Phó tướng ‘bọc lót’ cho Trump giữa khủng hoảng
Mike Pence rời Washington đến các bang chủ chốt để vận động, khi ông trở thành “phòng tuyến” giữa Tổng thống Trump nhiễm nCoV và phe Dân chủ.
Chuyến đi của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence bắt đầu từ hôm 5/10 và dự kiến kéo dài 4 ngày, với điểm đến đầu tiên là bang Utah. Ông trở thành người tạm thời dẫn dắt chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump sau khi ông chủ Nhà Trắng nhiễm nCoV trước ngày bầu cử khoảng một tháng.
Vài tháng qua, Pence chủ yếu vận động ở những cộng đồng nhỏ và ít được chú ý, chào hỏi các cử tri ven đường hay trò chuyện với người lao động tại “Vành đai Rỉ sét”, thuật ngữ chỉ các bang vùng Trung Tây từng phát triển công nghiệp nhưng rơi vào suy thoái từ thập niên 1980.
Tuy nhiên, ông được cho là sẽ trở thành tâm điểm trong tuần này, khi cuộc tranh luận với ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris dự kiến diễn ra vào ngày 7/10. Lịch trình tiếp theo của Pence là một cuộc vận động ở bang Arizona, sau đó dừng chân tại quê nhà Indiana.
Theo bình luận viên Gabby Orr và Anita Kumar của Politico, “phó tướng” của Trump đang đặt cược tất cả trong nỗ lực cuối cùng nhằm giữ ghế cho cả ông và Tổng thống Mỹ. Các đồng minh của Pence tin rằng đây là lúc Phó tổng thống Mỹ “tỏa sáng”, bởi ông có phong cách hòa nhã, nắm rõ Covid-19 và lòng trung thành vô tận với Trump.
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence trả lời báo chí tại căn cứ không quân Andrews, bang Maryland, hôm 5/10. Ảnh: AP.
Pence được nhiều người đánh giá có góc nhìn nghiêm túc về đại dịch hơn Trump. Hồi tháng 2, ông đảm nhiệm vị trí dẫn dắt nhóm chuyên trách Covid-19 của Nhà Trắng, giúp định hình hoạt động cập nhật hàng ngày về đại dịch từ giới chức trong chính quyền Trump và các thống đốc trên toàn quốc.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng Pence không đủ nghiêm túc trong ứng phó đại dịch. Các bình luận viên của Politico nhận định với vai trò đứng đầu nhóm chuyên trách Covid-19, Pence đôi khi phải cố gắng đính chính những nỗ lực hạ thấp nCoV của Trump, lại vừa phải vẽ “bức tranh màu hồng” và thuyết phục công chúng rằng nguy hiểm đã qua.
Một số người cũng lo ngại về quyết định bay tới nhiều bang để vận động tranh cử của Pence sau khi Trump nhiễm nCoV, chỉ ra rằng các phương thức bảo vệ Phó tổng thống trong chiến dịch tương tự với những biện pháp đã không giúp ông chủ Nhà Trắng tránh được nCoV. “Bạn không còn có thể nói rằng ông ấy không đời nào nhiễm virus”, một quan chức Nhà Trắng giấu tên cho biết.
Scott Jennings, trợ lý của cựu tổng thống George W. Bush, cho rằng Pence nên ở lại Washington và giữ thận trọng, bởi theo Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Mỹ, một tổng thống được tạm thời bàn giao việc điều hành cho phó tổng thống nếu không đủ sức khỏe đảm nhiệm. Trong trường hợp cả Trump và Pence đều không thể làm việc, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, người thuộc đảng Dân chủ, sẽ tiếp quản quyền lực.
Pence và phu nhân Karen nhiều lần nhận kết quả âm tính với nCoV kể từ khi Trump thông báo ông và phu nhân Melania nhiễm virus hôm 2/10. Tuy nhiên, Phó tổng thống đã tiếp xúc gần với nhiều người dương tính trong buổi lễ đề cử thẩm phán Tòa án Tối cao ở Nhà Trắng hôm 26/9, sự kiện bị nghi là nguồn lây lan virus, bao gồm giám đốc chiến dịch tranh cử của Trump Bill Stepien, thượng nghị sĩ Mike Lee hay cựu thống đốc New Jersey Chris Christie.
Video đang HOT
Bất chấp rủi ro, chiến dịch của Trump dường như vô cùng muốn Pence giúp họ thực hiện “Chiến dịch Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Đây là nỗ lực nhằm nhanh chóng tập hợp sự ủng hộ dành cho Trump trong tháng cuối cùng trước ngày bầu cử, bằng sự xuất hiện của Pence, các thành viên gia đình Trump và đồng minh chủ chốt tại những sự kiện trực tuyến, cũng như trực tiếp trên cả nước.
