PhET: Cách tiếp cận các nội dung khoa học mới trong giáo dục
Mô phỏng PhET được sáng tạo dựa trên các công trình nghiên cứu về khoa học giáo dục nhằm thu hút học sinh vào một môi trường trực quan, vui nhộn hơn thông qua các hoạt động tìm tòi và khám phá.
Vừa qua, hệ thống giáo dục HOCMAI đã chính thức ký hợp tác và tài trợ với Đại học Colorado Boulder (Hoa Kỳ) phát triển dự án PhET – dự án xây dựng các bài học mô phỏng tương tác, nhằm đưa cách tiếp cận các nội dung khoa học mới về Việt Nam.
Theo đó, PhET là dự án mô phỏng tương tác do Carl Wieman, Vật lí gia đoạt giải Nobel sáng lập năm 2002 tại Đại học Colorado Boulder, Hoa Kỳ với mục đích tạo ra các mô phỏng tương tác miễn phí thuộc lĩnh vực toán và khoa học.
Ví dụ về mô phỏng con lắc lò xo trong môn Vật lí.
Mô phỏng PhET được sáng tạo dựa trên các công trình nghiên cứu về khoa học giáo dục nhằm thu hút học sinh vào một môi trường trực quan, vui nhộn hơn thông qua các hoạt động tìm tòi và khám phá. Theo đó, giáo viên có quyền truy cập vào các thủ thuật và tư liệu video theo mô phỏng, tài nguyên dạy học với các mô phỏng và các hoạt động do cộng đồng giáo viên tại PhET chia sẻ.
Tiến sĩ Kathy Perkins, Giám đốc Mô phỏng Tương tác PhET và Giáo sư Vật lí tại Đại học Colorado Boulder, Hoa Kỳ cho biết, hiện nay mô phỏng PhET được sử dụng tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với những tính năng ưu việt, dự án này đang nhận được sự tài trợ từ hơn 30 tổ chức, cá nhân và công ty trên khắp thế giới như: Google, Tổ chức Khoa học Quốc gia NSF.
Riêng tại khu vực Đông Nam Á, HOCMAI là đơn vị đầu tiên tham gia chương trình Đối tác cơ bản của PhET. Đóng góp này của HOCMAI giúp duy trì bộ sưu tập các mô phỏng, tạo nguồn cảm hứng giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh trên toàn thế giới.
Đại học Colorado Boulder
Trường Đại học Colorado – Boulder (CU – Boulder) được thành lập vào năm 1877 tại Boulder. Từ khi thành lập, trường đã phát triển các chương trình thế mạnh về Khoa học, Kỹ thuật, Kinh doanh, Luật, Nghệ thuật, Nhân văn, Giáo dục, Âm nhạc và nhiều lĩnh vực khác. Trường đào tạo 3.600 khóa học trong 150 lĩnh vực bao gồm 78 chương trình cử nhân, 56 chương trình thạc sĩ và 53 chương trình tiến sĩ.
Video đang HOT
Ông Phạm Giang Linh, Tổng Giám đốc Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết, mục đích của sự hợp tác này nhằm mang tới những nội dung học tập tiên tiến nhất cho học sinh Việt Nam. Bên cạnh đó, HOCMAI sẽ kết hợp đưa các nội dung phù hợp vào trong các khóa học của mình, bao gồm các thí nghiệm mô phỏng về: Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học.
“Trên thực tế, sự cải cách giáo dục đã và đang cố gắng mang được cuộc sống thực vào chương trình học. Nhưng quá trình này còn rất nhiều cản trở. Ví dụ, để làm các thí nghiệm Vật lí, Hóa học… các em cần có môi trường để thí nghiệm. Tuy nhiên, những thí nghiệm này lại rất đắt đỏ, học sinh khó có thể điều kiện làm những việc đó. Việc hợp tác với PhET mở ra cơ hội mới, giúp HOCMAI đưa các nội dung khoa học tiên tiến mà PhET đang xây dựng về Việt Nam, giúp học sinh tiếp cận được ngay với nội dung học tập thông qua mô phỏng hóa, hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng bên cạnh lý thuyết thông thường”, ông Linh chia sẻ thêm.
Mô phỏng PhET được thầy Nguyễn Thành Nam, giáo viên Hệ thống Giáo dục HOCMAI áp dụng vào giảng dạy từ nhiều năm nay trong cả giảng dạy truyền thống hay trực tuyến.
