Phát triển thị trường vốn của Việt Nam trong khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN

Theo dõi VGT trên

Bài viết này nghiên cứu sự phát triển thị trường vốn Việt Nam trong điều kiện hội nhập tài chính ASEAN, bằng phương pháp thống kê, mô tả, đ.ánh giá, thu thập số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức quốc tế và các nghiên cứu liên quan trong giai đoạn 2010-2019.

Phát triển thị trường vốn của Việt Nam trong khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN - Hình 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trên cơ sở đó, tác giả khái quát tình hình phát triển thị trường vốn của Việt Nam trong khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN, phân tích cơ hội, thách thức khi hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, từ đó đưa ra triển vọng của thị trường vốn Việt Nam khi hội nhập tài chính.

1. Khái quát về hội nhập tài chính trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997), các nước ASEAN đã có những bước tiến lớn trong việc củng cố vị thế và khuôn khổ kinh tế vĩ mô. Khu vực này đã chứng kiến sự gia tăng của dòng chảy thương mại đi kèm dòng vốn của cả khu vực ASEAN và với phần còn lại của châu Á, thế giới. Trong bối cảnh đó, việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là xu hướng tất yếu. AEC được xem như là giải pháp đ.ánh giá toàn diện cho các rủi ro cho cơ sở hạ tầng tài chính của các nước thành viên, cũng như cung cấp nguồn lực phát triển và dự phòng trước các cú sốc tài chính cho các nước nội khối.

AEC chú trọng tìm cách đạt được một hệ thống tài chính khu vực được tích hợp tốt và hoạt động hiệu quả theo 3 mục tiêu chiến lược, đó là: Hội nhập tài chính, tài chính toàn diện và ổn định tài chính, với 3 lĩnh vực xuyên suốt (Tự do hóa tài khoản vốn, hệ thống thanh toán và xây dựng năng lực). Cùng với đó, các chương trình hành động cũng được chi tiết hóa như sau:

Phát triển thị trường vốn của Việt Nam trong khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN - Hình 2

- Tự do hóa dịch vụ tài chính: Việc loại bỏ dần các hạn chế đối với các ngân hàng ASEAN, các công ty bảo hiểm và các công ty đầu tư trong việc cung cấp dịch vụ tài chính trong các quốc gia thành viên ASEAN sẽ được thực hiện.

- Tự do hóa tài khoản vốn: ASEAN đặt mục tiêu đạt được dòng vốn tự do hơn bằng cách loại bỏ dần các hạn chế đối với các giao dịch ngoại hối như tài khoản thanh toán, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các danh mục đầu tư và các luồng khác, trong khi áp dụng các biện pháp bảo vệ đầy đủ.

- Phát triển thị trường vốn: ASEAN cũng tập trung phát triển, liên kết và hội nhập sâu hơn thị trường vốn khu vực bằng cách xây dựng năng lực và đặt cơ sở hạ tầng dài hạn để đạt được sự hội nhập của thị trường vốn trong ASEAN.

- Hài hòa hệ thống thanh toán, quyết toán: ASEAN đặt mục tiêu thiết lập một hệ thống thanh toán ASEAN an toàn, sáng tạo, hiệu quả.

- Tài chính toàn diện: ASEAN cân nhắc lựa chọn chính sách và phối hợp các nước thành viên để đưa tài chính toàn diện vào ASEAN trong các lĩnh vực trung gian tài chính và kênh phân phối để bảo vệ người tiêu dùng.

- Xây dựng năng lực: ASEAN nhận thấy sự cần thiết phải cung cấp năng lực và các sáng kiến để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế trong ASEAN.

