Phim Trung Quốc bị tố ‘chỉ ca ngợi đàn ông chống Covid-19′
Người dùng mạng xã hội Trung Quốc giận dữ vì phim truyền hình về cuộc chiến chống Covid-19 ở Vũ Hán phớt lờ vai trò của phụ nữ.
Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc hôm 17/9 phát tập đầu tiên trong loạt phim ngắn có tựa đề “Anh hùng trong hiểm nguy”, khắc họa cuộc chiến chống Covid-19 ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Loạt phim này được truyền thông nhà nước ca ngợi là “những câu chuyện cảm động xảy ra ở tiền tuyến chống dịch” cũng như “lòng dũng cảm đấu tranh và chiến thắng” của người dân Trung Quốc.
Tuy nhiên, một cảnh quay trong tập phim dài 7 phút đang được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc và vấp phải chỉ trích nặng nề của dư luận. Cảnh quay này khắc họa những gì đã diễn ra ở công ty xe buýt Vũ Hán trong những thời khắc đầu tiên khi lệnh phong tỏa ngăn Covid-19 được áp đặt với thành phố hôm 23/1.
Trong tập phim, công ty xe buýt Vũ Hán triệu tập cuộc họp khẩn với hàng chục tài xế ngay trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực. Một lãnh đạo công ty giải thích chính quyền yêu cầu các tài xế tình nguyện tham gia đội vận chuyển khẩn cấp. Nhiều nam tài xế lập tức đứng vào hàng, dẫn đầu là một đảng viên.
Sau khi xem xét danh sách, lãnh đạo công ty thông báo toàn bộ tình nguyện viên đều là đàn ông. “Có phụ nữ nào đăng ký không”? ông ta hỏi và chỉ vào một phụ nữ ngồi ở hàng ghế sau, yêu cầu cô tham gia. Nhưng cô tỏ ra chần chừ, cho biết người thân đã đi một quãng đường dài để tới thăm mình nhân dịp Tết sắp tới. “Tôi thực sự không thể tham gia”, cô trả lời.
Lễ ra mắt loạt phim “Anh hùng trong hiểm nguy” tại Bắc Kinh hôm 14/9. Ảnh: China Daily
Trích đoạn dài một phút này lập tức gây ra làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội. Người dùng đã gọi cảnh quay này là ví dụ điển hình về tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội Trung Quốc, đồng thời là hành động xóa bỏ mọi cống hiến của phụ nữ trong cuộc chiến chống Covid-19. Thực tế, phụ nữ chiếm phần lớn trong số những người ở tuyến đầu trong cuộc khủng hoảng y tế ở Trung Quốc, đặc biệt là ở tâm dịch Vũ Hán.
Video đang HOT
Đến ngày 20/9, hashtag về phân đoạn này đã thu hút hơn 140 triệu lượt xem. Hàng chục nghìn người kêu gọi ngừng phát sóng loạt phim. Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy 91.000 người ủng hộ ngừng phát sóng chương trình, 6.800 người phản đối.
Nhiều người bày tỏ tức giận vì sự coi thường phụ nữ, phủ nhận vai trò của họ trong cuộc chiến chống nCoV. Họ cũng dẫn lại những thông tin được đăng trên truyền thông nhà nước để chứng minh đóng góp của phụ nữ trong cuộc chiến.
Phụ nữ chiếm 2/3 trong số hơn 40.000 nhân viên y tế đã tới Vũ Hán và các vùng lân cận ở tỉnh Hồ Bắc để chống dịch, theo bài viết hồi tháng 3 trên People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc. Hãng thông tấn Xinhua cũng từng đưa tin hơn một nửa số bác sĩ từ Thượng Hải được cử đến Vũ Hán là phụ nữ, cũng như hơn 90% y tá là nữ.
“Trong các bộ phim truyền hình trước đây, phụ nữ thường bị coi thường. Tôi đã ngỡ rằng tình hình năm nay sẽ thay đổi, sau khi trải qua dịch bệnh, vì có rất nhiều phụ nữ đã tham gia vào cuộc chiến chống virus”, Zoe Shen, một nhà hoạt động vì nữ quyền kiêm blogger ở Bắc Kinh, nói. “Tôi không ngờ người ta lại dựng lên một cốt truyện như thế”.
Đây không phải lần đầu dư luận phẫn nộ trước việc phụ nữ bị đối xử bất công trong cuộc chiến chống Covid-19. Hồi tháng 2, một báo nhà nước chia sẻ video y bác sĩ nữ cạo trọc đầu trước khi tới Vũ Hán để mặc đồ bảo hộ vừa hơn và gọi họ là “những chiến binh xinh đẹp nhất”. Nhiều người xem video cho hay các nữ y bác sĩ đã khóc khi phải cạo trọc đầu và cáo buộc chính quyền sử dụng thân thể của họ vì mục đích tuyên truyền. Video cuối cùng bị xóa.
“Trong đời thực, họ đưa phụ nữ ra tiền tuyến chống Covid-19″, một người dùng bình luận trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc. “Còn trong phim, họ chôn vùi phụ nữ”. Bình luận này nhận được hơn 30.000 lượt thích.
“Giờ thì tôi đã hiểu phụ nữ biến mất khỏi lịch sử như thế nào”, một người dùng Weibo khác viết. “Mọi người đều muốn những câu chuyện chính xác” là bình luận nhận được hơn 110.000 lượt thích trên Weibo.
