Phát triển văn hóa đọc ở Trường THCS Đại Nài
Những năm qua, Trường THCS Đại Nài ( TP Hà Tĩnh) đã xây dựng, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Đặc biệt, tiết đọc sách tại thư viện nhà trường đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc duy trì, phát triển văn hóa đọc.
Quang cảnh xanh – sạch – đẹp ở Trường THCS Đại Nài.
Hiện nay, trong thời đại công nghệ và các thiết bị nghe – nhìn phát triển như vũ bão, cộng đồng nói chung và học sinh nói riêng rất dễ dàng, thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin và kho tàng kiến thức của nhân loại.
Tuy vậy, mặt trái của xu thế này đã tạo ra những hệ lụy, thói quen xấu – đó là tâm lý ỷ lại, lười đọc sách, lười tư duy; kiến thức nắm được hời hợt, dễ quên. Trong hệ thống trường học, do thời gian hạn hẹp, cơ sở vật chất, nguồn tư liệu và những điều kiện thiết yếu trong các thư viện, phòng đọc còn hạn chế nên chưa tạo được sự thuận lợi, hứng thú cho học sinh đọc sách…
Thư viện Trường THCS Đại Nài được đầu tư theo chuẩn quốc gia, thường xuyên thu hút đông đảo học sinh đến đọc sách.
Trước trực trạng đó, Trường THCS Đại Nài luôn chú trọng trong xây dựng kế hoạch dạy học nhằm duy trì tốt văn hóa đọc trong nhà trường. Đặc biệt, từ các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT với tinh thần giảm tải chương trình, cho phép nhà trường chủ động trong dạy học, Trường THCS Đại Nài đã xây dựng nhiều tiết hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực, tạo được sự tương tác tích cực, nhiệt tình, hứng thú từ học sinh.
Video đang HOT
Một nhóm học sinh khối lớp 7 say sưa trong tiết đọc sách tại thư viện.
Một trong những hoạt động trải nghiệm đó phải kể đến tiết đọc sách tại thư viện nhà trường nhằm phát triển văn hóa đọc. Thông qua tiết hoạt động này, các em được thầy cô giáo định hướng đọc những cuốn sách bổ ích, nội dung vừa phù hợp lứa tuổi, phục vụ học tập, vừa bổ sung, nâng cao hiểu biết, kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm sống…
Bên cạnh đó, để các em có thói quen “miệng đọc, tâm ghi”, một yêu cầu được thầy cô khuyến khích là viết thu hoạch sau tiết trải nghiệm về nội dung cuốn sách mà em đọc trong tiết đó. Điều này đã phát huy hiệu quả rất tốt khi hầu hết học sinh đều đọc say sưa, cố gắng ghi nhớ và đưa ra những suy nghĩ tích cực, những cảm xúc, nhận biết đích thực cho cuộc sống. Hoạt động này đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng viết, bộc lộ suy nghĩ, nhận thức nhanh chóng về một vấn đề.
Viết thu hoạch sau mỗi tiết đọc sách giúp các em rèn luyện kỹ năng viết, ghi nhớ, bộc lộ suy nghĩ, nhận thức nhanh chóng về một vấn đề.
Em Nguyễn Duy Anh và một số học sinh lớp 9A – những thành viên tích cực đến thư viện cho biết: “Chúng em thường tranh thủ giờ ra chơi đến thư viện tìm sách và ngồi đọc. Nếu lựa chọn được cuốn sách yêu thích thì đăng ký mượn cô thủ thư về đọc và trả lại đúng hẹn. Tuy nhiên, chúng em mong có thêm những tiết hoạt động trải nghiệm để có thời gian đọc nhiều hơn, vừa bổ sung kiến thức, kinh nghiệm vừa thư giãn để học những tiết học khác hiệu quả”.
Không chỉ là nơi yêu thích của học sinh, thư viện Trường THCS Đại Nài còn là “điểm dến lý tưởng” của đội ngũ giáo viên. Những tiết trống, rất nhiều giáo viên chọn thư viện để ngồi làm việc và đọc sách để thư giãn, bổ sung kiến thức.
