Philippines hiện đại hóa hải quân bằng vũ khí Israel
Để tăng cường khả năng chiến đấu cho dàn chiến hạm không còn mới, Hải quân Philippines quyết định tin dùng sản phẩm do Israel sản xuất.
Theo Defense-update, nhà sản xuất Rafael của Israel sẽ cung cấp 3 hệ thống giá đỡ vũ khí điều khiển từ xa (RWS) Mini Typhoon để trang bị cho 3 tàu tiến công đa năng (MPAC Mk.III) của Hải quân Philippines.
Để sở hữu 3 hệ thống Mini Typhoon, Philippines phải bỏ ra số tiền khoảng 12 triệu USD. Mỗi hệ thống giá đỡ điều khiển xa sẽ điều khiển 1 súng máy hạng nặng 12,7 mm và các ống phóng tên lửa Spike-ER, giúp mở rộng tầm hoả lực của tàu lên trên 8 km.
Được biết, những chiếc tàu mới này do liên doanh giữa Tập đoàn đóng tàu Propmech của Philippines và Tập đoàn đóng tàu Lung Teh của Đài Loan (Trung Quốc) chế tạo. Tàu MPAC Mk III cũng có thể được trang bị 2 súng máy hạng nhẹ 7,62 mm M60.
Video đang HOT
Theo nguồn tin Philippines, mỗi hệ thống RWS Mini Typhoon sẽ có cơ số đạn 2.000 viên cho súng máy và 10 đạn tên lửa.
Hải quân Philippines sẽ có 6 tàu tiến công đa năng (MPAC) không có trang bị tên lửa, trong đó Tập đoàn Lung Teh đóng 3 chiếc Mk I, có chiều dài 15 m và Tập đoàn Propmech đóng 3 chiếc Mk II, có chiều dài 17 m.
Với việc trang bị tên lửa Spike-ER, các chiến hạm của Philippines sẽ được tăng cường đáng kể sức chiến đấu. Theo nhà sản xuất Rafael, tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường quang điện với tầm bắn lên đến 25km, cùng khả năng xác định mục tiêu chính xác cao và khả năng hiệu chỉnh đường bay ở pha giữa.
Được trang bị nhiều loại đầu đạn, cùng liên kết truyền dữ liệu cho phép chuyển đổi giữa các mục tiêu và hủy bỏ nhiệm vụ, Spike-ER có thể hoạt động tốt trong nhiều nhiệm vụ, đồng thời có thể cung cấp tình báo chiến thuật thời gian thực và đánh giá thiệt hại.
Spike-ER được thiết kế để tích hợp vào các hệ thống chiến trường hiện đại và có thể nhận tọa độ mục tiêu từ một hệ thống nhúng TAS, cảm biến bên ngoài, trung tâm C4I hoặc UAV.
Ở phiên bản đầu tiên, Spike là họ tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ thứ 4 do Công ty Rafael phát triển, có thể lắp đặt trên nhiều nền tảng như xe thiết giáp, trực thăng và cả bộ binh mang vác.
Tên lửa được trang bị cảm biến quang điện tử CCD hoặc IIR cho phép tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết ngày/đêm, đồng thời cũng có đầu đạn tandem với sức công phá lớn. Quĩ đạo bay của tên lửa cho phép tấn công vào các vị trí dễ tổn thương nhất của mục tiêu.
Spike là loại vũ khí được đánh giá là có chi phí duy trì thấp, độ tin cậy cao. Các khách hàng sử dụng nhiều loại tên lửa Spike khác nhau sẽ không gặp nhiều vấn đề về hậu cần do nhiều bộ phận tên lửa được dùng chung.
1/11
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc ra mắt xưởng sửa tàu nổi tự hành đầu tiên
Hải quân Trung Quốc ngày 1/3 trình làng xưởng sửa chữa tàu nổi tự hành đầu tiên giúp sửa các tàu chiến xa bờ, động thái mới nhất nhằm hiện đại hóa hải quân của Bắc Kinh.
Trung Quốc đầu tư hàng tỷ USD phát triển ngành công nghiệp vũ khí nhằm phục vụ tham vọng hàng hải. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, xưởng sửa chữa tàu nổi Huachuan 1 cho phép hải quân Trung Quốc phục hồi khả năng chiến đấu của các tàu hỏng trong thời gian ngắn và được thiết kế để đưa vào cùng chiến sự.
Việc ra mắt Huachuan 1 đánh dấu bước đột phá xa hơn trong việc sửa chữa di động đối với các tàu chiến lớn của quân đội Trung Quốc từ các điểm đổ bộ bờ biển đến các vị trí xa bờ.
Khi xưởng được đưa vào vận hành, các tàu hư hỏng nhẹ vẫn có thể tiếp tục hoạt động còn các tàu bị hỏng nặng không cần phải quay lại nhà máy đóng tàu.
Xưởng Huachuan 1 có thể sửa chữa các tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu ngầm và chịu được sóng cao tới 2 m.
Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp vũ khí nhằm phục vụ tham vọng hàng hải trên Biển Đông, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nước này cũng nhắm đến các thị trường nước ngoài với công nghệ có chi phí thấp. Tổng ngân sách quốc phòng năm 2015 của Trung Quốc là 886,9 tỷ nhân dân tệ (141,45 tỷ USD), tăng 10 % so với năm trước đó.
Tống Hoa
Theo Zing News
Báo Mỹ khen quân đội Nga mạnh, chuyên gia châu Âu chê NATO yếu đuối Truyền thông Mỹ vừa khen ngợi sức mạnh của lực lượng vũ trang Nga, trong khi đó, các chuyên gia quân sự của NATO lại phàn nàn về những yếu kém của quân đội các nước thành viên của khối. Tờ "Lợi ích dân tộc" của Mỹ (The National Interest) vừa có bài viết nhận xét rằng, lực lượng vũ trang Nga hùng...