Trong khi nhiều bài đăng chỉ trích chương trình vẫn chưa bị xóa hôm 19/9, sự phẫn nộ của dư luận đã thu hút chú ý của các nhà kiểm duyệt. Thẻ hashtag yêu cầu ngừng phát sóng loạt phim đã bị chặn, một số trích đoạn phim bị xóa. Bảng xếp hạng phim cũng bị vô hiệu hóa trên Douban, trang đánh giá phim nổi tiếng ở Trung Quốc.
Một cảnh trong bộ phim “Anh hùng trong hiểm nguy”. Ảnh: CCTV
Sự phẫn nộ ban đầu với cảnh quay ở công ty xe buýt cũng mở ra nhiều chỉ trích khác với loạt phim. Du Keye, một bác sĩ ở Vũ Hán, cho hay phim đưa vào nhiều yếu tố y khoa không đúng, thường mô tả y tá không có dụng cụ y tế phù hợp hay thực hiện động tác ép ngực không chính xác. Ông cho rằng phim vốn dĩ là hư cấu, nhưng cần đảm bảo độ chính xác vì nó ghi lại một giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước.
“Làm một bộ phim kiểu này trước khi mọi người chưa hoàn toàn quên những gì đã xảy ra thực sự là sự xúc phạm với trí tuệ người xem”, Shen, nhà bảo vệ nữ quyền, ám chỉ bộ phim bị chỉ trích vì không phản ánh đúng đại dịch cũng như những phản ứng trong dịch đã khắc sâu vào tâm trí người dân Trung Quốc.
Trump nói giám đốc CDC 'sai lầm'
Trump chỉ trích giám đốc CDC Robert Redfield sau khi chuyên gia này lên tiếng về thời hạn phân phối rộng rãi vaccine Covid-19 và hiệu quả của khẩu trang.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) Redfield, thành viên lực lượng đặc trách chống Covid-19 của Nhà Trắng, nói tại phiên điều trần trước quốc hội hôm 16/9 rằng Mỹ có thể có vaccine vào tháng 11 hoặc 12 nhưng nguồn cung sẽ rất hạn chế. Ông đánh giá ít nhất tới quý hai hoặc quý ba năm 2021, vaccine Covid-19 mới được phân phối rộng rãi đến công chúng Mỹ.
"Tôi nghĩ ông ấy đã sai lầm khi nói vậy. Đó là thông tin không chính xác", Tổng thống Mỹ Trump sau đó nói với các phóng viên tại họp báo cùng ngày. Ông cho rằng ít nhất 100 triệu liều vaccine có thể được phân phối vào cuối năm nay.
Tổng thống Mỹ tại họp báo ở Nhà Trắng ngày 16/9. Ảnh: AP.
Ông chủ Nhà Trắng cũng không đồng ý với nhận định của Redfield rằng khẩu trang có thể hiệu quả hơn vaccine trong việc bảo vệ các cá nhân khỏi virus, tiếp tục khẳng định đây là sự nhầm lẫn của chuyên gia y tế hàng đầu. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh khẩu trang có cả mặt lợi và hại, vì sẽ có vấn đề nếu mọi người chạm vào chúng rồi chạm vào các bề mặt khác.
Trump nói ông đã gọi cho Redfield để bày tỏ các bất đồng trên . "Khẩu trang không hiệu quả hơn vaccine và tôi đã gọi cho ông ây vì điều này, đó là hai điều tôi đã thảo luận với ông ấy. Tôi tin rằng nếu các bạn phỏng vấn Redfield, ông ấy có thể sẽ nói rằng ông ấy không hiểu câu hỏi".
Giám đốc CDC Robert Redfield trong một phiên điều trần ở Thượng viện Mỹ, thủ đô Washington, ngày 2/7. Ảnh: Reuters.
Các đại diện của CDC không bình luận về tuyên bố mới nhất của Trump. Đây là nhận xét mới nhất cho thấy Trump bất đồng với một trong những quan chức y tế hàng đầu của ông về ứng phó đại dịch Covid-19. Hồi đầu tháng 8, Trump cũng chỉ trích cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci, cho rằng ông "sai lầm" khi giải thích lý do các ca nhiễm nCoV tăng ở Mỹ trước một ủy ban Hạ viện.
Trump tháng trước cũng tuyên bố ông không đồng ý với một nhận định của Redfield rằng Mỹ có thể phải đối mặt với "mùa thu tồi tệ nhất" từ góc độ y tế cộng đồng, nếu không tuân thủ các hướng dẫn để hạn chế sự lây lan của nCoV trong "mùa cúm".
213 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc, khiến hơn 30 triệu người nhiễm, hơn 944.000 người chết. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 6,8 triệu ca nhiễm, hơn 201.000 ca tử vong
Công chiếu phim về Vũ Hán những ngày đầu bùng phát Covid-19 Hồi tháng hai, khi chỉ vài người Mỹ nghe tới nCoV, hai nhà quay phim Trung Quốc đã mặc đồ bảo hộ và lăn xả trong các bệnh viện Vũ Hán. Tại đó, họ đã quay lại cảnh những người dân đấm vào các cửa bệnh viện, các nhân viên y tế ngất xỉu vì kiệt sức và thân nhân than khóc trong...