Để đáp ứng và thu hút học sinh, giáo viên thường xuyên đến với thư viện, trường đã đầu tư, nâng cấp thư viện theo chuẩn quốc gia với nhiều loại sách phong phú, đa dạng. Ngoài số sách nhà trường trang bị, còn có sách học sinh, giáo viên quyên góp đặt ở “Tủ sách dùng chung” để trao đổi, chia sẻ những cuốn sách hay, bổ ích và hỗ trợ các bạn nghèo…
Hệ thống bàn ghế, kệ sách được thiết kế, bố trí tạo không gian thoáng, đủ ánh sáng, bắt mắt; các loại sách được sắp xếp ngăn nắp, hợp lý theo chủ đề để học sinh và giáo viên dễ dàng lựa chọn, không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm.
Các tiết hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đọc sách tại thư viện đã góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Với sự tâm huyết, cách làm sáng tạo của Ban Giám hiệu, đội ngũ giáo viên và nhân viên thủ thư nhà trường, các tiết hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đọc sách tại thư viện của Trường THCS Đại Nài đã thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức…, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn và kỹ năng, lối sống văn hóa lành mạnh cho học sinh.
TP Hà Nội đổi mới mạnh mẽ hoạt động "Sinh hoạt dưới cờ"
Ngày 14-12, tại Trường THCS Thanh Xuân (Thanh Xuân, Hà Nội) diễn ra buổi sinh hoạt dưới cờ với chủ đề "Sách ơi, mở ra" nhằm phát động văn hóa đọc trong nhà trường.
Đây là một mô hình hoạt động trải nghiệm mới của năm 2020, nằm trong chương trình giáo dục phổ thông mà Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội giao cho các trường trung học tự chủ về nội dung theo chủ đề quy định.
Từ chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội, Trường THCS Thanh Xuân đã phối hợp với các chuyên gia của Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) thí điểm đổi mới hoạt động "Sinh hoạt dưới cờ".
Theo đó, các chuyên gia đến từ Trung tâm Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng (Trường Đại học Giáo dục) đã xây dựng kịch bản, mời chuyên gia và khách mời là các trí thức, văn nghệ sĩ tên tuổi đến trò chuyện, đối thoại cùng học sinh về chủ đề được quy định bởi Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội.
Giáo viên, học sinh trường THCS Thanh Xuân giao lưu với nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Tại buổi sinh hoạt với chủ đề "Sách ơi, mở ra" sáng 14-12, đại biểu khách mời là nhà thơ Trần Đăng Khoa đã chia sẻ với thầy và trò Trường THCS Thanh Xuân về quá trình sáng tạo tác phẩm nổi tiếng "Góc sân và khoảng trời". Những câu chuyện gần gũi, giản dị của nhà thơ cùng các chuyên gia tâm lý-giáo dục đã thu hút sự chú ý, hào hứng của các em học sinh, giúp các em thêm yêu văn học, yêu mến quê hương đất nước, vững tin vào cuộc sống hơn qua những trang sách. Qua đó, buổi sinh hoạt phát động phong trào giữ gìn văn hóa đọc sách trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư của thầy trò nhà trường.
PGS, TS Đinh Thị Kim Thoa, Tổng chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyên gia khách mời trong buổi sinh hoạt dưới cờ tại Trường THCS Thanh Xuân đánh giá: Mô hình "Sinh hoạt dưới cờ" do Trung tâm Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng (Trường Đại học Giáo dục) thiết kế và tổ chức tại Trường THCS Thanh Xuân lần này đã được tiến hành khoa học, chặt chẽ, sinh động, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh. Mô hình này sẽ tư liệu để các nhà trường trên toàn quốc tham khảo, thực hiện.
Sinh viên Phenikaa bùng nổ trong Ngày hội Chào tân sinh viên K14 Trẻ trung, sôi động, hoành tráng và đầy sắc màu là những từ ngữ dùng để diễn tả về bữa tiệc chào tân sinh viên của Trường Đại học Phenikaa được tổ chức tối 28.11. Chương trình đại nhạc hội được tổ chức miễn phí để chào đón tân sinh viên. "Ngày hội chào tân sinh viên K14 - Phenikaa Uni Dreamland" mang...