Là giáo viên đã ứng dụng mô phỏng PhET vào việc giảng dạy nhiều năm nay cả trên giảng đường và bài giảng trực tuyến, thầy Nguyễn Thành Nam, giáo viên môn Vật lí tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI nhận định, việc áp dụng mô phỏng này vào bài học mang lại sự trải nghiệm thú vị hơn cho học sinh.
Cụ thể, với mô phỏng PhET, học sinh có thể tự định hướng việc học, theo dõi và thậm chí tham gia vào các thí nghiệm mà các em muốn tìm hiểu. Ví dụ, học sinh di chuyển một thanh trượt hoặc tạo một cài đặt khác, các hình ảnh và biểu diễn trong mô phỏng thay đổi động và ngay lập tức, cho phép học sinh khám phá các mối liên quan khác.
Hiện tại, các mô phỏng trong dự án PhET đã được các tình nguyện viên dịch sang hơn 90 ngôn ngữ, giúp thầy cô và học sinh ở nhiều nơi trên thế giới dễ dàng tiếp cận nguồn học liệu miễn phí bổ ích và thú vị này.
HOCMAI là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2007, với các sản phẩm dành cho học sinh phổ thông. Sau hơn 13 năm hoạt động, nền tảng học trực tuyến Hocmai.vn đã thu hút gần 4,5 triệu học sinh tham gia học tập, cung cấp hơn 1.000 khóa học, 30.000 bài giảng mỗi năm của hơn 200 giáo viên trên các thiết bị máy tính, laptop, điện thoại…
Chiến thuật giải đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 môn Vật lý đạt điểm cao
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sắp chính thức diễn ra. Thời gian này, thí sinh nên luyện tập nhuần nhuyễn chiến thuật làm bài thi môn Vật lý để có thể nâng cao tối đa được điểm số.
Theo lịch thi tốt nghiệp THPT 2020, các thí sinh sẽ làm bài thi môn Vật lý vào sáng ngày 10/8. Đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 môn Vật lý sẽ không có các nội dung giảm tải.
Cách giải đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật lý thế nào để đạt điểm cao?
Thầy Nguyễn Thành Nam, giáo viên môn Vật lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ hướng dẫn thí sinh cách làm bài thi tốt nghiệp THPT 2020 môn Vật lý phù hợp với mục tiêu điểm số và năng lực học tập.
Thầy Nguyễn Thành Nam, giáo viên môn Vật lý
Trước tiên, chúng ta cần xem lại vấn đề lớn nhất mà thí sinh thường mắc phải trong khi làm bài thi là gì? Đó là không quản trị được thời gian làm bài khiến cho kết quả thi bị thấp hơn năng lực thực tế.
Rất nhiều bạn mắc lỗi phân phối thời gian không phù hợp giữa các phần, như dành quá nhiều thời gian cho một số câu hỏi khó trong khi bỏ lỡ những câu mà mình có thể làm được, hoặc làm quá vội vàng những câu hỏi vừa sức để lao đầu vào các câu hỏi vượt quá sức mình dẫn đến những sai lầm đáng tiếc ở những câu hỏi dễ.
Để có thể khắc phục được những vấn đề trên đây, các bạn cần xây dựng cho mình một chiến thuật làm bài thi phù hợp với năng lực, với mục tiêu điểm số, nhưng không hạn chế cơ hội để vượt lên mức điểm cao hơn. Cốt lõi của việc này là phải xây dựng cho mình được một bảng phân phối thời gian để vận dụng trong quá trình làm bài.
Đầu tiên chúng ta quy ước phân loại câu hỏi trong bài thi thành 4 hạng: 15 câu đầu tiên là hạng 1 (H1); các câu từ 16 đến 30 là hạng 2 (H2); các câu từ 31 đến 35 là hạng 3 (H3); và 5 câu cuối cùng là hạng 4 (H4).
Việc phân bổ thời gian cần được tiến hành theo 3 bước:
Bước thứ nhất: dựa trên mục tiêu điểm số để xác định được số câu hỏi tối thiểu cần chủ động làm và làm đúng. Đề thi Vật lí gồm 40 câu hỏi, mỗi câu có 4 lựa chọn A, B, C, và D, như vậy xác suất để trả lời ngẫu nhiên đúng một câu hỏi bất kỳ là 1/4.
