác dụng giảm cân. Chúng có thể tương tác với các loại thuốc khác và có liên quan đến tổn thương gan.
Susie cho biết: “Nguy cơ sẽ cao hơn khi kết hợp với các loại thực phẩm bổ sung giảm cân khác”.
5. Gạo men đỏ, thực phẩm bổ sung
Người ta cho rằng thực phẩm bổ sung men gạo đỏ có tác dụng giúp giảm cholesterol. TS. Nima Majlesi, nhà độc chất học tại Bệnh viện Đại học Northwell Staten Island cho biết, những thực phẩm này chứa statin tự nhiên có thể gây tổn thương gan.
TS. Nima Majlesi nói thêm rằng những người dùng liều cao hơn có xu hướng có nguy cơ cao hơn nhưng do thiếu quy định nên không phải lúc nào cũng biết mình đang dùng bao nhiêu.
Các báo cáo ca bệnh đã liên kết gạo men đỏ với các vấn đề về gan. Một báo cáo ca bệnh năm 2019 cho thấy một phụ nữ 64 tuổi đã bị viêm gan sáu tuần sau khi bắt đầu dùng thực phẩm bổ sung gạo men đỏ. Sau khi ngừng dùng thực phẩm bổ sung, men gan đã giảm, điều này cho thấy gan đang phục hồi.
6. Rễ cây Cohosh đen
Black cohosh còn có tên gọi “snakeroot” (rễ rắn), là một trong những tên gọi lịch sử của cây Cohosh đen. Đây là một sản phẩm thảo dược được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng mãn kinh. Một số báo cáo đã liên kết các chất bổ sung được dán nhãn “black cohosh” với tổn thương gan nghiêm trọng.
Dùng black cohosh với các loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung khác có thể gây tổn thương gan. Vì vậy phải luôn trao đổi với bác sĩ về tất cả các loại thuốc và thực phẩm bổ sung mà bạn dùng.
Bạn có nhận đủ acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống không?
Acid béo omega-3 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Bổ sung đầy đủ omega-3 thông qua chế độ ăn uống có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, não bộ và tăng cường hệ miễn dịch.
Thực phẩm mà chúng ta ăn có chứa chất béo và chất béo có chứa một thứ gọi là acid béo. Một số acid béo này được gọi là omega-3, rất có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là cách các acid béo hoạt động trong cơ thể và cách cơ thể có thể hấp thụ omega-3 từ thực phẩm.
1. Các nhóm acid béo
Acid béo là thành phần của chất béo có trong thực phẩm. Tùy thuộc vào cấu trúc hóa học của chúng, acid béo có thể được chia thành các nhóm khác nhau: acid béo bão hòa, không bão hòa đơn và không bão hòa đa.
Thực phẩm béo từ động vật như bơ, phô mai, thịt và xúc xích chủ yếu chứa acid béo bão hòa và không bão hòa đơn.
Dầu dừa và dầu cọ bao gồm chủ yếu là acid béo bão hòa.
Dầu thực vật như ô liu và hạt cải dầu rất giàu acid béo không bão hòa đơn (đặc biệt là acid oleic, một loại acid béo omega-9).
Acid béo không bão hòa đa bao gồm acid béo omega-3, omega-6 và omega-9. Acid béo không bão hòa đa chủ yếu được tìm thấy trong dầu thực vật được sản xuất công nghiệp.
2. Acid béo omega-3 cần được cung cấp qua thực phẩm
Để cung cấp đủ lượng omega-3 cho cơ thể, có thể bổ sung từ các nguồn thực phẩm.
Trong khi cơ thể con người có thể sản xuất ra acid béo bão hòa và không bão hòa đơn thì omega-3 cần được cung cấp qua thực phẩm (hoặc thực phẩm bổ sung). Do đó, được gọi là "acid béo thiết yếu".
Các acid béo thiết yếu được cơ thể sử dụng để sản xuất các acid béo khác, chẳng hạn như acid béo omega-3, acid Eicosapentaenoic (EPA) và acid Docosahexaenoic (DHA). Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể sản xuất tất cả các acid béo omega-3 cần thiết và phải lấy một ít từ thực phẩm.
3. Acid béo omega-3 hoạt động như thế nào?
Các acid béo không bão hòa đa omega-3 là thành phần quan trọng của màng tế bào trong cơ thể con người. Chúng hiện diện với nồng độ đặc biệt cao trong não và tế bào thần kinh và đóng vai trò quan trọng như là thành phần của võng mạc mắt. Chúng cũng rất quan trọng cho sự phát triển của não và mắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Acid béo omega-3 tạo thành chất chống viêm, làm giãn mạch máu, chống lại huyết áp cao và cải thiện đặc tính dòng chảy của máu cũng như nồng độ của các loại mỡ trong máu. Do đó, acid béo omega-3 làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và cũng có tác động tích cực đến các bệnh thấp khớp.
4. Nhu cầu acid béo omega-3 với cơ thể
Lượng acid béo omega-3 cần thiết cho mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Độ tuổi: Trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn, người cao tuổi có nhu cầu omega-3 khác nhau.
- Giới tính: Nam giới thường cần nhiều omega-3 hơn nữ giới.
- Tình trạng sức khỏe: Người mắc các bệnh như tim mạch, viêm khớp thường cần bổ sung omega-3 nhiều hơn.
- Chế độ ăn uống: Nếu ăn nhiều cá béo, hạt, thì nhu cầu bổ sung omega-3 sẽ ít hơn.
Tuy nhiên, nhiều tổ chức y tế chính thống khuyến nghị người trưởng thành khỏe mạnh nên tiêu thụ 250-500 miligam (mg) acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA) mỗi ngày. Mỗi người có thể đạt được số lượng đó bằng cách ăn hai khẩu phần cá béo mỗi tuần từ cá béo, tảo và một số thực phẩm thực vật giàu chất béo.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, đối với acid alpha-linolenic hoặc ALA, một loại omega-3 có nguồn gốc từ thực vật. Lượng tiêu thụ đầy đủ là 1.600 mg đối với nam và 1.100 mg đối với nữ.
Việc cung cấp không đủ acid béo omega-3 sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và bệnh viêm nhiễm, cũng như các rối loạn thần kinh như tâm thần phân liệt, bệnh alzheimer, trầm cảm và rối loạn tăng động giảm chú ý.
5. Các nguồn acid béo omega-3 từ thực phẩm
Cà hồi là một trong những thực phẩm giàu omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch và não bộ.
Cá béo:Là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào nhất. Các loại cá béo phổ biến bao gồm:
Cá hồi: Cá hồi không chỉ ngon mà còn giàu omega-3.
Cá trích: Loại cá nhỏ bé này chứa lượng omega-3 đáng kể.
Cá mòi: Cá mòi là một nguồn omega-3 tuyệt vời và thường được sử dụng để làm thức ăn đóng hộp.
Cá ngừ: Cá ngừ cũng là một nguồn omega-3 tốt, tuy nhiên nên chọn loại cá ngừ đóng hộp trong nước hoặc dầu thay vì cá ngừ đóng hộp trong nước muối.
Hàu:Hàu không chỉ là món ăn hải sản cao cấp mà còn là một nguồn cung cấp omega-3 dồi dào.
Hạt và dầu thực vật
Hạt chia: Hạt chia là một thực phẩm giàu omega-3, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.
Hạt lanh: Hạt lanh cũng là một nguồn omega-3 thực vật tuyệt vời. Có thể sử dụng hạt lanh nguyên hạt hoặc xay nhỏ để thêm vào các món ăn.
Hạt óc chó: Ngoài omega-3, hạt óc chó còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất khác.
Dầu thực vật: Dầu hạt lanh, dầu cải và dầu đậu nành là những loại dầu giàu omega-3.
Các loại thực phẩm khác
Tảo biển: Tảo biển là một nguồn omega-3 dồi dào cho người ăn chay.
Trứng gà: Trứng gà, đặc biệt là lòng đỏ trứng gà, chứa một lượng nhỏ omega-3.
Theo các chuyên gia để bảo quản lượng omega-3 tối đa, nên chế biến các thực phẩm giàu omega-3 đặc biệt là cá bằng cách hấp, nướng hoặc áp chảo thay vì chiên rán. Nên chọn các loại cá tươi sống, tránh cá bị ô nhiễm. Kết hợp omega-3 với các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất khác để tăng cường hiệu quả hấp thụ omega-3.
Hầu hết, mọi người đều có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu omega-3 nếu thường xuyên ăn những thực phẩm này. Tuy nhiên, nếu không ăn nhiều loại thực phẩm giàu omega-3 và nghĩ rằng mình có thể thiếu omega-3, nên đi khám để hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thực phẩm bổ sung omega-3.
Những tác dụng tuyệt vời của bột sắn dây với sức khỏe Bột sắn dây là thực phẩm quen thuộc được nhiều người tin dùng, dưới đây là những tác dụng của bột sắn dây đối với sức khỏe. Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI.Dương Ngọc Vân cho biết, bột sắn dây là sản phẩm được biết đến với nhiều công dụng tốt cho...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xuyên đêm chạy đua với tử thần cứu sản phụ nguy kịch

