Phnom Penh tạm ngừng toàn bộ hoạt động tụ tập, lễ hội tôn giáo đông người
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, chiều 23/9, Sở Lễ nghi và tôn giáo Đô thành Phnom Penh đã quyết định tạm thời ngừng toàn bộ các cuộc tụ tập lễ hội tôn giáo đông người tại thủ đô Campuchia cho đến khi có thông báo mới.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Trước đó, cùng ngày, trong thông điệp gửi cả nước, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã bày tỏ lo ngại khi những ca nhiễm mới COVID-19 đã xuất hiện tại một loạt các ngôi chùa ở thủ đô Phnom Penh trong mùa lễ Pchum Ben bắt đầu từ ngày 22/9. Người đứng đầu Chính phủ Campuchia cũng kêu gọi các cơ quan chức năng xem xét ngừng các hoạt động tập trung đông người liên quan tới lễ Pchum Ben trong bối cảnh có nhiều rủi ro đe dọa sức khỏe của người dân.
Thủ tướng Hun Sen cảnh báo rằng sau lễ hội Pchum Ben, có thể một thảm họa sẽ xảy ra với người dân Campuchia vì đại dịch COVID-19. Ông cho rằng sau dịp lễ này, số người mắc bệnh và tử vong có thể tăng cao.
Hiện không chỉ ở các thành phố lớn tại Campuchia, nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở các vùng nông thôn của nước này đã xuất hiện khi những người dân ở thành phố bắt đầu về quê đi lễ và thăm người thân trong dịp Pchum Ben.
Trước tình hình này, tại hội nghị trực tuyến của lãnh đạo Bộ Du lịch với giới chức các Sở Du lịch của Campuchia ngày 22/9, một một số tỉnh ở nước này đã đề nghị các du khách chưa có thẻ xác nhận đã tiêm phòng COVID-19 phải thực hiện xét nghiệm nhanh để có thể được ăn uống và lưu trú khi vào tỉnh. Trong khi đó, những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 được giảm giá 5 – 10% khi sử dụng dịch vụ tại địa phương.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Du lịch Campuchia Thong Khon cho biết hầu hết lao động trong ngành du lịch tại nước này đã được tiêm vaccine phòng COVID-19. Bộ và các sở khuyến khích tất cả nhân viên các hãng du lịch và các khu du lịch tiêm vaccine phòng bệnh để ủng hộ kế hoạch khuyến khích du lịch trong nước cũng như chuẩn bị chương trình mở cửa đón du khách quốc tế trở lại trong tương lai.
Video đang HOT
Bộ trưởng Thong Khon cũng kêu gọi các Sở Du lịch tại 25 tỉnh, thành trên cả nước tăng cường phối hợp để thực hiện các quy định chung về phòng chống dịch bệnh tại các chùa, chợ, siêu thị… trong mùa Lễ Pchum Ben sẽ diễn ra từ đầu tháng tới.
Về diễn biến của dịch COVID-19 tại Campuchia, ngày 23/9, Bộ Y tế nước này xác nhận trong 24 giờ qua ghi nhận 22 ca tử vong và 638 ca mắc mới COVID-19, bao gồm 113 ca nhập cảnh và 525 ca lây nhiễm cộng đồng. Tính đến hôm nay, Campuchia phát hiện tổng cộng 106.619 ca mắc COVID-19, trong đó 99.134 người đã khỏi bệnh và 2.176 người tử vong.
Theo kế hoạch, sáng 24/9, Campuchia sẽ tiếp nhận thêm 3 triệu liều vaccine Sinovac đặt mua của Trung Quốc để thực hiện chiến lược tiêm phòng cho hơn 90% dân số nước này. Hiện Campuchia đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho gần 80% trong tổng trên 17 triệu người đang sinh sống và làm việc tại quốc gia này, trong đó tỷ lệ người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) được tiêm chủng là 98,35%; thanh thiếu niên từ 12 đến dưới 18 tuổi là 88,55% và 56,49% ở nhóm trẻ em từ 6-12 tuổi.
Có thể xuất hiện biến thể COVID-19 siêu đột biến, khiến 1/3 số người mắc tử vong
Nhóm Cố vấn Khoa học Khẩn cấp (SAGE) của Chính phủ Anh vừa cảnh báo về một loại biến thể mới của SARS-CoV-2 trong tương lai, có thể giết chết 1/3 số người mắc.
Theo tờ Dailymail, cảnh báo trên được SAGE đưa ra trong một tài liệu đăng ngày 30/7. Các nhà khoa học SAGE cho rằng biến thể tương lai có thể gây chết người như MERS - hội chứng hô hấp Trung Đông có tỷ lệ tử vong lên tới 35%.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
SAGE cho rằng khả năng virus SARS-CoV-2 biến đổi cao nhất khi virus này hoành hành mạnh nhất, giống như ở Anh hiện nay.
