Phim trường “Mưa đỏ” – Đỉnh cao của nghệ thuật phục dựng
Phim trường “Mưa đỏ” về cuộc chiến ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972 được dựng hoành tráng bên sông Thạch Hãn, tái hiện cuộc chiến ác liệt năm xưa.
Bối cảnh phim trường “Mưa Đỏ” được đầu tư công phu tại tỉnh Quảng Trị
Xây dựng phim trường bên dòng Thạch Hãn
Điện ảnh QĐND và đoàn làm phim mong muốn tái hiện sống động và chân thực nhất giai đoạn lịch sử chiến tranh của dân tộc tại thập niên 70, đặc biệt là năm 1972 với 81 ngày đêm lịch sử tại Quảng Trị. Vì vậy, Điện ảnh QĐND đã đầu tư xây dựng, tái hiện kỹ lưỡng bối cảnh trên phim trường tại Quảng Trị; huy động sự tham gia, phối hợp của các quân binh chủng trong quân đội, cùng nhiều vũ khí, trang bị, đạo cụ, phương tiện phục vụ cho cảnh quay.
Theo Thượng tá Nguyễn Thu Dung – Giám đốc Điện ảnh Quân đội nhân dân, Phó Trưởng ban Chỉ đạo sản xuất phim truyện điện ảnh “Mưa đỏ” cho biết: “Đây là bộ phim chiến tranh có quy mô lớn. Bối cảnh chính Thành Cổ và các bối cảnh lẻ như Sở Chỉ huy Tiền phương Ngụy, trạm quân y,.. sẽ được đặt tại Quảng Trị. Đây là nơi có giá trị lịch sử và ý nghĩa lớn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ; một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong chiến tranh”.
Thượng tá Nguyễn Thu Dung – Giám đốc Điện ảnh Quân đội nhân dân, Phó Trưởng ban Chỉ đạo sản xuất phim truyện điện ảnh “Mưa đỏ”
Đỉnh cao của nghệ thuật phục dựng
Điện ảnh Quân đội nhân dân đã đầu tư thời gian, tâm huyết cho những bối cảnh khác của bộ phim như hầm mổ, trạm phẫu, Sở chỉ huy quân VNCH, đoàn tàu vận chuyển tân binh… Từng chi tiết như những rễ cây ăn lan trong hầm mổ, lớp tường xanh rêu do không gian ẩm thấp, trạm phẫu tiền phương núp dưới những tán cây rừng, với những đồ đạc đơn sơ như chiếc chõng cứu thương ghép tạm bằng tre nứa nhưng toát lên được tinh thần và ý chí của những người lính năm xưa. Những phân cảnh tại hầm mổ, trạm phẫu đã để lại cho diễn viên và ekip đoàn làm phim rất nhiều xúc động, bởi tính chân thực của bối cảnh, đã tái hiện được nỗi đau của chiến tranh, ranh giới giữa sự sống và cái chết.
Đồng thời, đạo cụ của các nhân vật sĩ quan VNCH cũng được kỳ công sưu tầm, phục chế tới từng chi tiết nhỏ nhất. Rất nhiều hiện vật là hiện vật quý, chỉ còn được lưu giữ trong bảo tàng, chính vì thế, để tái hiện được trong phim, đoàn làm phim đã nhân bản với tỉ lệ 1:1 để phục vụ các cảnh quay.
Đặc biệt nhất của bộ phim là phim trường Thành Cổ được tái hiện lại chân thực phỏng theo di tích Thành Cổ lịch sử. Đoàn làm phim và đội ngũ hoạ sĩ đã nghiên cứu kết cấu của Thành cổ Quảng Trị trên thực tế, từ đó lên thiết kế bối cảnh bảo đảm sát như nguyên mẫu. Để bảo đảm tính chân thực nhất, đoàn làm phim cũng mời chuyên gia, các nhà nghiên cứu lịch sử và các cựu chiến binh từng tham chiến tại Thành Cổ để đưa ra các góp ý, tư vấn về chi tiết trong quá trình xây dựng.
Bối cảnh phim trường “Mưa Đỏ” được đầu tư công phu tại tỉnh Quảng Trị.
