Phó Hiệu trưởng Lê Hiếu Giang tiếp tục phụ trách Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM
PGS-TS Lê Hiếu Giang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM được giao phụ trách trường để giải quyết những vấn đề quan trọng mà người phụ trách trường trước đó không đủ thẩm quyền thực hiện.
Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM đã ra Nghị quyết giao PGS-TS Lê Hiếu Giang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM phụ trách trường cho đến khi có hiệu trưởng mới nhưng không quá ngày 31-10-2023.
Trước đó, Phó Hiệu trưởng Lê Hiếu Giang đã được hội đồng trường giao phụ trách trường từ 24-6 đến 31-10 để giải quyết những vấn đề quan trọng của trường mà người phụ trách trường trước đó không đủ thẩm quyền thực hiện, như việc ký bằng tốt nghiệp cho sinh viên.
Phó Hiệu trưởng Lê Hiếu Giang tiếp tục phụ trách Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM. Ảnh: HCMUTE
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, sau ngày 30-4-2021, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM khuyết hiệu trưởng do PGS-TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng nhà trường, hết tuổi quản lý.
PGS-TS Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng Khoa Cơ khí chế tạo máy, được Hội đồng trường giao phụ trách trường trong lúc chờ Bộ GD-ĐT công nhận hiệu trưởng. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đã không công nhận.
PGS-TS Nguyễn Trường Thịnh đã chuyển công tác về Trường ĐH Kinh tế TP HCM từ ngày 1-11-2022.
Phân biệt trường công, trường tư trong thực hiện NĐ 111 là chưa đúng Luật GDĐH
Thực hiện Nghị định 111, cơ sở đào tạo sức khỏe mong có định mức chi phí thay vì tự thỏa thuận với cơ sở thực hành như hiện nay.
Sau 5 năm thực hiện, bên cạnh những thuận lợi, Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 5/10/2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe cũng bộc lộ những mặt hạn chế, khiến một số cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, cơ sở thực hành gặp khó khăn.
Một trong số đó là việc không có định mức chi phí đào tạo thực hành cụ thể nên gây khó cho cơ sở đào tạo, đặc biệt là những trường không có cơ sở thực hành trực thuộc trong trường.
Bàn về vấn đề này, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, vị Phó Hiệu trưởng của một trường cao đẳng đào tạo về y khoa ở miền Bắc đã chỉ ra những khó khăn, cũng như đề xuất biện pháp tháo gỡ, tạo hiệu quả thực hiện Nghị định 111.
Video đang HOT
Sinh viên được tăng thực hành, tăng cơ hội đầu ra nhờ Nghị định 111
Theo chia sẻ của vị này, kể từ khi nhà trường đưa vào triển khai Nghị định số 111/2017/NĐ-CP đã có những điểm thuận lợi vượt trội trong quá trình đào tạo khối ngành sức khỏe.
Ảnh minh họa: nguồn: Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh
"Có thể nói, Nghị định 111 được ban hành đã tạo ra cơ sở pháp lý để các trường đào tạo khối ngành sức khỏe cũng như cơ sở thực hành tăng hiệu quả phối hợp do khai thác được nguồn nhân lực đôi bên", vị Phó Hiệu trưởng khẳng định.
Theo vị Phó Hiệu trưởng, trước đây, khi chưa có Nghị định 111, nhà trường chủ yếu dạy chương trình lý thuyết, có thực hành nhưng ít, kém chuyên nghiệp. Sinh viên chỉ "thu gọn" trong phòng thực hành của trường; thiết bị, cơ sở vật chất thực hành không đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế, ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu và chất lượng đào tạo.
"Nghị định 111 tạo cơ sở để các trường được liên hệ với các cơ sở thực hành, tạo môi trường trao đổi sinh viên tham gia trải nghiệm, học chuyên môn nhiệm vụ trực tiếp tại bệnh viện. Sinh viên được "cầm tay chỉ việc", tránh lý thuyết suông, kém kỹ năng hành nghề, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Bệnh viện cũng có bác sĩ tham gia giảng dạy cho sinh viên của trường nên đây là tác động qua lại đôi bên. Bác sĩ thông qua giảng dạy sẽ nâng cao trình độ chuyên môn, học thuật. Các cơ sở thực hành được bổ sung thêm nguồn nhân lực do có sự tham gia của thầy, trò từ các cơ sở đào tạo, giúp bệnh viện chọn được những sinh viên có kỹ năng, phẩm chất tốt, mở rộng nguồn tuyển nhân lực.
Nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ
Vị Phó Hiệu trưởng khẳng định, một bên là đào tạo lý thuyết, một bên là đào tạo thực hành, trực quan sinh động nên quá trình thực hiện Nghị định 111 sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm như thế nào để khai thác hiệu quả thế mạnh của các bên.
"Về mặt chính sách, Nghị định 111 nhìn chung là tốt. Tốt ở chỗ đội ngũ nhân lực có trình độ, trang thiết bị, cơ sở vật chất ở các cơ sở y tế đáp ứng đủ nhu cầu thực hành.
Song, khi nhà trường gửi sinh viên sang thực tập, chi phí thực hành được tính như thế nào lại là điểm khó", vị này chia sẻ vướng mắc.
Phó Hiệu trưởng cho hay, khó khăn thứ nhất là các bệnh viện chủ yếu đã hoặc đang chuyển mình hoạt động theo cơ chế tự chủ.