Theo các nhà khoa học, để ngăn chặn virus đột biến, cần tiêm liều vaccine tăng cường vào mùa đông, giảm thiểu biến thể mới xâm nhập từ nước ngoài và cân nhắc tiêu hủy một số loài động vật có thể mang virus.
Cảnh báo về biến thể siêu đột biến được đưa ra khi các nhà khoa học xem xét các kịch bản tiềm tàng có thể xảy ra trong tương lai không xa.
Biến thể tương lai này có thể kháng vaccine nếu nó kết hợp các đặc điểm kháng vaccine của biến thể Beta (nguồn gốc Nam Phi) và đặc điểm lây nhanh của biến thể Alpha hay Delta.
Quá trình tái kết hợp này có thể làm xuất hiện một chủng virus mới hoành hành dữ dội hơn, gây chết người nhiều hơn.
SAGE cho rằng các vaccine có thể hiệu quả, trừ khi có đột biến bất thường khiến các mũi tiêm kém hiệu quả hẳn trong ngăn chặn ca bệnh nặng. Khả năng này ít xảy ra.
Dù vậy, giới khoa học cho rằng biến thể mới có thể nguy hiểm hơn ngay cả khi đã tiêm chủng, vì vaccine không giúp người tiêm có miễn dịch hoàn toàn.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo về nguy cơ xuất hiện các biến thể mới. WHO cho biết số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã tăng 8% và số ca tử vong tăng 21% chỉ trong 1 tuần. Trong tuần qua, số ca mắc biến thể Delta đã tăng trung bình lên 540.000 ca/ngày và gần 70.000 ca tử vong/tuần trên toàn cầu. Sự gia tăng này xảy ra trong các điều kiện tương tự như tại đỉnh dịch vào năm ngoái - thời điểm xuất hiện 4 biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan cao.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bali, Indonesia ngày 27/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Giáo sư Nick Loman tại Đại học Birmingham (Anh) cho biết virus SARS-CoV-2 đã tiến hóa đáng kinh ngạc với khả năng xâm nhập vào tế bào người và thích ứng trên các vật chủ mới. Ông cho rằng không ai có thể tự tin dự đoán sẽ xảy ra chuyện gì trong tương lai.
Các nhà virus học cho biết virus SARS-CoV-2 có thể đã phát triển thành nhiều biến thể nguy hiểm hơn, song cho đến nay chưa được phát hiện do mức độ lây nhiễm trong cộng đồng chưa đủ lớn.
Một nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Áo công bố ngày 30/7 cho thấy, ngoài việc lây lan tại các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp, các chủng kháng vaccine có nguy cơ xuất hiện cao hơn khi hơn 60% dân số của một cộng đồng được tiêm chủng và các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội được dỡ bỏ. Nghiên cứu cho biết việc hình thành một biến thể kháng vaccine vào thời điểm đó có thể dẫn đến các vòng tiến hóa của biến chủng đó.
"Những biến thể đáng quan ngại" theo phân loại của WHO, được đặt tên theo các chữ cái Hy Lạp Alpha, Beta, Gamma và Delta, đều xuất hiện vào nửa cuối năm 2020, mặc dù phải mất một thời gian để chúng lây lan rộng hơn. Danh sách "những biến thể cần quan tâm" tiếp theo, được cho là có khả năng lây lan hoặc kháng vaccine cao hơn, gồm Eta, Iota, Kappa và Lambda.
Trong số các biến thể hiện nay, Delta có khả năng lây truyền cao gấp đôi so với Alpha được phát hiện lần đầu tiên ở Anh - biến thể có khả năng lây lan cao hơn 40% so với chủng virus lần đầu được phát hiện ở Trung Quốc. Trong khi đó, Beta, xuất hiện đầu tiên ở Nam Phi, dường như có khả năng tái nhiễm bệnh cao nhất.
Các nhà khoa học cho rằng hiện chưa rõ virus SARS-CoV-2 có thể phát triển tới mức độ nào khi thích nghi với cộng đồng đã miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc đã mắc bệnh, và cảnh báo một số chủng virus corona, vốn đang chỉ gây ra các triệu chứng giống cảm lạnh nhẹ, đã bắt đầu gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn.
Nhà dịch tễ học Kerkhove của WHO cảnh báo khi virus lây lan càng nhiều thì sẽ càng biến đổi. Delta sẽ không phải là biến thể cuối cùng, và bảng chữ cái có thể không đủ để đặt tên cho các biến thể mới.
Mỹ quy định đeo khẩu trang trong khuôn viên kín tại các điểm nóng dịch bệnh Ngày 28/7, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết có tới 66,6% số các hạt ở Mỹ hiện đang có mức độ lây nhiễm COVID-19 đủ cao để người dân cần đeo khẩu trang trong các không gian kín. Theo cơ quan trên, biện pháp này cần được thực hiện ngay lập tức. Người dân đeo...