Phòng bệnh đúng cách để khỏe mạnh trong những ngày Tết
Trong những ngày Tết thì lượng bệnh nhân nhập viện do bị rối loạn tiêu hóa, dạ dày, gan, tăng huyết áp… ngày càng nhiều.
Ngày Tết, nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm tăng
Tết là dịp nghỉ ngơi và ăn chơi thoải mái nên chúng ta cứ dung nạp vào cơ thể nhiều món ăn hấp dẫn và bắt mắt. Chính vì vậy mà nhiều người thường mắc một số bệnh phổ biến vào dịp Tết như đầy bụng, viêm dạ dày hay ngộ độc thực phẩm…
Anh Huy Hoàn (Quỳnh Mai – Hai Bà Trưng) tâm sự, Tết năm ngoái mình về quê sớm, ở quê mình có phong tục mổ lợn ăn Tết, sau đó mấy nhà anh em tập trung đánh tiết canh lòng lợn ăn tất niên. Mình cũng hào hứng mình chén luôn 2 bát tiết canh. Thế là sau đấy bị đau bụng và đi ngoài liên tục. Tết năm nay rút kinh nghiệm xin rút lui hẳn món “tiết canh” này.
Còn chị Ngọc (Văn Điển – Thanh Trì) lại có thói quen tích trữ nhiều thức ăn trong tủ lạnh vì người giúp việc về quê, chị lại không có thời gian đi chợ hàng ngày. Tủ lạnh nhỏ, đồ ăn thì nhiều nên hầu hết các loại thức ăn đều không được bảo quản tốt. Không ít lần vợ chồng chị bị đau bụng do ăn phải thức ăn để trong tủ lạnh quá lâu hoặc thức ăn có dấu hiệu ôi thiu mà chị không biết.
Anh Phan Vũ ( Thanh Oai – Hà Nội) lại có tính cả nể. Vậy nên, ngày đến đâu được mời chén rượu là anh lại khó từ chối. Thậm chí, nhiều hôm anh còn uống đến mức say không biết được đường về nhà. Đặc biệt đến những ngày Tết, tình trạng này diễn ra càng thường xuyên. Tết năm ngoái, anh uống nhiều đến mức bị nôn ra có chất nhầy như máu, gia đình vội đưa đi cấp cứu. bác sĩ cho biết anh bị dấu hiệu chảy máu dạ dày… Nguyên nhân là do anh uống quá nhiều rượu. Độ cồn trong rượu càng cao sẽ ảnh hưởng càng mạnh tới cơ thể. Nếu uống rượu thường xuyên, nhiều cơ quan bị tổn hại như dạ dày, gan, đặc biệt là hệ thần kinh.
Trong những ngày Tết thì lượng bệnh nhân nhập viện do bị rối loạn tiêu hóa, dạ dày, gan, tăng huyết áp… ngày càng nhiều. Ảnh minh họa
Phòng bệnh ngày Tết không thừa
Theo các chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm, theo phong tục, thói quen, người dân luôn dự trữ thực phẩm để ăn trong 3 – 4 ngày Tết. Nếu có tủ lạnh, được bảo quản đúng thì thực phẩm vẫn tươi ngon. Ngược lại, nếu không được bảo quản đúng cách, thực phẩm bị ôi thiu sẽ rất nguy hiểm cho người dùng. Vì thế, người dân nên hạn chế dự trữ thực phẩm. Trong trường hợp không có tủ lạnh thì cần nấu chín kỹ thực phẩm và mỗi lần ăn lấy ra một chút, trước khi ăn phải nấu kỹ lại và chỉ bảo quản từ 2 – 3 ngày trong điều kiện thời tiết lạnh. Cần để riêng thịt sống và thức ăn chín để tránh lây nhiễm.