"Thực hiện Nghị định 111, cơ sở đào tạo gặp khó khi xây dựng hợp đồng tài chính với cơ sở thực hành. Hiện nay, đa phần các trường và cơ sở đào tạo thực hành chỉ xây dựng hợp đồng trên tinh thần tự thỏa hiệp với nhau.
Trường phải căn cứ vào định mức quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở thực hành thế nào thì mới cùng xây dựng hợp đồng tài chính giữa đôi bên. Điều này càng khó khăn hơn khi các bệnh viện thực hiện tự chủ và không có mức thu quy định chung", Phó Hiệu trưởng chia sẻ.
Khó khăn thứ hailà liên quan đến quy định liên kết giữa các cơ sở đào tạo với bệnh viện.
Quy định tại Nghị định 111 là trường công lập thì liên hệ với bệnh viện công lập, còn trường tư thục thì liên hệ với các bệnh viện tư (trong việc đào tạo thực hành). Theo vị Phó Hiệu trưởng, quy định này không chỉ chưa đúng với Luật Giáo dục Đại học và chính sách xã hội hóa giáo dục mà còn cứng nhắc, khiến quá trình thực hiện gặp khó.
"Trường công hay trường tư thì đều thực hiện một mục tiêu là đào tạo đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các trường công hay tư hoạt động đúng theo các quy định của Luật và các văn bản dưới Luật, không nên áp đặt trường công thì liên hệ với bệnh viện công trong đào tạo thực hành và ngược lại", vị này chia sẻ.
Giả sử, trường tư thục đào tạo y khoa đạt chất lượng tốt, thì việc gửi sinh viên về bệnh viện công vẫn đảm bảo tốt yêu cầu thực hành. Hệ thống trường công gửi sinh viên về các bệnh viện tư nhân tham gia thực hành cũng không có vấn đề gì. Miễn thỏa mãn điều kiện là trường đào tạo và cơ sở thực hành đáp ứng yêu cầu đào tạo, thực hiện đúng theo khung chương trình, quy định của Luật, và các văn bản dưới Luật.
"Trường đào tạo y khoa thuộc hệ công lập hay tư thục thì đều có thước đo, quy định chung về khung chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo và các hoạt động liên quan đến đào tạo một khóa học với mục tiêu chung là cung cấp nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do đó, việc phân biệt trường công, tư là không hợp lý", Phó Hiệu trưởng nói.
Khó khăn thứ ba là thực tế khi xây dựng các bệnh viện, đa số chỉ tính định mức sử dụng là khám chữa bệnh, chứ không có nội dung đào tạo thực hành cho sinh viên (vì các bệnh viện hầu hết được xây dựng trước năm 2017 thời điểm Nghị định 111 ban hành).
Do vậy, việc đào tạo thực hành cho sinh viên chưa được bài bản, chưa chú trọng và chưa được coi là nhiệm vụ của bệnh viện.
Mong có định mức chi phí linh hoạt
Trước những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 111, vị Phó Hiệu trưởng cho biết cần có giải pháp, sửa đổi, bổ sung một số quy định để cơ sở đào tạo cũng như cơ sở thực hành thuận lợi triển khai.
Một là, cần xem xét lại quy định tại Mục b, Điều 10 của Nghị định 111.
Yêu cầu: có 20% giảng viên dạy chương trình thực hành phải là người làm việc cơ hữu của cơ sở giáo dục có đăng ký hành nghề tại cơ sở thực hành và được cơ sở thực hành bố trí làm công tác khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề, rất khó đối với các trường.
Hay nói cách khác, nhiều trường không có đủ đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu này theo Nghị định 111.
Hai là, cần có hướng dẫn xây dựng định mức chi phí đào tạo thực hành.
Vấn đề này chưa có hướng dẫn cụ thể để các cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành xây dựng định mức chi phí cho quá trình thực tập, thực hành tại bệnh viện. Nhất là những cơ sở đào tạo không có cơ sở thực hành trực thuộc trong trường.
"Mong mỏi của các cơ sở đào tạo cũng như các cơ sở thực hành là làm thế nào để có mức quy định chung, hoặc xây dựng sườn chung để định hướng cho các trường, các tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế để vận dụng cho linh hoạt".
Tại Điểm 1, Khoản 1, Điều 15 của Nghị định 111 nêu rõ về Quyền và trách nhiệm của cơ sở giáo dục như sau:
Cơ sở giáo dục được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành là giảng viên cơ hữu trong các trường hợp:
Cơ sở giáo dục công lập được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này là giảng viên cơ hữu nếu đã được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp bộ môn trở lên tại cơ sở giáo dục;
Cơ sở giáo dục ngoài công lập được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành ngoài công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này là giảng viên cơ hữu nếu đã được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp bộ môn trở lên tại cơ sở giáo dục;
Một người chỉ được kiêm nhiệm và kê khai là giảng viên cơ hữu tại một cơ sở giáo dục; không áp dụng quy định này với các cơ sở thực hành của lực lượng vũ trang.
Trường ĐH Kinh tế TPHCM dạy học trực tuyến tuần trước và sau kỳ nghỉ Tết Trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) vừa thông báo sẽ giảng dạy, học tập theo hình thức trực tuyến trong tuần trước và sau kỳ nghỉ Tết cổ truyền. Giảng viên và sinh viên UEH có thể về quê ăn Tết sớm nhờ dạy học trực tuyến. Sự thay đổi trên của UEH nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học...