Có thể thấy, việc phát triển thị trường vốn là một chiến lược rất quan trọng của AEC, bởi tăng cường hội nhập và mở cửa hệ thống tài chính ASEAN là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết đối với sự phát triển của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

2. Phát triển thị trường vốn của Việt Nam trong khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN

Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, thị trường vốn Việt Nam đã đạt những thành tựu đáng kể nhìn từ góc độ thể chế, tạo lập thị trường, phát triển sản phẩm và đóng góp tích cực cho quá trình cải cách và phát triển kinh tế – xã hội. Cụ thể:

Phát triển thị trường vốn của Việt Nam trong khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN - Hình 3

Một là, đã và đang hình thành, tiến tới định hình một thị trường vốn đa dạng, cởi mở hơn và đáp ứng cơ bản tốt hơn cho nhu cầu vốn của nền kinh tế. Nếu như năm 2000, vốn hóa thị trường cổ phiếu là 0,28% GDP, thị trường trái phiếu là khoảng 1% GDP thì đến năm 2019 mức tăng lần lượt của thị trường cổ phiếu và trái phiếu là 72,6% GDP và 40% GDP.

Hai là, số lượng và các thành phần tham gia thị trường ngày càng tăng. Năm 2019, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán là hơn 2,37 triệu, số công ty chứng khoán hoạt động là 82, trong đó có 8 công ty có 100% vốn nước ngoài, Hiệp hội Kinh doanh trái phiếu có 76 hội viên.

Video đang HOT

Ba là, từng bước hoàn thiện pháp lý cho thị trường theo thông lệ quốc tế, tạo môi trường kinh doanh ổn định nhằm thu hút cả dòng vốn ngoại và nội. Đơn cử như: Năm 2019 đã có thương vụ bán vốn lớn cho nhà đầu tư nước ngoài như: Tỷ phú Thái Lan mua SABECO gần 5 tỷ USD.

Giai đoạn 2011-2019, thị trường vốn tăng trưởng cao đạt bình quân 35%/năm, đáp ứng bình quân 28% cung ứng vốn cơ bản cho nền kinh. Trong khi đó, thị trường tín dụng vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong cung ứng vốn cơ bản cho nền kinh tế, nhưng dự nợ tín dụng chỉ tăng bình quân đạt 15%/năm và tương tương 136% GDP.

Báo cáo của World Bank (2019) về thị trường vốn Việt Nam cho thấy, một quốc gia đang phát triển thường phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn của ngân hàng, ngoài rủi ro kỳ hạn thì còn gây cản trở cho sự phát triển khu vực tư nhân vốn năng động và khó đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao cho phát triển kinh tế.

Việt Nam sớm ý thức được tầm quan trọng của các kênh thu hút nguồn vốn tài trợ phi ngân hàng với kỳ hạn dài bằng Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm thay thế dần các nguồn từ ngân hàng và thu hút thêm các nguồn vốn từ bên ngoài (FDI, FII). Chính phủ Việt Nam bước đầu tập trung vào thị trường trái phiếu, bằng những văn bản định hướng: Quyết định số 1191/QĐ-TTg năm 2017 của Thủ tướng phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017-2020, nhằm xây dựng thị trường bền vững hơn để huy động tài chính trung và dài hạn; mở rộng mạng lưới các nhà đầu tư về quy mô và chất lượng…

Những năm gần đây, thị trường vốn Việt Nam chứng kiến sự chuyển biến tích cực ở những phân khúc chính: (i) Thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP); (ii) Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN); (iii) Thị trường cổ phiếu (TTCP). Cụ thể:

- Trái phiếu chính phủ: Quy mô thị trường TPCP đạt 29,3% GDP đến cuối năm 2019, với giá trị danh nghĩa tương đương gần 50 tỷ USD (so với mức chỉ 14,63% GDP cuối năm 2011 khi mới ban hành Nghị định số 01/2011/NĐ-CP về phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương). Năm 2016 đã có sự chuyển dịch cơ cấu nhà đầu tư của TPCP từ ngân hàng thương mại (NHTM) sang công ty bảo hiểm theo Nghị định số 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Phát triển thị trường vốn của Việt Nam trong khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN - Hình 4

Mặt khác, theo Quỹ T.iền tệ quốc tế – IMF (2012) về phát triển thị trường trái phiếu nội tệ thì phát triển TPCP với chiến lược quản lý nợ theo cơ chế thị trường là quan trọng, đây là cơ sở của Luật Quản lý nợ công năm 2017 sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/7/2018. Đồng thời, nhằm tạo cơ chế cho sự phát triển cho các công cụ nợ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2018/NĐ-CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.

