Phổi là bộ lọc tự nhiên bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng: Muốn phổi khỏe mạnh, cần làm 5 việc, thở theo 4 cách và tập 3 bài tập
Bạn hãy làm theo các cách tự nhiên và đơn giản như dưới đây để giữ cho phổi khỏe mạnh và phục hồi chúng sau khi tiếp xúc với các yếu tố gây hại nhé.
Phổi là bộ lọc tự nhiên bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi các bệnh nhiễm trùng và ô nhiễm không khí. Đó là lý do tại sao phổi khỏe mạnh đóng một vai trò rất quan trọng trong một cuộc sống hạnh phúc. Thật không may, hệ thống hô hấp của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại trong không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày. Ho khan, đau ngực, khó thở… đều có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phổi nghiêm trọng như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, thuyên tắc phổi và nhiều bệnh khác.
Nếu gần đây bạn đã nhận thấy ít nhất một trong những dấu hiệu này, tốt hơn là bạn nên hành động ngay lập tức.
Nhưng như các bác sĩ vẫn nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tốt nhất, chúng ta nên biết cách bảo vệ phổi của mình khỏe mạnh. Bạn hãy làm theo các cách tự nhiên và đơn giản như dưới đây để giữ cho phổi khỏe mạnh và phục hồi chúng sau khi tiếp xúc với các yếu tố gây hại nhé.
5 việc nên làm hàng ngày cho phổi khỏe mạnh
1. Kê cao đầu khi ngủ
Bằng cách kê cao đầu ở góc 15 độ trong khi ngủ, bạn có thể làm giảm dịch nhầy chảy vào cổ họng và do đó ngăn ngừa ho về đêm. Một chiếc gối phụ có thể đủ để đạt được độ cao cần thiết.
2. Nhờ một người bạn giúp làm sạch đờm trong phổi
Yêu cầu một người bạn vỗ vào phần trên giữa lưng bạn với bàn tay khum lại. Điều này có thể giúp làm lỏng chất nhầy trong phổi để bạn có thể ho ra ngoài.
3. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
Đôi khi, các bệnh nghiêm trọng về phổi có thể xuất hiện do tiếp xúc với nấm mốc độc hại. Tiếp xúc với nấm mốc có thể gây ra các triệu chứng như viêm, dị ứng và lên cơn hen suyễn.
Để khỏe mạnh, bạn cần tạo ra một nơi an toàn cho phổi của mình bằng cách làm sạch mọi ngóc ngách trong nhà và có thể sử dụng một máy lọc không khí đặc biệt.
Nếu sống trong một khu vực ô nhiễm cao, bạn nên bảo vệ mình khỏi các khí độc hại trong không khí xung quanh bạn. Khi ra ngoài, hãy luôn đeo khẩu trang.
4. Đừng kìm nén cơn ho
Theo Viện Y tế Quốc gia Anh, ho là một phản xạ bình thường. Chức năng này của cơ thể giúp làm sạch các chất kích thích trong đường thở của bạn, do đó ngăn ngừa nhiễm trùng. Đó là một cơ chế phòng vệ cơ thể khỏi các phần tử lạ xâm nhập vào khí quản và ở phổi của bạn. Các phần tử lạ này có thể bao gồm các hạt bụi trong không khí, khói, chất nhẩy, đờm hoặc các chất gây dị ứng như nước hoa, phấn hoa và nấm mốc.
Ho là một quá trình tự nhiên giúp phổi của bạn loại bỏ chất nhầy khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm. Kìm hãm cơn ho có thể khiến tình trạng nhiễm trùng tiến triển nghiêm trọng. Vì vậy, lần tới, hãy cố gắng chỉ sử dụng thuốc giảm ho khi bạn cảm thấy khó chịu đáng kể hoặc không thể ngừng ho mà không có thuốc.
5. Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh
Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể bảo vệ phổi của bạn mà không cần bổ sung thuốc.
Dưới đây là một số cách thay đổi thói quen ăn uống tốt cho phổi của bạn:
- Chuyển sang chế độ ăn uống hữu cơ để giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng.
- Nếu bạn không thể chuyển sang thực phẩm hữu cơ hoàn toàn, hãy cố gắng tránh các sản phẩm có chứa chất bảo quản và phụ gia cũng như thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn. Kiểm tra kỹ nhãn thực phẩm tại siêu thị trước khi mua bất cứ thứ gì.
- Đừng quên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Nó sẽ giúp bạn giữ cho phổi của bạn đủ nước và không có chất nhầy, đồng thời giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Video đang HOT
- Không bổ sung beta-carotene nếu bạn hút thuốc vì chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, phổi và tuyến tiền liệt.