Cung cấp nhiên liệu đúng cách trước, trong và sau khi tập luyện thể thao

Uống nước gừng chanh có tác dụng gì?

3 sai lầm khi ăn mít

Những thói quen càng làm càng hại thận

Bổ sung cholesterol đúng cách cho trẻ mắc hội chứng Smith Lemli Opitz

Một bệnh nhi tại Cao Bằng tử vong nghi mắc ho gà

Thuốc và các phương pháp điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann

Thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu

Cần bao nhiêu protein để tăng cơ?

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị trong hội chứng Felty

Uống sữa kiểu này cực tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết
Có thể bạn quan tâm

Italy hoài nghi khả năng đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng 2% GDP của NATO
Thế giới
14:38:08 24/04/2025
Người đàn ông tử vong khi đang chơi pickleball
Tin nổi bật
14:33:42 24/04/2025
Xem độ mỏng đáng kinh ngạc của iPhone 17 Air trong video mới
Đồ 2-tek
14:30:13 24/04/2025
Đối thủ lớn nhất của iPhone có lợi thế trong cuộc chiến thuế quan của ông Trump?
Thế giới số
14:03:24 24/04/2025
San phẳng hơn 1000 ngọn núi để xây dựng kỳ quan chỉ bằng dụng cụ thô sơ
Lạ vui
14:00:37 24/04/2025
Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hầu tòa vụ đất hiếm
Pháp luật
13:37:08 24/04/2025
Sao Việt 24/4: Á hậu Quỳnh Châu xin lỗi vì phát ngôn gây hiểu lầm dịp 30/4
Sao việt
13:02:07 24/04/2025
Sự cố của Jennie suýt gây ra "thảm họa" tại Coachella
Nhạc quốc tế
12:59:18 24/04/2025
NSND Mỹ Uyên từng tủi thân vì bị đạo diễn Victor Vũ 'giấu' khi quảng bá phim
Hậu trường phim
12:55:10 24/04/2025
Cristiano Ronaldo đón vinh dự chưa từng có
Sao thể thao
12:52:34 24/04/2025