Điều này có nghĩa là, ngay cả với người không có kiến thức, chỉ bằng đoán mò cũng có thể đạt điểm số trung bình là 0,25401/4 = 2,5 điểm. Nếu thí sinh có năng lực làm được N câu hỏi (biết cách làm, làm đúng, và làm kịp thời gian) thì chỉ phải đoán mò (40 - N) câu còn lại, như vậy điểm trung bình thí sinh có thể đạt được là Đ = 0,25N 0,25(40-N)1/4 = 0,1875N 2,5.
Từ công thức này ta suy ra để đạt được mức điểm mong muốn là Đ thì cần chủ động làm đúng được ít nhất N = (Đ - 2,5)/0,1875 câu hỏi trong đề thi và đoán ngẫu nhiên (40 - N) câu còn lại, ta tính ra được bảng phía dưới. Mỗi thí sinh tùy theo năng lực và mục đích cần chọn cho mình một mức điểm mục tiêu và số câu hỏi cần làm được tương ứng.
Bảng số câu hỏi cần chủ động làm và làm đúng theo mức điểm mục tiêu.
Bước thứ hai: căn cứ vào tổng số câu hỏi cần hoàn thành theo mục tiêu điểm số đã chọn ở trên để phân bổ thời gian làm bài hợp lí. Thầy Nguyễn Thành Nam đề xuất một bảng phân phối thời gian như dưới đây, các bạn có thể vừa vận dụng vừa điều chỉnh sao cho phù hợp. Thí sinh chỉ cần nhớ khung thời gian theo mức điểm mục tiêu của mình, không cần nhớ tất cả.
Ở bảng phân phối thời gian theo mức điểm và hạng câu hỏi trên, số đầu là tổng thời gian cho một hạng, số sau là thời gian trung bình dành cho một câu hỏi trong hạng.
Bước cuối cùng: áp dụng khung thời gian vào trong quá trình làm bài thi thử. Các em cần kiểm soát để tổng thời gian dành cho một hạng câu hỏi không bị vượt khung thời gian đã đặt ra, và thời gian làm một câu hỏi không được vượt quá thời gian trung bình đã tính cộng với thời gian tiết kiệm được của những câu hỏi trước đó. Phải làm thận trọng nhưng với tốc độ cao nhất có thể.
Tùy theo mục tiêu điểm số, các em chỉ cần nhớ một vài con số. Ví dụ, với những bạn đặt mục tiêu 8 điểm thì tối thiểu chỉ cần nhớ 3 con số là 29 - 20 - 30 ước tính thời gian trung bình mỗi câu trong quá trình làm bài. Nếu cẩn thận hơn thì nhớ cả 5 con số: 29 - 20 (80) - 30 (128). Quan trọng là trong quá trình làm bài cần kiểm soát thời gian, tránh xảy ra tình trạng thời gian dành cho các câu hỏi trước lấn sang thời gian dành cho các câu hỏi phía sau.
Sau khi làm xong những câu hỏi có thể làm được, trong thời gian 2 phút cuối cùng trước khi hết giờ làm bài, các bạn tiến hành đoán mò những câu hỏi không làm được theo nguyên tắc: trong phiếu trả lời câu hỏi, ở các cột A, B, C, D thường có một cột mà các bạn chọn vào ít nhất, hãy đoán mò tất cả các câu hỏi còn lại vào cột đó để xác suất đoán trúng là cao nhất. Nếu có nhiều cột có số lựa chọn thấp nhất và đều bằng nhau thì các em có thể chọn vào cột nào cũng được.
Do mỗi thí sinh có đặc điểm tâm sinh lý và năng lực khác nhau nên các em có thể điều chỉnh khung thời gian cho phù hợp với bản thân. Khi vào phòng thi, chỉ cần vận dụng tốt chiến thuật mà các em đã ôn luyện nhuần nhuyễn thì chắc chắn sẽ thành công.
Chiến thuật làm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đạt điểm 9, 10 Chỉ còn vài ngày nữa Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ chính thức diễn ra. Để giúp thí sinh bước vào kỳ thi với tâm thế tốt nhất, Báo Lao Động giới thiệu bài viết của những giáo viên nhiều kinh nghiệm, có uy tín ở tất cả các môn học, đưa ra lời khuyên với thí sinh trước khi bước...