Video đang HOT
Việc xây dựng phim trường ngay bên dòng sông lịch sử vừa mang ý nghĩa tri ân các anh hùng liệt sĩ, vừa có thể tận dụng được dòng sông lịch sử để tái hiện lại những hình ảnh trong chiến tranh như cảnh vượt sông của bộ đội ta, cảnh chuyển thương trong mưa bom bão đạn… giúp tăng tính chân thực và cảm xúc khi ghi hình, đồng thời giảm bớt phần nào chi phí thiết kế bối cảnh.
Đồng thời theo Thượng tá Kiều Thanh Thúy – Phó Giám đốc Điện ảnh Quân đội nhân dân, Giám đốc sản xuất phim truyện điện ảnh Mưa đỏ:”Trong quá trình sản xuất phim “Mưa đỏ”, Điện ảnh QĐND cũng gặp phải không ít khó khăn như: nhân sự và kinh nghiệm làm phim quy mô lớn của Điện ảnh QĐND hạn chế; kinh phí, thủ tục đấu thầu phức tạp, khó khăn cho ngành nghề đặc thù là sản xuất phim điện ảnh. Việc đầu tư cho bối cảnh, trang phục và đạo cụ cần bảo đảm chính xác tính lịch sử, tính thẩm mỹ. Vì vậy đơn vị phải sưu tầm, tham khảo ý kiến các chuyên gia về việc tái hiện trang phục, vũ khí, và các đạo cụ chiến tranh sao cho đúng thời kỳ. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết tại Quảng Trị mưa nắng khắt nghiệt ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thi công, xây dựng bối cảnh”.
Thượng tá Kiều Thanh Thúy – Phó Giám đốc Điện ảnh Quân đội nhân dân, Giám đốc sản xuất phim truyện điện ảnh “Mưa đỏ”.
Bộ phim “Mưa đỏ” tái hiện lại một giai đoạn hào hùng và thiêng liêng trong lịch sử đất nước, đoàn phim phải thận trọng trong cách xây dựng câu chuyện, bối cảnh, và hình tượng nhân vật để không làm sai lệch hay gây hiểu nhầm về sự kiện lịch sử. Những thuận lợi và khó khăn này là một phần trong quá trình hoàn thiện Mưa đỏ, giúp bộ phim truyền tải đúng tinh thần và tôn vinh những hy sinh của con người trong lịch sử Việt Nam.
Một số hình ảnh bối cảnh ghi hình bộ phim “Mưa Đỏ”
Người trẻ Hà Nội xếp hàng dài, bật khóc khi xem bộ phim Điện Biên Phủ
Minh Ngọc mặc áo dài, đến rạp phim sớm 2 tiếng. Xuyên suốt 2 bộ phim về Điện Biên Phủ, nữ sinh nhiều lần bật khóc vì khâm phục tinh thần quyết chiến, quả cảm của những người chiến sĩ.
Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra vào 19h từ ngày 3/5 đến 6/5 tại Điện ảnh Quân đội nhân dân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Trong mỗi buổi, đơn vị sẽ trình chiếu miễn phí một bộ phim tài liệu và một bộ phim truyện điện ảnh về đề tài Điện Biên Phủ.
Điện ảnh Quân đội nhân dân bắt đầu đón khán giả từ 18h30. Ngay từ sớm, khán giả từ đủ mọi lứa tuổi đã xếp hàng tại rạp (Ảnh: Điện ảnh Quân đội nhân dân).
Trung bình các ngày diễn ra tuần phim, Điện ảnh Quân đội nhân dân đón tiếp 400-500 khán giả. Nhiều người tiếc nuối ra về khi bảo vệ thông báo "rạp đã kín chỗ".
Do điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, đơn vị phải bố trí thêm nhiều ghế phụ để phục vụ và chưa thể đáp ứng hết được lượng khán giả đến tham dự tuần phim.
Trong tối 5/5, khán giả thưởng thức phim tài liệu Nhìn lại Điện Biên của đạo diễn Phạm Quốc Vinh và phim truyện điện ảnh Sống cùng lịch sử của đạo diễn NSND Nguyễn Thanh Vân.
Khán giả đến tham dự tuần phim do Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức đa dạng: các bác cựu chiến binh, người cao tuổi...
"Đặc biệt tuần phim thu hút sự quan tâm của khán giả trẻ. Đây là một tín hiệu đáng mừng khi thế hệ trẻ quan tâm, yêu mến dòng phim lịch sử cách mạng", đại diện Điện ảnh Quân đội nhân dân cho biết.
