Phòng ban các trường đại học có cần đến tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư?
Tiến sĩ Phạm Long – Giảng viên Đại học Louisiana (Mỹ) cho rằng, muốn tự chủ đại học thành công, một trong những việc cần làm là tái cấu trúc lại các phòng ban.
Toà soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Phạm Long đến độc giả.
Một trường đại học muốn phát triển thì vai trò của đội ngũ giảng viên, đặc biệt là những người có bằng tiến sĩ, là rất quan trọng. Hay nói cách khác, đội ngũ giảng viên phải là linh hồn của trường đại học. Tuy nhiên, nếu chỉ có đội ngũ giảng viên thì chưa đủ, không khác nào một người muốn vỗ tay mà chỉ có một bàn tay.
Ảnh minh họa: TTXVN
Các sinh viên, giảng viên, lãnh đạo trường, hay nhiều chủ thể khác luôn cần các dịch vụ hỗ trợ để đảm bảo rằng các nhu cầu của họ được thoả mãn. Các dịch vụ hỗ trợ này được cung cấp bởi các phòng ban trong trường đại học, và nếu thiếu, trường đại học không thể thành công.
Xã hội luôn hướng tới sự văn minh, bình đẳng, và công bằng. Trường đại học cũng là một mắt xích của xã hội, nên đương nhiên cũng phải hướng tới sự văn minh, bình đẳng, và công bằng.
Khái niệm văn minh thì không quá khó để hiểu, có thể nôm na là tôn trọng nhau, việc ai người đó làm, cống hiến hết mình, để hướng tới hoàn thành các mục tiêu của cá nhân, đơn vị, và cao hơn là sứ mệnh của trường. Tuy nhiên, thế nào là bình đẳng và công bằng lại là một vấn đề gây tranh luận.
Để giải quyết vấn đề gây tranh luận này, chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật đó là hầu như tất cả các trường đại học ở Việt Nam đã làm không hiệu quả trong việc bố trí nhân sự ở các phòng ban.
Nên nhớ, chức năng chính của các phòng ban là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Vậy có cần thiết không, khi ở các phòng ban tồn tại không ít nhân viên có bằng tiến sĩ, thậm chí được phong cả phó giáo sư hay giáo sư?
Video đang HOT
Câu trả lời là “không cần thiết”. Một nguồn lực đáng kể, mà chủ yếu là tiền học phí của sinh viên đang được sử dụng lãng phí để trả lương thưởng cho những nhân viên phòng ban tiến sĩ, phó giáo sư, hay giáo sư này.
Hơn nữa, ở nhiều trường đại học, tôi thấy các cơ chế phân chia lợi ích có vẻ ưu ái đội ngũ nhân sự của các phòng ban hơn đội ngũ giảng viên. Có nhiều lý do, nhưng nổi bật có thể là do đội ngũ phòng ban luôn gần cận hàng ngày hàng giờ với các sếp, nên được ưu ái hơn.
Cần phải thay đổi tư duy này, thay đổi phải triệt để, đặc biệt khi các trường đang hướng tới tự chủ đại học. Trong bất cứ tình huống nào, phải luôn xác định rõ rằng: Giảng viên là linh hồn của trường; và nhân viên phòng ban là các chủ thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ.
Những gì là câu chuyện của quá khứ thì cùng nhau tôn trọng lịch sử, những gì có thể thay đổi để hợp quy luật và tốt hơn thì phải làm.
Từ nay, các trường đại học ở Việt Nam nên tuyển nhân viên trong các phòng ban với bằng cấp cao nhất là đại học; một số phòng ban đòi hỏi lãnh đạo có bằng tiến sĩ thì phải tuyển, nhưng trên tinh thần chung thì đại đa số lãnh đạo các phòng ban, không nhất thiết phải là tiến sĩ, phó giáo sư, hay giáo sư.
Cá nhân tôi cho rằng, rất nhiều các dịch vụ hỗ trợ ở các trường đại học, chỉ cần người có bằng cao đẳng hay các sinh viên đang học trong trường mà muốn làm thêm, đều có thể làm rất tốt.
Toàn bộ những nhân viên phòng ban có bằng tiến sĩ, phó giáo sư, hay giáo sư, phải được bố trí về các khoa chuyên môn để trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu.
