Phó thủ lĩnh Taliban tới Kabul đàm phán lập chính phủ mới
Phó thủ lĩnh Baradar, đồng sáng lập Taliban, tới thủ đô Kabul để tham gia các cuộc thảo luận về thành lập một chính phủ mới tại Afghanistan.
Một quan chức Taliban cho biết Mullah Abdul Ghani Baradar sẽ gặp các lãnh đạo khác của nhóm cùng các chính trị gia để thảo luận thành lập một chính phủ toàn diện. Baradar từ Qatar trở về Afghanistan ngày 10/8 và sau đó tới Kandahar, thành phố lớn thứ hai của quốc gia Trung Á và là “cái nôi” nơi Taliban được thành lập.
Vài giờ sau khi Baradar về Afghanistan, Taliban thông báo sẽ thành lập một chính quyền hoàn toàn khác so với giai đoạn cai trị 1996-2001 của nhóm. Taliban thông báo chính phủ mới sẽ mang tính toàn diện, song chỉ mới hé lộ vài chi tiết về thành viên dự kiến.
Phó thủ lĩnh Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar trong một cuộc họp ở Doha, Qatar tháng 12/2020. Ảnh: Reuters.
Các thủ lĩnh cấp cao khác của Taliban xuất hiện ở Kabul những ngày qua gồm Khalil Haqqani, người bị Mỹ coi là phần tử khủng bố và truy nã gắt gao với khoản tiền thưởng 5 triệu USD.
Các trang mạng xã hội ủng hộ Taliban cho biết Haqqani đã gặp Gulbuddin Hekmatyar, cựu đối thủ trong cuộc nội chiến đầu những năm 1990 và vẫn duy trì ảnh hưởng trong chính trường Afghanistan.
Baradar bị bắt tại Pakistan năm 2010, được trả tự do sau 8 năm ngồi tù và chuyển đến Qatar. Baradar được bổ nhiệm làm lãnh đạo Văn phòng Chính trị Doha của Taliban, nơi thủ lĩnh này giám sát việc ký kết thỏa thuận hòa bình năm 2020 với Mỹ. Theo thỏa thuận, Mỹ rút hết quân và kết thúc chiến dịch quân sự kéo dài 20 năm ở Afghanistan.
Sau khi Mỹ rút quân, Taliban phát động chiến dịch đánh chiếm lãnh thổ chớp nhoáng và tiến vào thủ đô Kabul ngày 15/8, hoàn tất kiểm soát Afghanistan. Taliban sau đó tuyên bố thành lập Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan, khẳng định sẽ không có “thể chế dân chủ” ở quốc gia này và có thể cai trị theo mô hình hội đồng cầm quyền.
Trực thăng quân sự giải cứu công dân Mỹ từ khách sạn Kabul Nguy cơ khủng bố vươn vòi khi Taliban nắm quyền Gần 2.300 tỷ USD Mỹ đổ vào Afghanistan Lính Mỹ nâng em bé Afghanistan qua hàng rào dây thép gai Hơn 820 người chen chúc trên máy bay rời Afghanistan
Video đang HOT
Gần 2.300 tỷ USD Mỹ đổ vào Afghanistan
Mỹ đã tiêu tốn gần 2.300 tỷ USD cho cuộc chiến kéo dài 20 năm ở Afghanistan, nhưng vẫn không đạt được mục tiêu ngăn chặn Taliban trỗi dậy.
Mỹ tiến vào Afghanistan tháng 10/2001 để lật đổ Taliban, sau khi cáo buộc lực lượng này chứa chấp trùm khủng bố Osama bin Ladan và các thủ lĩnh tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Quân số liên tục tăng trong bối cảnh Washington chi hàng tỷ USD để đẩy lùi Taliban và tái thiết cơ sở hạ tầng. Khoảng 110.000 lính Mỹ đã có mặt ở Afghanistan vào thời kỳ cao điểm năm 2011. Con số này rút xuống còn khoảng 4.000 người vào năm ngoái.
Lính Mỹ tuần tra ở miền nam Afghanistan hồi năm 2019. Ảnh: US Army.
Các thống kê do Lầu Năm Góc công bố có thể không bao gồm lực lượng đặc nhiệm chuyên hoạt động bí mật và những đơn vị được triển khai ngắn hạn.
Nhiều nước đồng minh của Mỹ cũng gửi quân tới Afghanistan, trong đó có nhiều thành viên NATO. Tổ chức này chấm dứt nhiệm vụ tham chiến ở Afghanistan vào tháng 12/2014, nhưng vẫn duy trì 13.000 lính để huấn luyện quân đội Afghanistan và hỗ trợ các chiến dịch chống khủng bố.
Nhiều nhà thầu dân sự cũng xuất hiện ở Afghanistan, với khoảng 7.800 người Mỹ hiện diện ở nước này trong quý IV/2020.
Trong giai đoạn 2010-2012, khi quân đội Mỹ duy trì hơn 100.000 lính tại Afghanistan, chi phí tác chiến tăng lên đến gần 100 tỷ USD/năm. Con số này giảm đáng kể sau khi Washington chấm dứt các chiến dịch tiến công và tập trung vào đào tạo lực lượng Afghanistan.
Quan chức Lầu Năm Góc cho biết ngân sách được đầu tư cho lực lượng ở Afghanistan là 45 tỷ USD vào năm 2018. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố tổng chi phí quân sự tại Afghanistan từ tháng 10/2001 đến tháng 9/2019 là 778 tỷ USD.
Lính đặc nhiệm Afghanistan trước trận đánh ở tỉnh Kandahar tối 13/7. Ảnh: Reuters .
