Phát triển văn hóa đọc hướng tới giáo dục bền vững
Vừa thực hiện “nhiệm vụ kép” trong diễn biến dịch bệnh phức tạp, ngành GD&ĐT Hải Phòng còn tính đến bài toán phát triển giáo dục bền vững bằng cách phát triển văn hóa đọc.
HS Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận Kiến An với phong trào đọc sách nhanh, hiệu quả tại nhà trường, năm học 2019-2020
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Hải Phòng đã có 3 ca dương tính. HS Hải Phòng vẫn tiếp tục dừng đến trường. Ngành GD Hải Phòng đã và đang tổ chức, triển khai, thực hiện nhiều biện pháp để tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng, chống dịch vừa song hành các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo.
Với phương châm “dừng đến trường, không dừng việc học”, từ ngày 22/2, HS bậc THCS, THPT đã được học bài mới trực tuyến trên hệ thống Office 365. Với HS tiểu học, đặc biệt lớp 1-2, các em còn nhỏ, việc triển khai dạy học trực tuyến nhiều bất cập, Sở GD&ĐT đã hướng dẫn các trường thực hiện giao bài, ôn tập cho HS, linh hoạt các hình thức.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng phát động phong trào đọc sách vào sáng 24/2
Hải Phòng là địa phương xây dựng, phát triển tốt phong trào đọc sách trong HS, SV. Thời gian qua, ngành Giáo dục Hải Phòng đã huy động, xây dựng, phát triển nhiều tủ sách ở các lớp học, thư viện nhà trường.
Hiện nay, nguồn sách ở các nhà trường khá phong phú, đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu đọc của cán bộ, GV, nhân viên và HS.
Video đang HOT
Nhận thấy rằng, để hoạt động dạy và học nói chung, hoạt động nghiên cứu của GV, học tập của HS nói riêng đem lại hiệu quả bền vững lâu dài, việc phát triển văn hóa đọc là một giải pháp quan trọng.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải Phòng tặng sách cho đại diện một số trường tiểu học
PGS.TS Lê Quốc Tiến- Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng cho hay, với mong muốn, các thầy cô giáo, những nhà quản lý giáo dục kết nối cùng phụ huynh HS tận dụng những quãng thời gian nghỉ học vì dịch bệnh của các em thành cơ hội vàng phát triển phong trào đọc sách trong HS; sáng 24/2, Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng trực tiếp phát động và tặng những cuốn sách quý cho 14 trường tiểu học của các quận huyện trên địa bàn.
Thư viện thân thiện Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận Kiến An
Để tiếp tục phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường, Giám đốc Sở GD&ĐT đề nghị các cán bộ, giáo viên, nhân viên các nhà trường gương mẫu trong việc tự học, tự nghiên cứu, duy trì thường xuyên việc đọc sách để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng thực hiện tốt nhất chương trình giáo dục phổ thông mới.
Các nhà trường, đề xuất, xây dựng các giải pháp để sử dụng sách, đọc sách, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Bên cạnh đó, các trường chủ động tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức sáng tạo để rèn luyện cho HS năng lực tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở phát triển văn hóa đọc. Có trách nhiệm trong xây dựng, phát triển “Cộng đồng giáo viên Hải Phòng sáng tạo”.
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp cùng với phụ huynh HS, khuyến khích, động viên, hướng dẫn các em HS dành thời gian hợp lý trong ngày, trong tuần, trong tháng… để đọc sách; nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu. Tham gia tích cực các hoạt động của gia đình, khu dân cư, xóm phố… để phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, xây dựng cộng đồng an toàn, văn hóa.
Phát triển văn hóa đọc góp phần đẩy lùi dịch bệnh
Cô giáo Vũ Thị Mai Khanh- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận Kiến An chia sẻ, nhà trường vinh dự được Giám đốc Sở lựa chọn là trường duy nhất của quận Kiến An để tặng sách trong dịp này. Trước đó, nhà trường rất chú trọng đến việc nâng cao văn hóa đọc cho HS, bởi việc đọc sách giúp ích nhiều cho các em trong việc tiếp cận chân trời tri thức, phát triển vốn sống và góp phần quan trọng để học tốt các môn học.
Năm học 2019-2020, được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của dự án Room To Read và mô hình thư viện thân thiện, nhà trường đã chủ động xây dựng thư viện thân thiện trong khuôn viên nhà trường với 2 phòng đọc sách. Hiện thư viện có trên 500 đầu sách do nhà trường vận động các nguồn tài trợ, phụ huynh HS ủng hộ. Tính tổng cả đầu sách tại tủ sách các lớp, trường có khoảng 2.000 đầu sách.
Thực hiện việc phát triển văn hóa đọc trong dịp này, dù học sinh dừng đến trường nhưng nhà trường sẽ triển khai đến GV chủ nhiệm, thông tin tới phụ huynh về những đầu sách hay để phụ huynh mua, tìm đọc cùng con. Thư viện nhà trường luôn sẵn sàng cho phụ huynh mượn sách về nhà cho HS đọc.
