Phẫu thuật lấy thai thành công cho sản phụ nặng 128kg
Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa tiền hành mổ đẻ thành công cho một sản phụ có cân nặng 128kg, mổ đẻ lần 2.
Trước đó, chị Đ. T. H.M có tiền sử nhập viện giữ thai tại Khoa Sản bệnh A4 (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) khi mang thai 28 tuần, sau khi được điều trị ổn định, bệnh nhân ra viện. Theo chỉ định của Ths.BSCKII Trương Minh Phương – Phó Khoa sản bệnh A4, chị H.M nhập viện mổ lấy thai khi mang thai 36 tuần tuổi.
Khi nhập viện chị có cân nặng 128kg, chỉ số BMI lên tới 47kg/m2, cân nặng trước khi mang thai của bệnh nhân là 107kg. Đây là trường hợp béo phì nặng, nguy cơ về gây mê hồi sức cực kì lớn, đưa đến rất nhiều thách thức về gây mê, do đó cần phải có chiến lược và phương án dự phòng phù hợp để đảm bảo an toàn cho cuộc mổ.
Sản phụ được theo dõi sức khỏe sau khi phẫu thuật.
Video đang HOT
TS.BS Trần Văn Cường – Trưởng khoa Gây mê Hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã khám và đánh giá phương pháp vô cảm cho bệnh nhân. Do tình trạng béo phì, kim tê tủy sống không thể tiếp cận khoang dưới nhện để gây tê tủy sống, bệnh nhân được chỉ định gây mê nội khí quản.
Đánh giá nguy cơ đặt nội khí quản khó, tụt bão hòa khi gây mê, ekip đã chuẩn bị các phương án dự phòng như madrin, ống cook, mask thanh quản… trong trường hợp đặt nội khí quản thất bại.
Cuối cùng, bệnh nhân cũng được đặt nội khí quản thành công. Ê kíp Ths.BSCKII Trương Minh Phương – Phó khoa sản bệnh A4 đã thực hiện ca mổ đón hai em bé cân nặng 2500g, 2300g chào đời.
Cả ca mổ là một sự căng thẳng cho toàn bộ ekip, kết thúc ca mổ, bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản an toàn. Sau mổ sản phụ tiếp tục được hồi sức tại phòng hậu phẫu.
Em bé Hà Nội chào đời với hội chứng siêu nữ ít gặp
Bé gái là con thứ 3 của một sản phụ ở Hà Nội, phát hiện mắc hội chứng siêu nữ (còn gọi là hội chứng 3X) từ trong bụng mẹ.
Bác sĩ Nguyễn Trung Đạo, Khoa Sản bệnh (A4), Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết bé gái là con thứ 3 của một sản phụ trẻ tuổi có địa chỉ tại Hà Nội. Hai người con trước đó của chị không mắc hội chứng này.
Bé chào đời ngày 6/5 bằng phương pháp sinh thường, nặng hơn 3,6kg, được đánh giá các chỉ số bình thường, khỏe mạnh.
Ngay khi mang thai ở tuần thứ 12, mẹ bé đã tiến hành sàng lọc trước sinh bằng chọc ối, tới tuần thứ 16 tiến hành xét nghiệm NIPT, phát hiện thai có bất thường nhiễm sắc thể. Thai phụ được bác sĩ tư vấn di truyền, theo dõi, chăm sóc thai kỳ.
Hội chứng siêu nữ (còn gọi là hội chứng XXX, 3X hay 47) là một rối loạn di truyền, lỗi di truyền một cách ngẫu nhiên, không phải được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bình thường, nữ giới và nam giới đều có tổng số nhiễm sắc thể là 46 và xếp thành 23 cặp. Một bản sao của mỗi nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố và bản sao còn lại có nguồn gốc từ mẹ.
Cặp nhiễm sắc thể thứ 23 được biết đến là nhiễm sắc thể giới tính. Thông thường, nữ sẽ có 2 nhiễm sắc thể X (gọi là XX), trong khi nam chỉ có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y (gọi là XY). Hội chứng XXX sẽ xuất hiện khi một bé gái có 3 nhiễm sắc thể X (gọi là XXX, hoặc 3X). Vì vậy, bé gái đó sẽ có tổng cộng 47 nhiễm sắc thể.
Một số trường hợp mắc hội chứng siêu nữ có thể không bị tổn hại sức khỏe bao gồm chức năng sinh sản nhưng có những trẻ lại bị ảnh hưởng đến thể chất, trí tuệ, tâm lý và hành vi.
Bác sĩ Đạo cho biết hội chứng này có thể phát hiện trong quá trình mang thai bằng các phương pháp xét nghiệm hiện đại, không quá hiếm gặp nhưng không cũng không gặp thường xuyên. "Chúng tôi đã tư vấn cụ thể về hội chứng này, gia đình quyết tâm giữ thai đủ tháng ngày, em bé chào đời khỏe mạnh", bác sĩ Đạo cho biết.
Mắc căn bệnh tim mạch nguy hiểm, thai phụ suýt tử vong vì cố sinh con Một phụ nữ có bệnh tim mạch đối mặt với nguy cơ tử vong ngay trên bàn mổ khi mang thai được 31 tuần. Các bác sĩ tại TP.HCM đã nỗ lực cứu được cả hai mẹ con. Chị N.T.D, 33 tuổi, ngụ tại Cái Bè (Tiền Giang) có tiền sử hở van tim 3 lá 4/4 và tăng áp động mạch phổi...