Bộ Ngoại giao, Cơ quan Pháp triển Quốc tế Mỹ (USAID) và nhiều cơ quan chính phủ khác cũng đổ 44 tỷ USD vào các dự án tái thiết Afghanistan. Tổng số tiền được các cơ quan này chi ra trong giai đoạn 2001-2019 là khoảng 822 tỷ USD, chưa kể tới những khoản chi ở Pakistan, nơi Mỹ đặt nhiều cơ sở cho những chiến dịch ở Afghanistan.
Thống kê của Đại học Brown của Mỹ cho thấy 800 tỷ USD đã được đầu tư vào chi phí tác chiến trực tiếp, 85 tỷ USD dành cho huấn luyện quân đội Afghanistan. Chính phủ Mỹ mỗi năm bỏ ra 750 triệu USD để trả lương cho binh sĩ chính phủ Afghanistan.
Tổng số tiền được Mỹ đổ vào Afghanistan trong 20 năm ước tính khoảng 2.260 tỷ USD, tương đương mỗi ngày Mỹ chi ra hơn 300 triệu USD cho Afghanistan. Con số này đồng nghĩa với việc số tiền Washington bỏ ra để ngăn Taliban trỗi dậy còn cao hơn tổng giá trị tài sản của 33 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ, nhưng vẫn không thể ngăn đà tiến quân của Taliban chỉ trong vài tháng qua.
Giới phân tích nhận định Mỹ sẽ chịu thêm nhiều chi phí rất lâu sau khi rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan theo lệnh của Tổng thống Joe Biden. Washington đã phải trả 500 tỷ USD tiền lãi, do chi phí cuộc chiến được lấy từ các khoản vay của chính phủ. Đến năm 2050, riêng số tiền trả lãi vì cuộc chiến Afghanistan có thể lên tới 6.500 tỷ USD.
Số tiền đã đi đâu?
Phần lớn ngân sách đầu tư vào Afghanistan tập trung cho các chiến dịch chống phiến quân, cũng như bảo đảm tiền lương và hỗ trợ hậu cần, y tế cho binh sĩ.
Kể từ năm 2002, Mỹ đã chi hơn 143 tỷ USD cho hoạt động tái thiết tại Afghanistan, trong đó 88,3 tỷ USD dành cho xây dựng lực lượng an ninh, bao gồm quân đội và cảnh sát. Gần 36 tỷ USD được đầu tư cho hoạt động quản lý chính quyền và phát triển, trong khi nhiều khoản tiền nhỏ hơn được dành cho nỗ lực chống ma túy và hỗ trợ nhân đạo.
Khoảng 19 tỷ USD trong số này đã bị lãng phí bởi tình trạng tham nhũng và lạm chi, theo báo cáo của Tổng thanh tra đặc biệt của Mỹ về tái thiết Afghanistan (SIGAR).
Các nguồn tin cho biết Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Afghanistan trong nhiều tháng không trả lương cho binh sĩ hoặc cảnh sát. Các lực lượng an ninh Afghanistan thường không được cung cấp đầy đủ vũ khí, thậm chí thiếu cả thức ăn và nước uống.
Lực lượng an ninh Afghanistan gần địa điểm đụng độ với Taliban ở Kandahar hôm 9/7. Ảnh: AFP .
Nhiều binh sĩ và cảnh sát bị điều đến những khu vực xa nhà, nơi họ không có bất cứ mối liên hệ nào, khiến một số đào ngũ để trở về bảo vệ gia đình mình. Tình trạng thiếu niềm tin vào chính phủ Afghanistan và nhiều quan chức tuyên bố sẽ không chiến đấu để bảo vệ chính quyền Tổng thống Ashraf Ghani được coi là nguyên nhân dẫn đến thất bại của đội quân tỷ đô này.
Thiệt hại nhân mạng
Thiệt hại về nhân mạng và chi phí đi kèm cũng không kém, khi 2.500 binh sĩ và gần 4.000 nhà thầu dân sự Mỹ đã thiệt mạng tại Afghanistan kể từ năm 2001. Washington tốn khoảng 300 tỷ USD để chăm sóc cho 20.000 người bị thương do cuộc chiến Afghanistan và dự kiến sẽ mất thêm 500 tỷ USD nữa trong tương lai.
Hơn 1.000 binh sĩ các nước đồng minh của Mỹ cũng thiệt mạng khi làm nhiệm vụ ở Afghanistan.
Tuy nhiên, con số này chưa thấm vào đâu so với thương vong của lực lượng an ninh và dân thường Afghanistan. Tổng thống Ashraf Ghani hồi năm 2019 cho biết đã có 45.000 thành viên lực lượng an ninh Afghanistan thiệt mạng từ khi ông lên nắm quyền năm 2014.
Nghiên cứu của Đại học Brown năm 2019 ước tính quân đội và cảnh sát Afghanistan đã mất 64.100 người kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào cuối năm 2001.
Tranh cãi về khả năng Mỹ xoay chuyển tình thế trước Taliban Nỗi uất ức của đồng minh từng cùng Mỹ chống Taliban Thảm cảnh của quân đội tỷ đô Afghanistan
Tinh thần rệu rã của binh sĩ Afghanistan khi đối đầu Taliban Trước khi kiểm soát thủ đô Kabul, Taliban đã chiếm giữ mọi thành phố lớn ở Afghanistan - từ Kandahar ở phía nam đến Mazar-i-Sharif ở phía bắc, Herat ở phía tây đến Jalalabad ở phía đông. Các binh sĩ Afghanistan tại tỉnh Laghman (Ảnh: Reuters). Tinh thần rệu rã, thiếu ý chí chiến đấu Chỉ mới hôm 14/8, trong một bài phát...