3 bài tập đơn giản tăng cường sức khỏe cho phổi
Các bài tập thể dục không chỉ quan trọng để có vẻ ngoài đẹp mà còn đối với sức khỏe các cơ quan nội tạng của bạn vì chúng giúp tăng lưu lượng máu và cho phép các vitamin và khoáng chất cần thiết đến phổi của bạn nhanh hơn.
Nếu bạn gặp một số vấn đề với phổi hoặc hô hấp, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào.
1. Bài tập tay
Vị trí ban đầu: Ngồi trên ghế hoặc trên sàn.
Cách tập:
- Hít vào khi nâng cánh tay lên và đặt chúng trước mặt bạn. Thở ra.
- Hít vào trong khi di chuyển cánh tay của bạn sang hai bên và giữ chúng ngang với vai. Thở ra.
- Hít vào trong khi nâng cánh tay lên trên đầu. Thở ra.
- Trở lại vị trí ban đầu.
- Lặp lại: 10-12 lần.
2. Bài tập cúi người
Vị trí ban đầu: Đứng thẳng trên sàn, hai chân gần nhau.
Cách tập:
- Cúi người từ từ xuống hết mức có thể.
- Đẩy không khí ra khỏi phổi càng nhiều càng tốt.
- Trở lại vị trí ban đầu. Hít vào.
Chú ý: Không tập bài này nếu bạn bị đau thắt lưng hoặc đau một bên chân.
3. Bài tập nghiêng người
Vị trí ban đầu: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai.
Cách tập:
- Hít thở sâu.
- Nâng cánh tay trái qua đầu và từ từ uốn cong cơ thể sang bên phải trong khi thở ra.
- Hít vào trong khi trở lại vị trí ban đầu.
- Lặp lại với bên còn lại.
4 cách thở tốt cho phổi
Cách bạn thở có liên quan trực tiếp đến sức khỏe tốt của bạn. Theo quy luật, phổi của bạn càng khỏe, bạn càng cảm thấy khỏe hơn.
Để tăng lượng oxy trong phổi và cải thiện khả năng thải carbon dioxide ra khỏi phổi, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở như sau.
1. Thở mím môi
- Hít vào bằng mũi trong 2-3 giây.
- Từ từ thở ra bằng cách mím môi trong 4-9 giây.
Bài tập này cũng có thể giúp bạn kiểm soát hiệu quả cơn hen suyễn và bình tĩnh lại.
2. Thở bằng cơ hoành
- Bắt đầu ở tư thế nằm ngửa.
- Đặt một tay lên bụng và tay kia đặt trên ngực.
- Hít vào bằng mũi trong 2-3 giây bằng cách đẩy bụng ra ngoài.
- Thở ra bằng cách mím môi bằng cách ấn nhẹ vào bụng trong 3-4 giây.
- Thời lượng: 5 phút.
Mặc dù mọi người thường không sử dụng kiểu thở này, nhưng có thể giúp bạn tăng dung tích phổi và làm cho phổi khỏe hơn.
3. Thở hổn hển
- Hít thở sâu bằng mũi.
- Trong khi bạn đang thở ra, hãy tạo ra âm thanh ngâm nga.
Cách thở này có thể giúp bạn tăng cường cơ hoành. Ngoài ra, phổi của bạn sẽ nhận được nhiều oxy hơn.
4. Thở luân phiên (Anulom-Vilom Pranayama)
Vị trí ban đầu: Thoải mái ngồi trên sàn trong tư thế Padmasana. Hai tay bạn đặt trên đầu gối với lòng bàn tay hướng lên trên.
- Nâng một cánh tay của bạn lên và dùng 1 ngón tay đóng một bên lỗ mũi lại. Hít vào thật sâu.
- Đổi bên, đóng lỗ mũi còn lại và thở ra bằng lỗ mũi bên kia. Hít vào.
- Đóng lỗ mũi còn lại và thở ra.
Thời lượng: 3 phút cho người mới bắt đầu, 15-20 phút cho những người có kinh nghiệm.
Khi hệ miễn dịch "xuống cấp" quá nhanh, cơ thể sẽ có 5 dấu hiệu lạ: Không sớm khắc phục bạn sẽ dễ mắc bệnh và nhiễm virus hơn người khác
Kể từ khi chúng ta sinh ra, hệ miễn dịch đã phải hoạt động suốt ngày đêm, chúng hoàn toàn có thể bị tổn thương bởi nhiều yếu tố như căng thẳng, lo lắng, sinh hoạt kém khoa học...
Hệ thống miễn dịch chính là "tuyến phòng thủ" số một, cần thiết cho sự sống còn của con người. Nếu không có hệ thống miễn dịch, cơ thể sẽ bị tấn công từ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và vô vàn những tác nhân gây bệnh khác.