Một cựu quan chức giấu tên trong chiến dịch của Trump đánh giá Pence giờ đây là “gương mặt đại diện” của họ. Các trợ lý hiện tại của chiến dịch được cho là cũng đồng quan điểm. Theo họ, điều quan trọng là Phó tổng thống cần hiện diện nhiều nhất có thể trong lúc Trump điều trị, nhằm trấn an và tiếp thêm năng lượng cho phe Cộng hòa.
“Chúng tôi không hoạt động trong sợ hãi. Quá trình bình phục của Tổng thống đã đạt tiến bộ đáng kinh ngạc, trong khi Phó tổng thống khỏe mạnh và làm việc không ngừng nghỉ. Sự chỉ đạo liền mạch được thiết lập tốt. Đất nước, chính quyền và chiến dịch của chúng tôi sẽ không co cụm hay lẩn trốn”, Steve Cortes, cố vấn cấp cao trong chiến dịch của Trump, tuyên bố.
Chiến dịch của Trump hôm 3/10 thông báo Pence sẽ chủ trì một sự kiện vận động tại thành phố Peoria, bang Arizona, vào 8/10, một ngày sau buổi tranh luận với Harris. Khi được hỏi những người tham dự có được yêu cầu đeo khẩu trang hay không, Tim Murtaugh, giám đốc truyền thông của chiến dịch, chỉ nói rằng điều này “được khuyến khích mạnh mẽ” và họ sẽ kiểm tra thân nhiệt tại cổng.
“Phó tổng thống được xét nghiệm hàng ngày, yếu tố vô cùng quan trọng trong hành trình vận động. Chúng tôi sẽ tổ chức các sự kiện thông qua nền tảng kỹ thuật số lẫn trực tiếp, duy trì những biện pháp bảo vệ mà chúng tôi luôn thực hiện”, một quan chức giấu tên trong chiến dịch của Trump cho hay.
Trong cuộc họp qua điện thoại hôm 3/10, Pence tỏ ra lạc quan, động viên tinh thần các nhân viên và tình nguyện viên làm việc cho chiến dịch của Trump khắp cả nước, kêu gọi họ tiếp tục tiến lên phía trước trong những tuần cuối cùng.
Phó tổng thống Mỹ vẫn duy trì sự tôn trọng đặc trưng của ông dành cho Trump trong suốt cuộc họp, ca ngợi ông chủ Nhà Trắng vì ứng phó nhanh chóng trước đại dịch với lệnh cấm hầu hết người nhập cảnh từ Trung Quốc hồi đầu tháng 2, đồng thời thành lập nhóm chuyên trách Covid-19.
“Khi đi vòng quanh đất nước rất nhiều lần trong những ngày gần đây, tôi đã nói rằng Tổng thống Donald Trump chưa bao giờ ngừng chiến đấu vì chúng ta. Bây giờ đến lượt chúng ta chiến đấu vì ông ấy”, Pence nói.
Pence còn chuyển lời nhắn nhủ của Trump tới các nhân viên về bổn phận của họ trong cuộc chiến chống Covid-19. “Hãy rửa tay thường xuyên, sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn, đeo khẩu trang khi bạn không thể giãn cách xã hội”, Phó tổng thống dẫn lời ông chủ Nhà Trắng.
Lịch sử che giấu bệnh tật của các tổng thống Mỹ
Nếu Tổng thống Donald Trump không tiết lộ chi tiết về việc bị nhiễm Covid-19 thì cũng không có gì đặc biệt, bởi nhiều Tổng thống Mỹ đã giữ kín tình hình sức khỏe của mình.
Tổng thống Donald Trump phát biểu trước tàu bệnh viện USNS Comfort của Hải quân Mỹ ở
Norfolk, Virginia, ngày 28/3/2020. Ảnh: AP
Woodrow Wilson
Tổng thống Wilson bị cúm vào tháng 4/1919 khi đang ở Pháp tham dự Hội nghị Hòa bình Paris. Vào thời điểm đó, chính quyền Wilson nói với báo giới rằng Tổng thống bị cảm do mưa ở Paris.
Cuối năm 1919, Wilson bị đột quỵ do suy nhược, nhưng sau đó ông vẫn tiếp tục giữ chức vụ tổng thống cho đến khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 1921.
Franklin D Roosevelt
Ai cũng biết Tổng thống Franklin D Roosevelt bị bại liệt và cố gắng che giấu việc phải di chuyển bằng xe lăn và nạng. Nhưng điều ít người biết là vào tháng 7/1944, khi ông đang tranh cử nhiệm kỳ tổng thống lần thứ tư, một bác sĩ đã nêu trong một bản ghi nhớ bí mật rằng Roosevelt có thể sẽ chết vì suy tim trước khi kết thúc nhiệm kỳ tới.
Trong một bức thư được "niêm phong và cất giữ an toàn" cho đến năm 2011, Tiến sĩ Frank Lahey đã viết rằng: "Tôi không tin rằng nếu ông Roosevelt tái đắc cử tổng thống, ông ấy có đủ năng lực để hoàn thành nhiệm kỳ của mình". "Tôi tin rằng nếu ông ấy chấp nhận một nhiệm kỳ mới, ông ấy có trách nhiệm rất lớn trong việc lựa chọn Phó tổng thống".