Không thể để một bộ phận không nhỏ những nhân viên phòng ban có bằng cấp hay chuyên môn này vừa làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hỗ trợ, lại vừa kiêm giảng được; chất lượng công việc sẽ không tốt, và lãng phí nguồn lực vô cùng.
Đến đây, khái niệm bình đẳng và công bằng đã rõ. Những công việc không đòi hỏi có bằng tiến sĩ, phó giáo sư, hay giáo sư thì không thể trả lương cao; còn đội ngũ giảng viên đang trực tiếp giảng dạy, có bằng tiến sĩ, phó giáo sư, hay giáo sư, thì lương đương nhiên phải cao hơn.
Quan trọng hơn là vị trí công việc nào cần trả lương xứng đáng cho vị trí công việc đó, với những yêu cầu công việc được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động.
Trên bước đường hướng tới tự chủ giáo dục đại học, trong giai đoạn hiên nay, nguồn thu chủ yếu của các trường đại học là học phí, do đó để đảm bảo “lợi nhuận” hay “lợi ích ròng” của các trường đủ lớn, thì đòi hỏi phải cắt giảm chi phí.
Tái cấu trúc triệt để các phòng ban trên tinh thần các nhân viên chỉ cần bằng từ đại học trở xuống, hay thậm chí tuyển dụng bán thời gian các sinh viên đại học đang học ở trường, sẽ giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều, vì tiền lương được trả cho đúng công việc, đúng vị trí.
Hơn nữa, phải đưa hết đội ngũ nhân viên phòng ban có bằng tiến sĩ, phó giáo sư, hay giáo sư về các khoa chuyên môn để trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu. Chỉ một số rất ít các phòng ban, lãnh đạo nên có bằng tiến sĩ mà thôi. Về chiến lược, có thể loại bỏ một số phòng ban không tham gia đóng góp tạo ra giá trị gia tăng cho trường.
Nghiêm cấm các phòng ban, ví dụ như khoa/viện sau đại học thành lập các chương trình đào tạo của riêng mình, để rồi nhân viên vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa làm công việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ, vừa giảng dạy trực tiếp.
Làm như thế chỉ có thất thoát nguồn lực mà thôi, chứ trường và các giảng viên nói chung không có lợi ích gì, và quan trọng hơn phải hiểu phòng ban là phòng ban, không được phép biến phòng, ban thành khoa chuyên môn.
Hy vọng với những tín hiệu khuyến khích của lãnh đạo Đảng và Nhà Nước về tự chủ giáo dục đại học, tái cấu trúc triệt để các phòng ban sẽ góp phần đáng kể làm cho “lợi nhuận” hay “lợi ích ròng” đủ lớn, để rồi đem chia một phần không nhỏ cái bánh này cho toàn bộ các thành viên của trường. Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn rất nhiều!
Chặng đường 20 năm đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ của Học viện Biên phòng
"Sau 20 năm đào tạo sau đại học, HVBP đã có 101 giảng viên có trình độ Tiến sĩ; trong đó, 21 đồng chí có học hàm Phó Giáo sư, 1 đồng chí có học hàm Giáo sư, đáp ứng yêu cầu hướng dẫn nghiên cứu sinh" - Thiếu tướng Trịnh Hoàng Hiệp nhấn mạnh.
Năm 2000, Học viện Biên phòng (HVBP) đã có bước ngoặt mới quan trọng trong chặng đường đào tạo, khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo cao học theo Quyết định số 1973/QĐ-BGDĐT ngày 17-5-2000, gồm 3 chuyên ngành: Quản lý biên giới, Quản lý cửa khẩu và Trinh sát biên phòng.
Sau gần 10 năm đào tạo cao học, chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, năm 2009, HVBP được giao trọng trách đào tạo trình độ Tiến sĩ theo Quyết định số 2006/QĐ-TTg ngày 1-12-2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 8895/QĐ-BGDĐT ngày 21-12-2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
HVBP tổ chức lễ tốt nghiệp đào tạo Tiến sĩ Quân sự khóa I, chuyên ngành quản lý biên giới và cửa khẩu. Ảnh: Triệu Quang
Khái quát về chặng đường 20 năm HVBP đào tạo cao học, nghiên cứu sinh, Thiếu tướng, Tiến sĩ Trịnh Hoàng Hiệp, Giám đốc HVBP chia sẻ, khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng giao trọng trách, Đảng ủy, Ban Giám đốc HVBP đã nhanh chóng thực hiện các bước, đưa công tác đào tạo sau đại học đạt hiệu quả cao với những chuyên ngành sát với thực tiễn nhiệm vụ bảo vệ biên giới.
Kết quả, giai đoạn 2000 - 2020, HVBP tổ chức đào tạo 20 khóa cao học với 512 học viên; trong đó, đào tạo 4 khóa cao học cho Quân đội nhân dân Lào; 1 khóa cho Quân đội Hoàng gia Campuchia và tạo nguồn cho 11 khóa, 73 học viên nghiên cứu sinh. Công tác tạo nguồn sau đại học được HVBP chủ động tổ chức thực hiện bảo đảm chất lượng, nhất là về kiến thức ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong quá trình đào tạo cao học, HVBP đã có những bước chuẩn bị cơ bản về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho việc đào tạo Tiến sĩ, nên khi được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ, HVBP đã chủ động về mọi mặt, thực hiện công tác xét tuyển nghiên cứu sinh chặt chẽ, đúng trình tự, thủ tục, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh BĐBP đề ra. Công tác xét tuyển nghiên cứu sinh luôn được HVBP đổi mới nhằm nâng cao chất lượng xét tuyển đầu vào. Từ năm 2010 đến 2020, có 42 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ.
"Sau 20 năm đào tạo sau đại học, HVBP đã có 101 giảng viên có trình độ Tiến sĩ; trong đó, 21 đồng chí có học hàm Phó Giáo sư, 1 đồng chí có học hàm Giáo sư, đáp ứng yêu cầu hướng dẫn nghiên cứu sinh" - Thiếu tướng Trịnh Hoàng Hiệp nhấn mạnh.
Để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Bắc, Phó Giám đốc HVBP cho biết, Đảng ủy, Ban Giám đốc HVBP đã quán triệt, bám sát sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự chỉ đạo của Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam, Bộ Tư lệnh BĐBP để cụ thể hóa vào nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể, chặt chẽ nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học. Nhà trường kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung, chương trình đào tạo, hoàn chỉnh các quy chế, quy định về tổ chức đào tạo, đổi mới phương pháp dạy và học, tổ chức thực hiện luận văn, luận án.
HVBP còn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng làm tốt công tác bồi dưỡng tạo nguồn tuyển sinh sau đại học; tổ chức tuyển sinh cao học nghiêm túc, đúng quy chế, từng bước nâng cao chất lượng đầu vào các khóa cao học và xét tuyển nghiên cứu sinh.
Đồng thời, tích cực xây dựng, hoàn thiện chương trình khung, đề cương chi tiết các môn học, đảm bảo cập nhật, hiện đại, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo và bám sát tình hình thực tiễn chiến đấu, công tác của BĐBP trên các tuyến biên giới, vùng biển.
"Việc tự đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học có ý nghĩa hết sức quan trọng, trong xây dựng đội ngũ cán bộ BĐBP có chất lượng cao, có kiến thức chuyên sâu về công tác biên phòng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Kết quả đào tạo sau đại học đã khẳng định vị thế, cũng như sự phát triển về mọi mặt của HVBP.
Mặt khác, thông qua việc nghiên cứu khoa học, góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về công tác biên phòng; cung cấp cơ sở khoa học để các cơ quan chức năng tham mưu cho Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Quốc phòng đề ra các chủ trương, đối sách bảo vệ biên giới quốc gia, cũng như chỉ huy, chỉ đạo các đơn vị vận dụng vào thực tiễn xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia..." - Đại tá Nguyễn Xuân Bắc nhấn mạnh.
Theo Thiếu tướng Trịnh Hoàng Hiệp, trong thời gian tới, HVBP tiếp tục nghiên cứu đổi mới, bổ sung, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp đào tạo sau đại học theo hướng tăng kiến thức thực tiễn và kiến thức chỉ huy tham mưu cho các chuyên ngành.
Chú trọng bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học về những vấn đề lý luận, thực tiễn mới đã và đang đặt ra trên các tuyến biên giới, vùng biển. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học, công nghệ thông tin, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình, tài liệu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo sau đại học.
Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ: Bình mới rượu có mới? Liên kết đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ sở như đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên mang lại khoản học phí, tiền đóng góp không chính thức, quà cáp... giúp trường và giảng viên có thu nhập đáng kể. Liệu dự thảo Thông tư ban hành quy chế tổ chức đào tạo trình độ...