Phối hợp liên viện cứu sống sản phụ nguy cơ tử vong rất cao
Chị L. được cứu sống ngoạn mục với biến chứng sản khoa nguy kịch, suy đa tạng, vỡ tử cung, hoại tử ruột non tiên lượng tử vong hơn 80%.
Chiều 21/6, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM) cho biết, các bác sĩ của bệnh viện này vừa phối hợp liên viện cứu sống một sản phụ suy đa tạng, vỡ tử cung kèm hoại tử ruột non.
Cụ thể, sản phụ H.T.L., 38 tuổi, mang thai lần 3, ngôi ngang, khám thai định kỳ tại bệnh viện sản khoa địa phương. Đêm 4/5, chị L. nhập Bệnh viện Từ Dũ vì đau bụng, lừ đừ, tụt huyết áp nặng.
Sau khi được thăm khám cấp cứu, chị L. được chẩn đoán vỡ tử cung, sốc nhiễm khuẩn, thai chết lưu 32 tuần, ngôi ngang kèm nhau tiền đạo. Chị L. được ê-kip bác sĩ phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm. Sau đó, sản phụ sốt cao, thở nhanh, sốc nhiễm khuẩn tiến triển và được hội chẩn liên viện với Khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành phẫu thuật mở bụng lần 2, ghi nhận có hoại tử hồi tràng và cắt đoạn ruột non hoại tử, mở hồi tràng ra da.
Trải qua hai cuộc phẫu thuật lớn, mặc dù đã giải quyết tạm ổn vỡ tử cung và hoại tử ruột, sản phụ diễn tiến sốc nhiễm khuẩn, vàng da, vàng mắt do suy gan nặng, chảy máu vết mổ và chảy máu âm đạo diễn tiến do đông máu nội mạch lan tỏa, suy thận cấp không có nước tiểu. Đồng thời, cơ tim của bệnh nhân cũng bị tổn thương do nhiễm trùng huyết nặng.
Bác sĩ thăm khám lại cho sản phụ bị suy đa tạng, vỡ tử cung, hoại tử ruột non sau hồi phục. Ảnh: BVCC
Nhận định đây là trường hợp bệnh nguy kịch, với tiên lượng tử vong hơn 80%, sản phụ được hội chẩn liên viện với Khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định vào ngày 12/5 để sản phụ có thể được hồi sức chuyên sâu.
Video đang HOT
ThS.BS Trần Thanh Nam – bác sĩ điều trị chính của bệnh nhân tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, sản phụ L. được tiếp nhận tại Khoa Hồi sức tim mạch trong tình trạng sốc nặng, tổn thương đa tạng, lừ đừ, nói sảng, rối loạn đông máu kèm đông máu nội mạch lan tỏa, không có nước tiểu, chức năng co bóp cơ tim cũng suy yếu do nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân được thay huyết tương cấp cứu liên tiếp nhiều ngày, truyền máu và bồi hoàn các yếu tố đông máu, kết hợp lọc máu liên tục.
Bên cạnh đó, toàn bộ ruột non bệnh nhân phù nề nặng khiến bệnh nhân không thể nuôi ăn đường miệng.
Sau thời gian hồi sức liên tục 3 tuần, chức năng các tạng của bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, chị L. tỉnh táo hơn và được lên kế hoạch nối lại ruột non.
BS.CKII Trần Thị Kim Chi – Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định chia sẻ, tối ưu dinh dưỡng ở bệnh nhân L. là một thách thức lớn vì chị bị suy dinh dưỡng nặng, nguy cơ tái nuôi ăn rất cao, rối loạn điện giải nặng, cắt đoan hồi tràng, mở hồi tràng ra, nhiễm trùng nặng và suy gan, suy thận.
“Chúng tôi quyết định truyền hoàn hồi dịch ruột non vào hồi tràng đoạn xa và lựa chọn cẩn thận loại dịch nuôi dưỡng qua sonde và dịch dinh dưỡng tĩnh mạch chuyên biệt phù hợp với từng giai đoạn suy chức năng tạng và nhu cầu năng lượng”, bác sĩ Kim Chi nói.
Sau một tháng ròng rã hồi sức chuyên sâu, phối hợp đa chuyên khoa hồi sức tim mạch – dinh dưỡng – ngoại khoa – phục hồi chức năng, sức khỏe chị L. đã hồi phục ngoạn mục. Tất cả chức năng tạng và đông máu đều trở về trạng thái bình thường. Chị L. đã có thể ăn uống bình thường trở lại bằng đường miệng, phục hồi dần các chức năng vận động và dự kiến được xuất viện trong vài ngày tới.
