Phi công F-16 thoát chết thần kỳ nhờ hệ thống lái tự động
Khi phi công bất tỉnh, chiếc tiêm kích lao nhanh xuống đất, nhưng hệ thống tự lái kích hoạt kịp thời đã ngăn chặn thảm họa xảy ra.
Phi công tiêm kích có thể bất tỉnh khi thực hiện những động tác tăng tốc quá nhanh. Ảnh: Aviationist.
Không quân Mỹ (USAF) vừa công bố một đoạn video về khoảnh khắc Hệ thống tránh Va chạm Mặt đất Tự động (Auto-GCAS) cứu mạng phi công tiêm kích F-16 hồi tháng 5, theo Aviation Week.
Đoạn video mới được đăng tải ghi lại khoảnh khắc hệ thống Auto-GCAS tự kích hoạt trên một chiếc tiêm kích F-16 của lực lượng Không quân Vệ binh Quốc gia bang Arizona rơi từ độ cao 5,1 km xuống 1,5 km trong chưa đầy 20 giây.
Trong khi tham gia đợt bay huấn luyện ngày 5/5, phi công lái chiếc F-16 thực hiện cú chuyển hướng gấp sang trái với vận tốc trên 1.108 km/h, tạo ra lực ép gia tốc trọng trường 8,3G.
Video đang HOT
Lực ép quá lớn khiến phi công bất tỉnh, mất khả năng điều khiển máy bay và không thể liên lạc qua radio cho giáo viên hướng dẫn. Chiếc tiêm kích tiếp tục lao đi với phần mũi chúc dần xuống.
Sau 22 giây, chiếc F-16 chúi xuống một góc 50 độ khi đang hành trình siêu thanh. Giáo viên hướng dẫn hoảng hốt hét lên “số 2 lấy lại độ cao!” khi chiếc máy bay rơi xuống độ cao 3,7 km ở vận tốc 1.083 km/h. Giáo viên tiếp tục cuống cuồng yêu cầu học viên bay lên nhưng không có phản hồi, chiếc tiêm kích vẫn lao thẳng xuống phía dưới.
Khi chiếc F-16 tụt xuống độ cao 2,4 km với vận tốc 1.206 km/h, hệ thống Auto-GCAS đã tự động kích hoạt, điều khiển máy bay khôi phục độ cao, cứu mạng phi công bên trong.
Bình luận viên Michael Ballaban của Foxtrotalpha cho biết hệ thống Auto-GCAS sẽ tự động kích hoạt nếu nó nhận thấy máy bay sắp có khả năng va chạm với mặt đất.
Auto-GCAS, có khả năng liên tục so sánh tương quan giữa đường bay dự kiến trên máy bay với dữ liệu trên khoang về địa hình địa vật, đã xác định tình huống mất độ cao của phi công và can thiệp đúng vào thời điểm quan trọng nhất. Trong trường hợp này, hệ thống đã hoạt động tốt và cứu được mạng sống của phi công.
Đây là lần thứ 4 hệ thống Auto-GCAS cứu mạng phi công kể từ lần đầu ra mắt cuối năm 2014.
Hệ thống Auto-GCAS, một phần trong gói Công nghệ Tránh Va chạm Mặt đất (GCAT), do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hợp tác phát triển chung với không quân Mỹ và nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin trong gần ba thập kỷ qua. Sau nhiều lần Auto-GCAS hoạt động thành công trên tiêm kích F-16, Mỹ có kế hoạch trang bị đại trà hệ thống này trên các dòng chiến đấu cơ F-22, F-35 và F-18.
Theo Tiền Phong
Kỹ sư Volvo "chê" hệ thống lái tự động của Tesla
Kỹ sư Volvo vừa lên tiếng "chê bai" hệ thống lái tự động của Tesla là không ghê gớm như nhiều gười vẫn nghĩ.
Theo Carscoops, tính năng tự lái bán tự động của hãng Tesla giới thiệu có thể giúp tài xế có thể làm một số việc riêng trong lúc lái xe như: Tự động lái tránh, Tự động chuyển làn và Tự động đỗ đã khiến nhiều người ấn tượng mạnh về công nghệ của hãng xe hơi này. Đặc biệt, các tính năng này đều sử dụng rất nhiều camera, cảm biến và radar để phân tích và điều khiển.
Volvo nhiều khả năng sẽ ra mắt hệ thống lái tự động cấp độ 4 trong năm 2017.
Tuy nhiên, theo ông Trent Victor - phụ trách kỹ thuật cấp cao bộ phận công nghệ chống va chạm của Volvo cho biết, hệ thống này không ghê gớm đến vậy. Tính năng này nghe có vẻ phức tạp đối với người "ngoại đạo" nhưng với những người nghiên cứu về xe hơi thì nó lại rất "bình thường".
Nhiều người đang nhầm tưởng nó xuất sắc hơn thực tế. thực chất, hệ thống lái tự động Autopilot của Tesla chỉ là tính năng giả tự lái, ông Trent Victor cho biết.
Theo ông Trent Victor, hãng Tesla đang cố tình tạo ra một chiếc xe tự lái bán tự động mà giống như tự động. Bởi lẽ hệ thống lái tự động của hãng này vẫn đòi hỏi người ngồi sau tay lái phòng trường hợp khẩn cấp.
Trước đó, dù một số chuyên gia xếp công nghệ của Tesla vào loại tự động Cấp độ 3, tức là tài xế có thể hoàn toàn giao phó tất cả các thao tác an toàn cơ bản trong một số trường hợp, nhưng chính hãng xe Tesla cũng chỉ xếp Autopilot vào loại tự động Cấp độ 2 và đang trong giai đoạn thử nghiệm, tức là có ít nhất hai chức năng an toàn là tự động.
Kỹ sư của Volvo cũng cho biết thêm, trong tương lai gần, hãng này sẽ giới thiệu xe tự lái hoàn toàn, tức là cấp độ 4 trong năm 2017. Nếu người dùng không muốn lái xe, buồn ngủ hoặc muốn theo dõi bộ phim yêu thích thì chế độ lái tự động của Volvo sẽ điều khiển xe thay người dùng. Hãng Volvo hướng đến không chỉ là chế độ tự lái mà hãng này muốn chiu trách nhiệm và dừng xe nếu người dùng không tiếp tục lái.
Trước đó, hãng Tesla Motors đã khiến truyền thông và báo chí bất ngờ khi mẫu xe chạy điện mới Model 3 "cháy hàng" ngay sau khi ra mắt. Theo thông tin mà CEO Elon Musk công bố trên trang tweet cá nhân của mình thì hãng Tesla đã nhận được tổng cộng hơn 180.000 đơn đặt hàng trong vòng 24h đầu tiên. Đồng thời, các "tín đồ" của hãng xe này đã xếp thành những hàng dài, thậm chí dựng lều để được đặt mua chiếc xe chạy điện Tesla Model 3.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
"Đừng lo lắng!" Lời cuối cùng của phi công chuyến bay FZ981 Lời an ủi "Đừng lo lắng!" cùng những tiếng la hét là âm thanh cuối cùng xuất hiện trong buồng lái trước khi máy bay FlyDubai gặp nạn. "Đừng lo lắng!" là lời nói cuối cùng của phi công chuyến bay FZ981 thuộc hãng hàng không FlyDubai. Truyền hình Nga đã tiết lộ những giây phút cuối cùng trong buồng lái của chiếc...