Qua quá trình phát triển, đường cong lợi suất từng bước hình thành và kỳ hạn đã lên đến 30 năm với các đợt phát hành định kỳ cho kỳ hạn 5, 7, 10, 15, 20 và 30 năm, tạo ra lãi suất tham chiếu cho thị trường trái phiếu nói chung. Quy mô thị trường thứ cấp tăng lên với những cải thiện ở thị trường sơ cấp, giá trị giao dịch bình quân hơn 1.600 tỷ đồng/ngày năm 2013 lên gần 10 nghìn tỷ đồng/ngày vào năm 2019.

- Trái phiếu doanh nghiệp: Trong những năm qua, thị trường TPDN có sự phát triển khả quan tuy chưa mạnh bằng thị trường TPCP. Quy mô TPDN cũng tăng từ 1,95% GDP năm 2012 lên trên 10% GDP năm 2019 và đạt khoảng 650 nghìn tỷ đồng. Năm 2019, tổng lượng phát hành chủ yếu từ các ngân hàng thương mại (NHTM) chiếm 41,1% và DN bất động sản chiếm 38%. Cơ cấu kỳ hạn dài trên 5 năm tăng lên 42,5% năm 2019 so với mức 18% năm 2012.

- Thị trường cổ phiếu: Trong thời gian qua, TTCP ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng khá so với các thị trường khác ở ASEAN. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tương đương 72,6% GDP vào cuối năm 2019, tăng 3 lần so với năm 2012 và cao nhất trong ASEAN. Thanh khoản dồi dào bởi kỳ vọng tích cực của thị trường về tiến trình cổ phần hóa DN nhà nước, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng và xuất khẩu.

Hiện nay, TTCP là kênh huy động vốn trực tiếp nhưng chỉ một số ít các DN sử dụng trong vài năm qua, dù thanh khoản thị trường đã có thể hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động này. Tổng giá trị phát hành trong giai đoạn 2016 – 2019 là 5,3 tỷ USD, thấp hơn so với Thái Lan (10,2 tỷ USD) và Singapore (7,7 tỷ USD) (theo World Bank).

Thị trường thứ cấp cho cổ phiếu ở Việt Nam năm 2019 sôi động hơn với hệ số quay vòng bậc trung ở ASEAN là 22,3%, Thái Lan (64,5%), Malaysia (26,9%) (theo World Bank).

Đến ngày 31/12/2019, có 3 sàn giao dịch cổ phiếu với mức vốn hóa: Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh là 3,2 triệu tỷ đồng, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là 0,19 triệu tỷ đồng và sàn giao dịch chưa niêm yết – UPCOM là 0,91 triệu tỷ đồng. Sản phẩm phái sinh còn ít chủng loại được niêm yết và chưa thực sự phát huy được việc tăng thanh khoản cho thị trường.

Bên cạnh những kết quả trên, trong tiến trình phát triển thị trường vốn khi hội nhập, Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức như:

Một là, chênh lệch trình độ phát triển và cơ sở hạ tầng so với các quốc gia mạnh trong khối, cần lộ trình để hội nhập, nên có thể sẽ mất cơ hội phát triển thị trường vốn.

Hai là, việc phát triển thị trường vốn đã đối diện với sự cạnh tranh cao trong nội khối khi thị trường các nước không còn rào cản.

Ba là, trong quá trình hội nhập tài chính sẽ gặp phải các hiệu ứng lan truyền nhanh hơn khi gặp khủng hoảng, nhất là khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính.

Bốn là, tự do hóa tài khoản vốn sẽ có nguy cơ dòng vốn đảo chiều quy mô lớn gây bất ổn trong thanh khoản.

3. Giải pháp phát triển thị trường vốn Việt Nam trong khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN

Để khắc phục những tồn tại và hạn chế trên, thời gian tới cần triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh phát triển thị trường vốn Việt Nam. Cụ thể như:

Một là, hoàn thiện nền tảng pháp lý về huy động vốn. Nghiên cứu hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các chính sách quy phạm pháp luật cho các thị trường, kết hợp tăng cường năng lực giám sát và hiệu lực thực thi để các thành viên thị trường yên tâm gia nhập và đảm bảo giảm chi phí huy động.