Tổng thống Franklin D. Roosevelt (bên phải) ngồi cạnh Harry S. Truman tại bàn ăn trưa
ngoài trời vào ngày 18/8/1944. Ảnh: AP
Do đó, Roosevelt đã thay thế Henry Wallace, người không được lòng một số nhà lãnh đạo đảng Dân chủ, bằng Harry Truman, người trở thành đối tác tranh cử của ông vào cuối tháng đó. Roosevelt đã qua đời vì xuất huyết não 82 ngày sau nhiệm kỳ thứ tư của ông vào năm 1945.
John F. Kennedy
Kennedy đã mắc nhiều bệnh khác nhau trong suốt cuộc đời ông. Nhiều năm sau khi ông qua đời, những căn bệnh của ông mới được công khai.
Trên tờ The Atlantic, Robert Dallek, người viết tiểu sử của Kennedy, cho biết vị Tổng thống này đã "trải qua thời thơ ấu ốm yếu, phải nhập viện nhiều lần trong những năm học dự bị và đại học vì bệnh đường ruột cùng nhiễm trùng nghiêm trọng, có lúc bị bác sĩ nghi mắc bệnh bạch cầu".
"Ông ấy bị loét và viêm đại tràng, cùng đó mắc bệnh Addison cần phải điều trị thường xuyên bằng steroid. Và mọi người cũng biết Kennedy đã phải vật lộn với những cơn đau lưng dữ dội".
"Sau khi đến Nhà Trắng, Kennedy tin rằng việc che giấu những phiền não của mình là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Một ngày sau khi đắc cử, trả lời báo giới, ông nói mình 'cực kỳ khỏe mạnh' và bác bỏ những tin đồn về việc ông mắc bệnh Addison", Dallek viết.
Dallek còn cho rằng, các vấn đề sức khỏe có thể đã gián tiếp góp phần gây ra cái chết của ông trong vụ ám sát.
Tổng thống John F. Kennedy vẫy tay khi ngồi trên xe diễu hành. Ảnh: AP
"Vào ngày 22/11/1963, như mọi khi, Kennedy đeo một chiếc nẹp lưng dạng corset khi đi qua Dallas. Viên đạn đầu tiên của Lee Harvey Oswald đã găm thẳng vào gáy Kennedy. Nếu không phải do nẹp lưng khiến ông ngồi thẳng thì có lẽ ông đã không hứng trọn phát súng chí mạng".
Ronald Reagan
30/3/1981 là ngày định mệnh đối với vị tổng thống thứ 40 của nước Mỹ khi ông trở thành mục tiêu của một vụ ám sát ở Washington, DC. Mãi đến 30 năm sau, công chúng mới biết Reagan đã cận kề cái chết như thế nào sau vụ việc đó.
Người phát ngôn Nhà Trắng David Gergen nói với các phóng viên ngay sau vụ ám sát rằng "Tổng thống đã tự mình bước vào bệnh viện". Cố vấn Lyn Nofziger cho biết Tổng thống vẫn tỉnh táo và ổn định. Ngày hôm sau, Phó tổng thống George H. W. Bush nói đã đến thăm Reagan và cho hay "má của ông ấy rất hồng hào... Ông ấy trông rất khỏe mạnh".
Tổng thống Ronald Reagan rời Bệnh viện Đại học George Washington ở Washington, DC,
ngày 11/4/1981. (Ảnh: AP)
Điều mà công chúng không biết là khi Reagan bước vào trong bệnh viện được vài mét, ông đã ngã quỵ trong vòng tay của các nhân viên mật vụ. Các bác sĩ và y tá đã theo dõi ông đều tin rằng ông sắp chết, hoặc thậm chí đã chết.
"Các bác sĩ không nghĩ rằng ông ấy sẽ qua khỏi. Tất cả họ đều cho rằng ông bị nhồi máu cơ tim và trông rất tệ", Del Quintin Wilber, tác giả cuốn sách "Rawhide Down: The Near Assassination of Ronald Reagan", nói với khán giả tại Đại học Virginia vào năm 2012.
"Reagan có lẽ đã mất gần 50% lượng máu vào hôm đó", Wilber cho hay. "Tôi muốn nói với mọi người rằng mạng sống của Reagan đã đến trong tích tắc, một quyết định trong tích tắc và chỉ trong gang tấc. Ông ấy đã suýt chết".
Đảng Cộng hòa nỗ lực 'tô hồng' nước Mỹ Phát biểu của Pence được cho là tóm tắt thông điệp của đảng Cộng hòa tại hội nghị toàn quốc, rằng chính quyền Trump đã giúp nước Mỹ vĩ đại. "Chúng tôi đã làm nước Mỹ trở nên vĩ đại. Với sự hiện diện của Tổng thống Donald Trump trong Nhà Trắng 4 năm nữa và sự giúp đỡ của Chúa, chúng tôi...