Philippines “tố”Trung Quốc phá hoại san hô ở Biển Đông, gây thiệt hại kinh tế lớn
Philippines đã cáo buộc Trung Quốc gây thiệt hại lớn đối với môi trường ở Biển Đông khi xây dựng các đảo nhân tạo trên các bãi đá tranh chấp, gây thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 100 triệu USD mỗi năm cho các quốc gia ven biển.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Charles Jose. (Ảnh: Philstar)
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Charles Jose ngày 13/4 cho hay các hoạt động xây dựng của Trung Quốc đã phá hủy 121 ha san hô, gây thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 100 triệu USD mỗi năm cho các quốc gia ven biển.
“Các hoạt động cải tạo ồ ạt của Trung Quốc đang gây thiệt hại to lớn và không thể hồi phục đối với sự đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái của Biển Đông”, ông Jose tuyên bố.
Ông Jose cũng cáo buộc Trung Quốc làm ngơ trước các hành động làm tổn hại môi trường của các ngư dân nước này tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, một ngư trường giàu sản vận mà Bắc Kinh giành quyền kiểm soát từ năm 2012 sau một cuộc đối đầu căng thẳng với Philippines.
Các hình ảnh vệ tinh được Trung tâm nghiên chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ công bố hồi tuần trước đã cho thấy một đội tàu của Trung Quốc đang hút cát lên bãi đá Vành Khăn, một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ông Jose cho hay điều đó đã cho thấy tốc độc cải tạo quy mô lớn của Trung Quốc, đe dọa làm lu mờ các tuyên bố chủ quyền của các quốc gia nhỏ hơn như Philippines.
Video đang HOT
Hôm qua, ông Jose đã nêu những lo ngại trên đối với phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, người hồi tuần trước tuyên bố rằng hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông có thể phục vụ các nhu cầu quốc phòng và quân sự của nước này.
“Các tuyên bố như vậy của Trung Quốc chỉ làm gia tăng bóng ma quân sự hóa và đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực”, người phát ngôn Bộ ngoại giao Philippines nhấn mạnh.
Một bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy Trung Quốc đang thực hiện công tác cải tạo phi pháp trên bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: AFP)
Philippines khẳng định rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông, dựa trên bản đồ đường 9 đoạn, là phi pháp, ông Jose nói thêm.
“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các hành động cải tạo và lưu tâm tới các trách nhiệm của nước này với tư cách là một bên tranh chấp và là một thành viên quan trọng của cộng đồng quốc tế”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama mới đây đã chỉ trích việc Trung Quốc “cậy nước lớn và dùng sức mạnh” để đòi hỏi các tuyên bố chủ quyền.
Philippines là một đồng minh quân sự của Mỹ. Trong chuyến thăm Manila hồi năm ngoái, ông Obama nói rằng Mỹ có cam kết vững chắc nhằm bảo vệ Philippines.
Ngoài Philippines và Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam, Brunei và đảo Đài Loan cũng có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông.
Manila đã yêu cầu một tòa án của Liên hợp quốc phân xử về các tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối tham gia phiên tòa, khăng khăng rằng nước này có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với Biển Đông.
Philippines cũng đang hối thúc ASEAN đưa ra một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc đối với Trung Quốc.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Nhật Bản phạt thuyền trưởng Trung Quốc 25.000 USD vì trộm san hô
Tòa án Nhật Bản phạt một thuyền trưởng Trung Quốc 25.000 USD và án tù treo vì khai thác trái phép san hô trong vùng lãnh hải của Tokyo.
Một tàu cá Trung Quốc bị nghi trộm san hô ở lãnh hải Nhật Bản. Ảnh: AFP
Tòa án quận Kagoshima ở tây nam Nhật Bản hôm nay tuyên phạt ba triệu yen (25.000 USD) và 18 tháng tù treo đối với thuyền trưởng 34 tuổi, đến từ tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc, sau khi người này bị bắt vì trộm san hô hồi tháng 10/2014.
Theo AFP, thẩm phán Naoyuki Yamada nhấn mạnh khai thác bất hợp pháp san hô là vô cùng nghiêm trọng vì hành vi này phá hủy tài nguyên quý giá, phải mất thời gian dài mới khôi phục được. San hô đỏ có giá trị lớn tại Trung Quốc vì được dùng làm trang sức.
Đây là phán quyết đầu tiên được đưa ra kể từ khi tuần duyên Nhật Bản cảnh báo hồi năm ngoái rằng số lượng tàu cá Trung Quốc khai thác san hô đỏ tăng mạnh tại vùng biển ngoài khơi Ogasawara, còn có tên gọi là quần đảo Bonin ở Thái Bình Dương.
Số lượng tàu cá Trung Quốc hoạt động trong khu vực tăng lên hơn 200 tàu vào tháng 10/2014, một phát ngôn viên của tuần duyên Nhật Bản nói. Tuy nhiên, ông cho biết con số này đã giảm sau khi Nhật Bản tăng án phạt đối với hành vi khai thác trái phép trong vùng biển nước này.
Giới chức Nhật Bản tháng trước thông báo họ đã buộc tội đánh bắt trái phép san hô đối với thủy thủ đoàn của 16 tàu Trung Quốc trong năm 2014. Hình phạt tối đa cho tội danh này kể từ tháng 11/2014 tăng gấp 3 lần, lên đến 30 triệu yen (250.000 USD).
Tuần duyên Nhật Bản thường xua đuổi ngư dân Trung Quốc trộm san hô trong khu vực. Các vụ việc như vậy ít khi gây bất đồng lớn giữa Tokyo và Bắc Kinh, mặc dù hai bên vẫn căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc hồi tháng 10/2014 bắn chết một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại biển Hoàng Hải, gây ra phản ứng giận dữ từ phía Bắc Kinh.
Phương Vũ
Theo VNE
Nhật Bản bắt thuyền trưởng Trung Quốc vì nghi trộm san hô Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết một thuyền trưởng Trung Quốc đã bị bắt giữ ngày 21/12 vì bị tình nghi khai thác trộm san hô trong lãnh hải Nhật. Tàu Trung Quốc hoạt động khai thác trái phép trong vùng biển Nhật Bản (Ảnh: Japantimes) Giới chức Lực lượng bảo vệ bờ biển cho hay đây là vụ...