Theo Thạc sĩ- BS Lê Thị Phương Huệ Bệnh viện Thanh Nhàn, càng những ngày gần Tết và Tết thì lượng bệnh nhân nhập viện do bị rối loạn tiêu hóa, dạ dày, gan, tăng huyết áp ngày càng nhiều. Nhiều gia đình ở làng quê vẫn có thói quen chung nhau giết lợn làm giò, gói bánh và ăn tiết canh… nên nguy cơ mắc bệnh càng cao. Món tiết canh không được nấu chín mà ăn sống là mầm mống gây nên dễ gây các bệnh như tiêu chảy cấp, ngộ độc thức phẩm… Đặc biệt, bệnh liên cầu do vi khuẩn liên cầu lợn gây bệnh viêm màng não, nhiễm trùng huyết, truyền bệnh giun sán… thậm chí tử vong.
Video đang HOT
Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến nhất trong dịp Tết. Rối loạn tiêu hóa có nhiều dạng như bị nhiễm khuẩn do ăn uống những thực phẩm ôi thiu, hay ăn những loại thực phẩm có nhiễm chất hóa học… Có những trường hợp bị rối loạn tiêu hóa ở thể nhẹ chỉ cần đi ngoài mấy lần uống thuốc sẽ khỏi. Có những trường hợp nặng cần phải đến bệnh viện. Chính vì thế người dân trong quá trình ăn Tết nên ăn uống hợp vệ sinh tránh để xảy ra bị rối loạn tiêu hóa mà Tết mất vui.
Nên hạn chế dự trữ thực phẩm trong ngày Tết. Ảnh minh họa
Đối với những người có chứng bệnh mãn tính về tăng huyết áp. Phải tuyệt đối giữ đúng mức, kiêng cữ, không nên uống rượu bia, hút thuốc lá, cần ngủ đủ và nghỉ ngơi ngay khi có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt. Lúc nào trong người cũng phải có thuốc hạ áp và lợi tiểu để xử lý kịp thời mọi bất trắc có thể xảy ra.
Một điều cần thiết nữa mỗi gia đình cần lưu ý trong dịp Tết là chuẩn bị một số thuốc dự phòng tránh những lúc hiệu thuốc đóng cửa nghỉ ăn Tết. Các loại thuốc trị đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, thuốc huyết áp, thuốc trợ tim, bông băng, dung dịch muối loãng, dung dịch sát trùng ngoai da, một số dụng cụ y tế (kéo, nhiệt kế), nước muối nhỏ mắt, mũi… cũng nên có trong nhà.
Tăng cường uống nước mỗi ngày giúp cho thận đào thải những chất độc hại cho cơ thể và nên hạn chế tiêu thụ các các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia, chứa caffein như trà, cà phê… để không gây nhiều tác hại cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, cần duy trì 15-30 phút tập thể dục mỗi ngày để cơ thể không bị ì ạch trong suốt những ngày nghỉ, bạn sẽ cảm thấy thật khỏe khoắn để bắt tay vào những dự định cho năm mới.
Theo VNE
Cách nhận biết các loại thực phẩm không an toàn
Càng gần Tết nhu cầu thực phẩm càng gia tăng, bên cạnh đó là nỗi lo về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ngày một lớn. Dưới đây là một số cách giúp chị em nhận biết các loại thực phẩm không an toàn.
Cá
Cách nhận biết cá tươi đó là mắt cá lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi, còn mắt cá ươn bị lõm vào trong hốc mắt, có màu đục và giác mạc mắt nhăn nheo hoặc rách. Miệng cá tươi ngậm kín, còn cá ươn, ôi thì miệng hé mở. Mang cá tươi có màu đỏ hồng, dính chặt với hoa khế, không nhớt, không có mùi hôi. Còn mang cá ươn màu xám, không dính chặt với hoa khế, có nhớt, có mùi hôi.
Vảy cá tươi óng ánh, bám chặt với thân cá, không có niêm dịch, không có mùi hôi. Còn vảy cá ươn bị mờ, không sáng óng ánh, dễ tróc khỏi thân cá, có mùi tanh hôi. Hậu môn cá tươi thụt sâu vào bên trong, có màu trắng nhạt và bụng cá lép. Còn cá ươn có hậu môn màu hồng hay đỏ bầm, lòi ra ngoài, bụng cá phình to. Cá đã mổ có thể nhận biết bằng cách, thịt cá tươi rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay vào thịt cá, còn cá ươn thì ngược lại.