Kể từ khi chúng ta sinh ra, hệ thống miễn dịch đã phải hoạt động suốt ngày đêm, chúng hoàn toàn có thể bị tổn thương bởi nhiều yếu tố như căng thẳng, lo lắng, sinh hoạt kém khoa học... Điều này vô cùng nguy hiểm khi con người đang phải đối mặt với SARS-COV-2, bởi đã có nghiên cứu chứng minh những người có hệ thống miễn dịch kém sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn khi nhiễm loại virus này.
Theo các chuyên gia, nếu bạn cảm thấy gần đây mình thường xuyên xuất hiện 5 triệu chứng dưới đây, điều ấy có nghĩa hệ thống miễn dịch của bạn đã bị "xuống cấp".
1. Thường xuyên bị đau bụng
Theo Đại học John Hopkins (Mỹ), phần lớn hệ thống miễn dịch của con người đều tồn tại ở đường tiêu hóa. Đường tiêu hóa của chúng ta có vi khuẩn tốt tiết ra kháng thể để chống lại nhiễm trùng. Do đó, nếu mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Nó cũng làm cho bạn dễ mắc bệnh tự miễn dịch và các tình trạng viêm nhiễm khác.
Vi khuẩn đường ruột cũng đóng một vai trò lớn trong quá trình tiêu hóa. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên gặp các vấn đề về dạ dày như đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có hệ miễn dịch kém.
2. Bạn bị ốm thường xuyên và mất nhiều thời gian hơn để chữa lành
Thường xuyên ngã bệnh là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy khả năng miễn dịch kém bởi lúc này, cơ thể không được bảo vệ khỏi vi khuẩn, nấm, vi rút có hại... từ đó khiến bạn dễ đau ốm hơn.
Theo các chuyên gia, nếu bạn bị cảm lạnh hơn 3 lần một năm và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục, đó là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn không hoạt động tốt như trước.
Theo báo cáo của Viện Hàn lâm Dị ứng và Miễn dịch học Hoa Kỳ, nếu bạn phải dùng hơn hai đợt thuốc kháng sinh trong một năm, bạn có thể đang bị rối loạn miễn dịch và phải đến thăm khám và trao đổi với bác sĩ.
3. Thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng không rõ lý do
Theo báo cáo của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, căng thẳng lâu dài có thể làm suy yếu các phản ứng của hệ thống miễn dịch. Bởi cảm xúc tiêu cực này có thể làm giảm tế bào lympho của cơ thể, trong khi các tế bào này vô cùng cần thiết để chống lại nhiễm trùng.
Bác sĩ Nadia Hasan, công tác tại Delancey Internal Medicine cho biết: "Nồng độ tế bào lympho của bạn càng thấp, bạn càng có nguy cơ cao nhiễm các loại virus như cảm lạnh thông thường".
4. Bạn bị nhiễm trùng hơn 4 lần/năm
Thường xuyên bị nhiễm trùng là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang gặp trục trặc. Theo Viện Hàn lâm Dị ứng & Suyễn Miễn dịch Hoa Kỳ, các dấu hiệu suy giảm miễn dịch có thể xảy ra ở người lớn bao gồm:
- Bị nhiễm trùng tai hơn 4 lần/năm
- Bị viêm phổi 2 lần/năm
- Bị viêm xoang mãn tính hoặc hơn viêm xoang do vi khuẩn hơn 3 lần/năm
5. Ngủ đủ giấc nhưng vẫn thấy kiệt sức
Tiến sĩ Autumn Burnette (Trợ lý Giáo sư Khoa Dị ứng và Miễn dịch học Lâm sàng, Đại học Howard, Mỹ) cho biết: "Nếu bạn đã ngủ đủ giấc mà vẫn cảm thấy kiệt sức, bạn nên xem xét liệu hệ thống miễn dịch của mình có đang gặp trục trặc hay không.
Khi hệ thống miễn dịch của bạn suy yếu thì mức năng lượng của bạn cũng sẽ tương tự. Điều này có thể gây khó chịu khi bạn cần làm việc, giao lưu và sinh hoạt trong cuộc sống vì vậy tốt nhất là bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, sử dụng nhiều thực phẩm giàu vitamin C, nếu có thể hãy đến thăm khám bác sĩ".
Thiếu niên 16 tuổi nguy kịch vì gãy 5 xương sau tai nạn giao thông Các bác sĩ ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiến hành phẫu thuật kết hợp cùng lúc 5 xương bị gãy cho thiếu niên 16 tuổi chấn thương nặng sau tai nạn giao thông. Bác sĩ phẫu thuật cùng lúc 5 xương cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC) Vào 1h45 sáng ngày 3/11, thiếu niên V.Đ.V, 16 tuổi, sống ở Nam Định...