Phẫu thuật thành công bệnh nhân chửa ngoài tử cung dạng hiếm gặp
Mới đây Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã Phẫu thuật thành công bệnh nhân chửa ngoài tử cung dạng hiếm gặp, không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới cũng rất ít trường hợp mắc.
Đó trường hợp chị Trần Thị T sinh năm 1982 ở Vĩnh yên, Vĩnh Phúc tiền sử 3 lần chửa ngoài tử cung, mổ cắt 2 vòi trứng đến thực hiện thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Kết quả kiểm tra sau 3 tuần chị có thai. Tuy nhiên, khi bác sĩ khám, siêu âm cho chị lại không thấy túi thai trong buồng tử cung, xét nghiệm BetaHCg: 25.000 mIU/ml, tiếp tục chỉ định chụp cộng hưởng từ. Kết quả xác định chị có khối chửa 28 x 20mm sau phúc mạc gần động mạch chủ bụng.
Bác sĩ chuyên khuyên khoa II Lưu Quốc Khải cùng ê kíp các bác sĩ bệnh viện đã phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức tiến hành hội chẩn, phẫu thuật cho chị T, lấy toàn bộ khối chửa sau phúc mạc kích thước 3×4cm nằm bờ (T) của động mạch chủ ngang mức cực dưới thận (T).
Đây là một trong những ca chửa ngoài tử cung hiếm gặp không chỉ Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Gần đây Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã phát hiện và phẫu thuật kịp thời cho 03 bệnh nhân.
Theo các bác sĩ, mang thai ngoài tử cung là trường hợp thai không nằm trong buồng tử cung mà nằm ở các vị trí bên ngoài tử cung như ở vòi trứng, cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng, nhưng hay gặp nhất là thai nằm ở vòi trứng…
Trong quá trình diễn ra sự thụ tinh có hàng triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo nhưng chỉ có một tinh trùng khỏe mạnh nhất mới có thể gặp trứng để tạo nên hợp tử. Hợp tử tự nhân đôi và di chuyển qua ống dẫn trứng về làm tổ trong buồng tử cung.
Video đang HOT
Vì một lý do nào đó, quá trình di chuyển của hợp tử bị trục trặc, ách tắc giữa đường đi nên đành phải phát triển tại nơi ách tắc (thường là vòi trứng). Đây không phải là nơi an toàn để phôi thai phát triển và khi phôi thai càng lớn khiến vòi trứng phải căng ra, đến khi bị vỡ, máu chảy vào ổ bụng sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Theo thống kê 1.000 phụ nữ mang thai có khoảng 4-5 người mang thai ngoài tử cung.
Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm có thể gây biến chứng đến sức khỏe sinh sản về sau, thậm chí là tử vong, do vậy chị em cần nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm để xử lý kịp thời.
Thông thường sau 5-10 ngày quan hệ chăn gối, quá trình thụ thai diễn ra thai đã làm tổ trong buồng tử cung. Vì vậy nếu có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm thai vẫn chưa thấy hình ảnh túi thai cần xem xét đến việc mang thai ngoài tử cung.
Ra máu âm đạo bất thường đây là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của mang thai ngoài tử cung. Việc ra máu chút ít ở vùng kín đôi khi chị em không để ý hoặc nhầm tưởng là dấu hiệu có thai chứ không nghĩ là cảnh báo sảy thai hay mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên khi ống dẫn trứng bị vỡ, bạn sẽ bị xuất huyết âm đạo ồ ạt.
Đau bụng dữ dội một bên chị em táo bón ngay khi mới mang thai, cảm thấy bụng khó chịu rồi đau bụng dữ dội một bên kèm theo ra máu âm đạo cần nghĩ tới dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.
Theo Helino
Sau 8 năm hiếm muộn, cặp vợ chồng vỡ òa đón cùng lúc 3 con
Để có được trái ngọt hôm nay, vợ chồng anh Phạm Văn Tảo đã trải qua 8 năm hiếm muộn với nhiều lần mất con trong đau đớn.
Tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, sau 6 ngày chính thức được "lên chức bố" của 3 đứa con, anh Phạm Văn Tảo (35 tuổi, quê ở Hải Dương) vẫn không thể tin vào giấc mơ đã thành hiện thực. Trước đó, vợ chồng anh trải qua 8 năm hiếm muộn.
Vợ chồng anh Tảo, chị Hường trong niềm vui trọn vẹn. Ảnh: T.L.
Anh Tảo kể năm 2011, anh và chị Nguyễn Thị Hường (20 tuổi, quê Hải Phòng) kết hôn. Tuy nhiên, càng mong ngóng có con đầu lòng, anh chị càng thất vọng. Sau 2 năm, đôi vợ chồng bước vào hành trình chữa bệnh khắp nơi, đúng kiểu "có bệnh vái tứ phương".
Đến nay, họ đã 8 năm từ Nam, ra Bắc chạy chữa, trong đó có 2 lần thụ tinh ống nghiệm thành công, một lần thất bại. Tuy nhiên, cả hai lần có thai, chị Hường đều bị thai lưu ở tuần thứ 8.
Cuối năm 2018, lần chuyển phôi thứ tư thành công tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chị Hường mang thai ba. Ở tuần thứ tám, 3 con trong bụng người mẹ vẫn bình an, không như 2 lần mang thai trước, nhưng họ vẫn lo lắng.
Người bố cho biết đều đặn mỗi tuần vào chủ nhật, anh chị xuống Hà Nội khám thai. Ngày 16/4, theo lịch khám định kỳ, bác sĩ phát hiện chị Hường có biểu hiện của tiền sản giật nên chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả 4 mẹ con.
21h cùng ngày, 3 đứa trẻ chào đời với cân nặng lần lượt là 2,1 kg, 2,4 kg và 2,9 kg, trong tình trạng ổn định và niềm vui vô bờ bến của vợ chồng anh Tảo.
Người cha chia sẻ việc không bỏ cuộc đã giúp anh chị có được niềm vui vô bờ bến. Trong 8 năm không có con, vợ chồng chịu nhiều áp lực từ gia đình, thậm chí không dám về quê.
"8 năm hiếm muộn là quãng thời gian dài. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ nản chí, kể cả lúc đau đớn nhất. Tôi mong những cặp vợ chồng khác cũng không ngừng hy vọng như chúng tôi", anh Tảo chia sẻ.
3 đứa con chào đời là niềm vui vô bờ bến của cặp vợ chồng sau 8 năm hiếm muộn. Ảnh: T.L.
Là người theo sát giai đoạn mang bầu của chị Hường, bác sĩ Mạch Văn Trường - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - cho hay đây là trường hợp sản phụ khá đặc biệt.
Mặc dù trong thai kỳ sức khỏe của sản phụ bình thường, thai nhi phát triển ổn định nhưng đến tuần 37, người mẹ lại có dấu hiệu tiền sản giật. Đó cũng là một trong những triệu chứng chung của sản phụ mang đa thai. Hơn nữa, mang đa thai nên cổ tử cung của sản phụ sẽ ngắn dần theo tuổi thai.
Ở tuần 37 mổ bắt thai, 3 bé đều đã ổn định, da hồng hào, khóc to, thở đều tự nhiên, phản xạ bú tốt, không cần can thiệp biện pháp hỗ trợ. Trước đó, ở tuần 31, chị Hường đã được tiêm trưởng thành phổi cho thai.
Anh Tảo cho biết hiện tại cả 3 con đều đã về với mẹ. Chị Hường sức khỏe đã tiến triến theo chiều hướng tích cực, dự kiến được xuất viện trong đầu tuần tới.
Theo Zing
Nỗi lo vô sinh thứ phát Nhiều cặp vợ chồng sau sinh con đầu tiên, bèn kế hoạch năm năm mới sinh đứa tiếp theo. Nhưng không ít người trong số đó "thả" nhiều năm liền vẫn không thể sinh được con. Chuyên gia y tế đã chỉ ra nhiều nguyên nhân gây vô sinh thứ phát. Sản phụ chờ khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội....