Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp gỡ đại biểu chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”
Ngày 15-11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam gặp gỡ đoàn đại biểu tham dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022.
Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp gỡ đoàn đại biểu tham dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”.
Báo cáo tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Nguyễn Kim Quy cho biết, sau 2 tháng phát động, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 đã nhận được 123 hồ sơ gương thầy, cô giáo từ 56 tỉnh, thành phố và các tổ chức giới thiệu.
Hội đồng xét chọn đã họp và lựa chọn được 68 gương giáo viên tiêu biểu xuất sắc để tuyên dương. Đây là những thầy cô có thành tích nổi bật, có học sinh tham gia và giành giải thưởng tại các cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế; có nhiều sáng kiến đổi mới việc dạy và học đã được áp dụng vào thực tế và đạt kết quả cao; đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc từng tham gia giảng dạy, có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong thời gian công tác, được xã hội ghi nhận.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương những cống hiến, đóng góp quý báu của 68 gương được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022.
Video đang HOT
Khẳng định Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt, coi công tác giáo dục và đào tạo là một trong những quốc sách hàng đầu, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng thuộc diện chính sách, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các thầy, cô giáo công tác ở những nơi có điều kiện sinh hoạt, dạy và học khác nhau, nhưng đều có điểm chung là luôn tận tụy, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tin tưởng các gương được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” sẽ không ngừng phấn đấu, rèn luyện, trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm với nghề, ngày càng hoàn thiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh “trồng người”.
Nằm trong chuỗi các hoạt động của chương trình, chiều cùng ngày, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức tọa đàm “Chia sẻ cùng thầy cô”.
Tọa đàm “Chia sẻ cùng thầy cô” chiều 15-11.
Tại tọa đàm, các thầy, cô giáo tiêu biểu đã tham gia giao lưu, học hỏi với các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ hàng đầu trong ngành giáo dục; chia sẻ với đại diện Cục Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”; những khó khăn trong quá trình dạy và học tại địa phương; những kỷ niệm không thể quên về tình thầy trò trên hành trình “trồng người”…
“Thông qua tọa đàm, Ban tổ chức cũng mong muốn lan tỏa hơn nữa câu chuyện của các thầy, cô về sự yêu thương, chân thành, nỗ lực dìu dắt, cảm hóa những học trò của mình trên con đường chinh phục tri thức và hoàn thiện nhân cách. Đó sẽ là sự khơi gợi mạnh mẽ để các bạn thanh niên, sinh viên, học sinh tiếp tục phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, thể hiện những hành động thiết thực để tri ân thầy, cô giáo, không ngừng phấn đấu, rèn luyện để không phụ công những “người lái đò” thầm lặng”", Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Nguyễn Kim Quy chia sẻ.
Ngày mai (16-11), lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp mặt đoàn đại biểu các thầy, cô giáo tham dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” và tối cùng ngày, diễn ra Lễ tuyên dương “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022.
Tạo thuận lợi cho giảng dạy văn hóa trong trường nghệ thuật, trường nghề
Đây là ý kiến được thống nhất tại cuộc họp của các bộ, ngành về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giảng dạy văn hóa ở các trường nghệ thuật, trường nghề, chiều 9-11, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với lãnh đạo các bộ, ngành về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giảng dạy văn hóa ở các trường nghệ thuật, trường nghề. Ảnh: VGP/Đình Nam
Theo đó, trong thời gian qua, vấn đề này đã được các bộ, ngành họp bàn, nhưng chưa có sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật, dẫn tới việc tuyển sinh, thi, cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh các trường nghệ thuật, trường nghề thời gian qua khó khăn.
Ngay từ năm 2021, các bộ, ngành liên quan đã phải xử lý một số trường hợp cụ thể về tuyển sinh, thi chuyển cấp, cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh trường nghệ thuật, trường nghề.
Tại cuộc họp, đại diện Bộ Tư pháp cho biết đã họp, rà soát kỹ và có văn bản khẳng định đủ cơ sở pháp lý để thực hiện giảng dạy văn hóa trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ sẽ sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về tuyển sinh học văn hóa cho học sinh, học viên trường nghệ thuật, trường nghề. Ảnh: VGP/Đình Nam
Trên cơ sở đó, lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương có văn bản hướng dẫn tháo gỡ để các địa phương triển khai, tạo điều kiện cho học sinh, học viên các trường nghệ thuật, trường nghề học tập thuận lợi, có cơ hội học tập suốt đời.
Đồng quan điểm, đại diện Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội chia sẻ quan điểm "những gì có lợi cho học viên, học sinh trường nghệ thuật, trường nghề thì phải làm, còn những vướng mắc về thể chế cần được các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ, thậm chí có thể đề xuất thí điểm".
Thời gian qua, các bộ, ngành đã tập trung rà soát lại toàn bộ văn bản, tới đây báo cáo cấp có thẩm quyền để sửa đổi căn bản việc giảng dạy, học văn hoá trong trường nghệ thuật, trường nghề. Ảnh: VGP/Đình Nam
Tại cuộc họp, các ý kiến nêu rõ, trong thời gian qua, các bộ, ngành đã tập trung rà soát lại toàn bộ văn bản, tới đây báo cáo cấp có thẩm quyền để sửa đổi căn bản việc giảng dạy, học văn hóa trong trường nghệ thuật, trường nghề.
Trước mắt, đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Tư pháp, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đã bàn, rà soát và thống nhất: Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ ý kiến của các bộ, ngành, văn bản của Bộ Tư pháp để trước ngày 20-11-2022 có văn bản hướng dẫn cụ thể về tuyển sinh học văn hóa cho học sinh, học viên trường nghệ thuật, trường nghề.
Các bộ, ngành sẽ thống nhất các biện pháp hỗ trợ việc giảng dạy văn hóa trong trường nghệ thuật, trường nghề; đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục được tham gia vào quá trình này, có hướng dẫn bảo đảm chất lượng.
Con chọn gì khi con chọn nghề ? Tôi đã tham gia hàng chục chương trình hướng nghiệp cho trẻ, cũng đã trò chuyện với hàng trăm cha mẹ về việc làm sao để định hướng nghề nghiệp cho con. Nhưng rốt cuộc, con chọn gì khi con chọn nghề mới là điều quan trọng nhất, mà bố mẹ, thầy cô và cả tôi nữa, đều quên. Chọn nghề cho ai?...