Xuyên suốt bộ phim Sống cùng lịch sử, Nguyễn Thị Trà Giang (25 tuổi, quận Long Biên, bên trái) và Trương Thị Ánh Ngọc (25 tuổi, quận Hai Bà Trưng) nhiều lần không kìm nổi cảm xúc.
Hai người bạn có mặt tại rạp lúc 17h30, xếp hàng dài khoảng 30m chờ đến lượt vào rạp. Phòng nhỏ, khán giả đông, Giang ngồi ghế chính còn Ngọc ngồi ghế phụ.
"Cảm xúc vô cùng lắng đọng, chúng em biết ơn công sức của cha ông vì hòa bình, độc lập", Giang xúc động.
Còn với Ánh Ngọc, vì quá ấn tượng và xúc động với dự án tuần phim kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, cô dự định quay lại rạp để xem hai bộ phim cuối cùng vào tối 6/5.
Gia đình chị Vũ Thị Hồng Thắm (26 tuổi, quận Hà Đông, ngoài cùng bên trái) gồm 5 người lớn và 3 trẻ nhỏ, háo hức xem phim lịch sử vào cuối tuần.
"Biết trước rạp sẽ rất đông, nhanh hết ghế, nên chúng tôi cố gắng đến trước một tiếng. Tôi rất vui vì nhìn thấy rất nhiều bạn trẻ thích thú tìm hiểu về lịch sử, biết trân trọng quá khứ", chị nói.
Là giáo viên mầm non, chị Thắm thường lồng ghép dạy trẻ nhỏ về lịch sử. Chị mong muốn dạy trẻ tự hào, biết ơn các anh hùng, chiến sĩ đã ngã xuống để gìn giữ hòa bình, thông qua những bộ phim lịch sử.
Nguyễn Công Minh Ngọc, 19 tuổi, huyện Đông Anh, chọn mặc áo dài đến tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Hôm trước, Ngọc đến Điện ảnh Quân đội nhân dân từ sớm, nhưng tiếc nuối vì không còn suất vào xem. Tối 5/5, nữ sinh quyết tâm đến trước 2 tiếng, xếp hàng chờ đến lượt.
Xuyên suốt 2 bộ phim Nhìn lại Điện Biên và Sống cùng lịch sử, Minh Ngọc nhiều lần bật khóc, nói "khâm phục tinh thần quyết chiến, quả cảm của những người chiến sĩ".
ể phục vụ khán giả chu đáo và hiệu quả, Điện ảnh Quân đội nhân dân đã đề nghị Cục iện ảnh hỗ trợ mượn phim có đề tài, nội dung phù hợp với chủ đề. ơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, trong đó chú trọng kênh tuyên truyền, quảng bá trên mạng xã hội nhằm thu hút khán giả trẻ, phát hành giấy mời đến các cơ quan, đơn vị, khán giả...
Trước tuần phim, bộ phận kĩ thuật của Điện ảnh Quân đội nhân dân đã kiểm tra chất lượng các bộ phim, sửa chữa trang thiết bị, máy móc... Đơn vị cũng huy động toàn bộ cán bộ, chiến sĩ làm tốt công tác tổ chức, kỹ thuật, hậu cần, an ninh...
8 bộ phim thuộc hai thể loại phim truyện và tài liệu được công chiếu trong tuần phim lần này gồm 4 phim tài liệu: Hùng ca Điện Biên Phủ (đạo diễn Nguyễn Quang Quyết); Cột mốc vàng Điện Biên Phủ (đạo diễn NSND Đặng Xuân Hải); Nhìn lại Điện Biên (đạo diễn Phạm Quốc Vinh); Điện Biên Phủ trận quyết chiến lịch sử (đạo diễn NSƯT Phạm Huyên).
4 phim truyện điện ảnh: Hoa ban đỏ (đạo diễn NSND Bạch Diệp); Đào, phở và piano (NSƯT Phi Tiến Sơn); Sống cùng lịch sử (đạo diễn NSND Nguyễn Thanh Vân); Ký ức Điện Biên (đạo diễn Đỗ Minh Tuấn).
"Đào, phở và piano" thu 23 tỷ đồng, 6 tháng sau Cục Điện ảnh chuyển tiền? Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết, 3 tháng chiếu thương mại phim "Đào, phở và piano", đơn vị thu 23 tỷ đồng nhưng 6 tháng sau mới được nộp vào ngân sách Nhà nước. Vì sao vậy? Chiều 3/10, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thường kỳ quý III. Tại sự kiện, ông Vi Kiến...