Thịt heo
Nếu bạn nhìn thấy thịt chủ yếu là nạc mà hầu như không có thịt mỡ, thịt có mầu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt mà người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất corticoid. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa chất corticoid sẽ gây rối loạn trao đổi chất và ung thư bàng quang.
Khi nhìn thấy thịt chủ yếu là nạc mà hầu như không có thịt mỡ, thịt có mầu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt mà người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng.
Rau xanh
Khi thấy lá rau non hơn bình thường, lá màu xanh đen, giòn và hầu như không có vết sâu bệnh hại; đây là những loại rau mà người trồng đã bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón lá và phun các loại thuốc trừ sâu, bệnh nhưng không đảm bảo thời gian cách ly. Đối với những loại rau này, trong thành phần có chứa nhiều đạm nitorat (NO3) và các hóa chất bảo vệ thực vật gây hại tới sức khỏe con người.
Giá đỗ
Giá đỗ là một trong những thực phẩm xếp hạng "không an toàn" bậc nhất. Khi bạn chọn mua, nếu thân giá trắng, to, mập, giòn và hầu như không có rễ là những loại giá đỗ đã dùng chất tích nước và diệt phần rễ khi ngâm ủ. Những loại giá đỗ này, mặc dù chứa nhiều hóa chất độc hại nhưng lại rất hấp dẫn người tiêu dùng.
Một số loài quả (như cam, quýt, táo, lê, mận, đào...)
Khi nhìn thấy bề mặt quả bóng, bảo quản được lâu không bị thối hỏng; đây chính là các loại quả mà thương lái đã dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm tiêu diệt nấm và vi khuẩn để bảo quản.
Riêng đối với quả mít và sầu riêng...: Khi quả chín nhưng múi lại không có vị thơm đặc trưng; đây là những quả đã được các thương lái thu mua khi còn xanh và đã dùng hóa chất kích thích để tiêm cho nhanh chín.
Đối với miến, bún, bánh phở
Khi nhìn các loại thực phẩm này có mầu trong hơn bình thường là do người sản xuất đã dùng một số hóa chất tẩy trắng trong quá trình chế biến. Nếu miến, bún, bánh phở để qua đêm ở nhiệt độ thường mà không bị ôi, thiu là do người sản xuất đã cho thêm chất bảo quản (chủ yếu là foocmol) khi chế biến. Khi ăn phải những loại thực phẩm này sẽ gây tổn thương màng nhầy của dạ dầy và thực quản.
Măng ngâm lưu huỳnh
Măng sấy bằng lưu huỳnh sẽ có mùi khét đặc trưng của măng ngâm lưu huỳnh, khi ngửi sẽ có mùi SO2 rất đặc trưng (mùi diêm sinh). Măng ngâm hóa chất thường có độ bóng, trông bắt mắt, không bao giờ bị ẩm mốc. Vì vậy, không nên mua măng có màu sắc khác thường.
Hạn chế mua măng chua trái mùa thu hoạch thông thường. Chỉ nên mua măng khô được bảo quản trong túi ni lông có nhãn mác, có địa chỉ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; Không sử dụng măng đã bị hỏng, mốc để chế biến thành thức ăn. Măng đảm bảo an toàn thực phẩm thường có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ, bề rộng thịt dày. Khi sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc.
Theo VNE
Tân trang giày cũ đón năm mới thôi! Một chút sáng tạo biến tấu để tân trang giày cũ trở nên lấp lánh xinh xắn và tràn ngập tinh thần của mùa lễ hội! Để tân trang giày cũ, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây: - Đôi giày vải cao gót đen - Băng dính mỏng - Keo dán vải, cọ quét keo - Kim tuyến màu...