Bên cạnh đó, trường sẽ yêu cầu các GV trong quá trình giao bài, ôn tập online cho các em sẽ nhắc thêm phần việc ở nhà cho các con vào lúc rảnh là đọc một mẩu chuyện hay cuốn sách. Tùy lứa tuổi, các con có thể viết lại cảm nhận của mình về cuốn sách, hay vẽ những bức hình trong cuốn sách mình đọc, để trước mỗi buổi học cô giáo sẽ trò chuyện cùng con một vài phút về những cuốn sách hay, động viên các con chăm đọc sách, cô Khanh chia sẻ.
Thu hút già, trẻ cùng ham đọc sách
Nhiều năm qua, phong trào đọc sách ở thôn Bình Vọng (xã Văn Bình, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) diễn ra sôi nổi, trở thành mô hình tiêu biểu về việc duy trì và phát huy văn hóa đọc ở địa phương.
Hơn 14 giờ, hai bên gian phòng của nhà văn hóa thôn đã thấp thoáng bóng người. Cánh cửa phòng mở ra, những giá sách được kê ngay ngắn chia thành từng ô, mục rõ ràng. Người tìm sách, người đọc báo giữa không gian yên tĩnh.
Đứng bên những chồng sách mới, ông Dương Văn Phi, Phó chủ nhiệm thư viện thôn Bình Vọng phấn khởi giới thiệu: "Đây là sách do thư viện huyện luân chuyển về cơ sở, tạo điều kiện cho bà con đọc thêm nhiều loại sách mới. Tất cả số sách này đều được đăng ký, biên mục rõ ràng, thuận tiện cho việc tra cứu, tìm đọc". Qua hơn 20 năm hoạt động, có được cơ ngơi với hàng vạn cuốn sách như hiện nay là sự nỗ lực đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân địa phương.
Mô hình đọc sách báo ở thôn Bình Vọng thu hút nhiều người dân tham gia.
Theo ông Phi, nhiều người dân Bình Vọng rất thích đọc sách nhưng không phải gia đình nào cũng có sách. Từ thực tế đó, đầu năm 1999, ông Phi đề nghị với chính quyền địa phương tổ chức một phòng đọc sách nhỏ. Ông vận động người trong thôn mang sách báo cũ đến ủng hộ. Sau tháng đầu tiên tổ chức, tủ sách đã có 500 cuốn. Sau đó con em trong thôn ngoài xã, các thầy cô giáo trên địa bàn có sách, truyện, thơ cũng mang đến ủng hộ. Cứ vậy tủ sách ngày càng phong phú.
Tiếng lành đồn xa, Thư viện tỉnh Hà Tây (trước đây) về tham quan, giúp đỡ hoạt động chuyên môn. Không những vậy, phòng đọc của thôn Bình Vọng còn nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều người có tấm lòng hảo tâm, yêu mến sách. Đến nay số lượng sách đã lên đến hơn một vạn cuốn và rất nhiều đầu báo, tạp chí.
Khi đã có sách, thư viện quan tâm đến việc phát huy hiệu quả hoạt động đọc sách. Thông qua hệ thống loa truyền thanh, địa phương khuyến khích người dân đến thư viện. Để phong trào đọc sách được lan tỏa, ban chủ nhiệm còn liên hệ với các trường học trên địa bàn xã giới thiệu sách, vận động các em học sinh đến đọc sách. Học sinh đến thư viện được làm thẻ đọc có xác nhận của nhà trường và phụ huynh, có thể mang sách về nhà tham khảo.
Phong trào đọc sách ở Bình Vọng đi vào nền nếp khi địa phương phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng, trong đó nòng cốt là chi hội người cao tuổi. Với hơn 100 hội viên người cao tuổi đăng ký tham gia đã trở thành mạng lưới viên cùng với ban chủ nhiệm điều hành hoạt động của thư viện. Hằng ngày, có 2-3 hội viên cao tuổi trực thư viện với vai trò là thủ thư cho mượn sách, đăng ký thông tin.
Không những vậy, các mạng lưới viên còn động viên con cháu mình tích cực tham gia. Nhờ đó thư viện của thôn thu hút đông đảo người dân đến đọc sách báo. Bên cạnh đó, Thư viện huyện Thường Tín, Thư viện Hà Nội thường xuyên quan tâm giúp đỡ về nghiệp vụ, luân chuyển sách báo về cho thư viện thôn Bình Vọng.
Ông Lương Khắc Hùng, Bí thư Chi bộ thôn Bình Vọng cho biết: "Thông qua đọc sách báo, người dân tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ở khu dân cư". Thư viện thôn Bình Vọng nhiều năm liền nhận được bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thư viện Quốc gia vì có nhiều thành tích trong phục vụ sách báo cho cộng đồng, góp phần triển văn hóa đọc ở địa phương.
Hải Phòng sẵn sàng kích hoạt hình thức dạy học trực tuyến Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngành GD&ĐT Hải Phòng đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để dạy học trực tuyến cho học sinh, đảm bảo cho các em "dừng đến trường không dừng học". Với phương châm "tạm dừng đến trường không dừng học", mọi phương án dạy học trực tuyến đã được ngành GD Hải Phòng...