Các bác sĩ khuyến cáo, đối với thai kỳ nguy cơ cao về sản khoa (đa thai, sanh nhiều lần, nhau tiền đạo…) hay nguy cơ cao về các bệnh lý nội khoa ( bệnh tim mạch, nội tiết, hô hấp…), sản phụ nên được đánh giá và theo dõi thai kỳ cẩn thận tại các bệnh viện chuyên khoa sâu. Tùy theo mức độ nguy cơ ở từng sản phụ, các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra chiến lược chăm sóc tiền sản – hậu sản phù hợp.
Vết loét nhỏ khiến người phụ nữ nguy kịch
Có triệu chứng khó thở, người phụ nữ bất ngờ nhận kết quả bị tràn dịch màng phổi, viêm phổi do mắc sốt mò.
Người phụ nữ 69 tuổi, ngụ Hà Nội, bị tăng huyết áp nhiều năm. Sau một tuần mệt mỏi, ho nhưng tự điều trị không đỡ, khó thở tăng dần, bà đến phòng khám tư kiểm tra. Kết quả chụp CT cho thấy bà bị viêm phổi - tràn dịch màng phổi 2 bên.
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với vết loét hoại tử khô, kích thước 1x2 cm ở vùng nách trái, nghi ngờ sốt mò.
Vết loét trên cơ thể người phụ nữ. Ảnh: BVCC.
Sau 2 ngày điều trị, bệnh vẫn cải thiện chậm, tình trạng hô hấp tiếp tục xấu đi, toan hóa máu nặng. Người bệnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, phải thở máy.
Trong quá trình điều trị tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi có tràn dịch màng phổi, suy thận cấp, suy tim, rung nhĩ. Tình trạng bệnh nhân rất nặng, phải duy trì các thuốc vận mạch, các thuốc kháng sinh và điều trị lọc máu liên tục.
Sau 5 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân có cải thiện rõ, các cơ quan dần hồi phục.
Theo ThS.BS Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đơn vị này thường xuyên tiếp nhận và điều trị các ca sốt mò. Các trường hợp thường là ở giai đoạn nặng, suy đa tạng, điều trị hồi sức rất khó khăn và tốn kém.
Sốt mò là bệnh truyền sang người qua côn trùng trung gian là ấu trùng mò. Người bị nhiễm bệnh khi bị ấu trùng mò đốt.
Mò và ấu trùng ưa sống ở nơi đất xốp, ẩm mát trong các khe hang, ven bờ sông suối, nơi râm mát có bụi rậm và cây thấp có quả hạt để chờ thú nhỏ, gặm nhấm lui tới.
Người có thể bị đốt nếu đi phát rẫy làm nương; bộ đội đi dã ngoại; ngồi, nằm nghỉ, trên bãi cỏ, để mũ nón buộc võng vào gốc cây... Lúc đầu, nơi ấu trùng mò đốt thường có một nốt phỏng nước bằng hạt đỗ, không đau, bệnh nhân thường không chú ý.
Sau thời gian ủ bệnh từ 8 đến 12 ngày, bệnh khởi phát với những triệu chứng sốt cao liên tục, đau nhức đầu, đau mỏi cơ, xuất hiện vết loét đặc trưng.
Những vết này thường xuất hiện ở vùng da mềm, ẩm, như bộ phận sinh dục, vùng hạ nang, hậu môn, bẹn, nách, cổ... đôi khi ở vị trí bất ngờ trong vành tai rốn, mi mắt (dễ nhầm với lẹo mắt). Nốt loét thường không đau, không ngứa, hình tròn/bầu dục, đường kính 1 mm đến 2 cm.
Nốt phỏng ban đầu phát triển dần thành dịch đục trên một nền sẩn đỏ. Sau 4-5 ngày thì vỡ ra thành một nốt có vẩy nâu nhạt hoặc sẫm tùy vào vùng da mềm hay cứng và độ non hay già của nốt loét.
Sau một thời gian, vẩy bong để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không mủ, không tiết dịch, bờ viền hồng đỏ hoặc thâm tùy theo bệnh đang phát triển hay đã lui. Từ khi hết sốt, nốt loét liền dần, nốt loét gặp ở 65-80% các trường hợp.
Bác sĩ Khiêm nhấn mạnh một số bệnh nhân có thể có nổi hạch gần vết loét, phát ban trên da. Trong trường hợp bệnh được chẩn đoán điều trị sớm (5 ngày đầu), kết quả điều trị sẽ rất thuận lợi. Nếu điều trị muộn hoặc điều trị không phù hợp, có thể có biến chứng nặng như viêm cơ tim, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não - màng não.
Y học bào thai ngày càng được chú trọng Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng hơn 41.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, trong đó khoảng 20.000 trẻ mắc dị tật nặng có thể phát hiện nhờ siêu âm. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ TP Hồ Chí Minh thực hiện can thiệp thai nhi mắc bệnh tim bẩm sinh. Ảnh: BVCC. Theo GS.TS...