Philippines đề nghị Malaysia hợp tác chống ma túy
Philippines mới đây đã đề nghị Malaysia hợp tác chặt chẽ hơn nữa để giảm bớt hiểm họa của nạn buôn lậu ma túy.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Manila cũng bày tỏ quan ngại về việc các băng nhóm ma túy quốc tế sử dụng Malaysia làm điểm trung chuyển ma túy tới nước thứ ba, đặc biệt là Trung Quốc.
Video đang HOT
Tại cuộc gặp Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm ma túy Hoàng gia Malaysia (NCID) Rashid bin Ibrahim, Tổng lãnh sự Philippines Renato Villa nhấn mạnh Philippines lo ngại về việc các đường dây buôn lậu ma túy quốc tế dùng Malaysia là điểm trung chuyển ma túy mà nạn nhân là người Philippines.
Trước đó, Đại sứ quán Philippines tại Kuala Lumpur cũng kêu gọi các cơ quan thực thi pháp luật khu vực hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong cuộc chiến chống buôn lậu ma túy.
Theo kế hoạch, Cơ quan phòng chống ma túy Philippines (PDEA) và Cục cảnh sát điều tra tội phạm ma túy Hoàng gia Malaysia sẽ họp vào quý 1/2012 tại Kuala Lumpur nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và buôn lậu ma túy.
Theo người phát ngôn Bộ ngoại giao Philippines, trong số hơn 570 người Philippines liên quan tới các vụ án ma túy tại 32 nước trên thế giới có hơn 200 người đang bị giam hoặc chờ ra hầu tòa ở Trung Quốc./.
Theo TTXVN
TPHCM: 3 năm, không có HS, SV nghiện ma túy
Sáng 4/10, tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống ma túy trường học giai đoạn 2009 - 2011, đại diện Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định trong thời gian trên không phát hiện trường hợp HS, SV nghiện ma túy cũng như liên quan đến việc buôn bán, tàng trữ chất gây nghiện này. Ông Phạm Ngọc Thạch, Chi cục trưởng Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội TPHCM chia sẻ đây là một tín mừng, là sự chung tay của toàn xã hội đẩy lùi tệ nạn ma túy nhưng chỉ là con số mang tính tương đối. Trên thực tế đối tượng nghiện ma túy tập trung ở độ tuổi 16 - 21, trong đó rất đông các em là HS đã bỏ học.
Từ năm 2009 đến nay, TPHCM không phát hiện trường hợp HS, SV liên quan đến tệ nạn ma túy.
"Chúng ta cho rằng trường học là an toàn bởi vì các em nghiện ma túy đã bỏ học, không còn là học sinh nữa. Nhưng chỉ khi nào ở các trung tâm cai nghiện ma túy giảm số HS đã bỏ học nghiện ma túy thì mới đánh giá chính xác được", ông Thạch nhấn mạnh.
Đồng tính với ý kiến của trên, đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cũng lưu ý các đơn vị giáo dục, không được chủ quan cho rằng các tệ nạn xã hội là vấn đề không còn đáng quan tâm. Trong khi nó luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, nhất, là khi các tệ nạn ngày càng biến tướng một cách tinh vi và có thể xuất hiện trở lại mà chúng ta không lường được hết. Các trường học cần tăng cường cho HS, SV tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy nói riêng và tệ nạn xã hội nói chung, qua đó giúp các em nâng cao kỹ năng tự bảo vệ mình.
Thời gian tới, TPHCM sẽ phát động phong trào tố giác, vận động tự giác khai báo về tình trạng sử dụng ma túy trái phép trong HS, SV. Các trường sẽ xây dựng và tổ chức đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến công tác phòng, chống ma túy trong nhà trường.
Theo DT
Bolivia phản đối báo cáo về chống ma túy của Mỹ Chính phủ Bolivia ngày 16/9 đã ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ báo cáo mà Tổng thống Mỹ Barack Obama trình bày trước Quốc hội nước này, trong đó cho rằng Lapaz đã thất bại trong cuộc chiến chống nạn buôn bán ma túy. Ma túy thu được trong một chiến dịch truy quét tội phạm ma túy ở Bolivia. (Nguồn: Getty)...