Hai là, nâng cao chất lượng về quản trị, công bố thông tin. Khả năng tiếp cận thông tin đáng tin cậy về thị trường trái phiếu và cổ phiếu khi phát hành là điều kiện cần để nâng cao lòng tin của nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài. Thông tin minh bạch cần được công bố đồng bộ từ DN đến cơ quan điều hành thị trường.

Ba là, cải thiện cơ sở hạ tầng thị trường. Thời gian tới cần đẩy mạnh việc nâng cấp hạ tầng để đảm bảo hiệu suất hoạt động của thị trường và bắt kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực, đặc biệt tận dụng kinh nghiệm các nước khi hội nhập.

Bốn là, xúc tiến các sản phẩm đổi mới sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và đa dạng hóa cơ cấu nhà đầu tư. Tăng trưởng kinh tế ổn định sẽ cần huy động nhiều vốn dài hạn, mà các tổ chức tín dụng khó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng tăng và Chính phủ cũng đang phải đối diện với hạn chế hạn mức nợ công. Do đó, cần thúc đẩy cải thiện pháp lý để hình thành thêm các cơ hội đầu tư nhằm khuyến khích DN phát hành sản phẩm mới, đồng thời đa dạng hóa cơ cấu nhà đầu tư cho thị trường.

Năm là, tăng cường chỉ đạo của Chính phủ về huy động nguồn vốn dài hạn

4. Định hướng phát triển thị trường vốn trong khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN

Trong bối cảnh hội nhập tài chính ASEAN, điều quan trọng là Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường hội nhập tài chính trong khu vực. Qua đó, thực hiện thành công lộ trình tiến tới thành lập một AEC hội nhập hơn vào năm 2025; đồng thời, đảm bảo rằng lợi ích được tối đa hóa khi hội nhập tài chính ASEAN.

Thứ nhất, cơ chế, chính sách mới của Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường vốn bao gồm các quy tắc và nền tảng giao dịch, cải thiện thanh toán và hài hòa các chuẩn mực và quy định kế toán theo thông lệ quốc tế.

Thứ hai, để đảm bảo hội nhập tài chính sâu hơn được thực hiện vào năm 2025 và những năm tiếp theo, Việt Nam nên tăng cường thực hiện các chương trình ở cấp quốc gia về xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cho hội nhập và đảm bảo các cam kết khu vực.

Thứ ba, Việt Nam tích cực thực hiện kế hoạch hành động hội nhập tài chính của AEC, nhất là diễn đàn thị trường vốn ACMF và sáng kiến CMI, nhằm tận dụng mọi nguồn lực cho hội nhập tài chính sâu hơn.

Thứ tư, vì hội nhập tài chính khu vực không phải là sự kết thúc, mà là một công cụ chính sách được thiết kế để đạt được các mục tiêu phát triển, cần có sự điều phối chính sách và kinh tế vĩ mô lớn hơn. Về vấn đề này, Việt Nam cần phải thúc đẩy sự hội tụ trong các mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô như thông qua giám sát khu vực, đ.ánh giá, thảo luận chính sách và tham vấn chính phủ. Đặc biệt, sự phối hợp của các chính sách giữa thương mại với vốn đầu tư là rất quan trọng để đảm bảo rằng cả hai loại chính sách hỗ trợ lẫn nhau.

*Nghiên cứu này dựa trên thông tin được công bố công khai và là quan điểm mang tính cá nhân của tác giả. Thông tin nêu trong nghiên cứu không thể hiện quan điểm của bất kỳ cơ quan nhà nước hay tổ chức nào khác trên lãnh thổ Việt Nam.

Quản trị công ty: Cần thay đổi nhanh hơn, triệt để hơn

Chia sẻ với Đặc san Doanh nghiệp niêm yết 2020, ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó tổng giám đốc Công ty Kiểm toán KPMG Việt Nam cho rằng, những sự kiện xảy ra trong năm 2020, đặc biệt là đại dịch Covid-19, không chỉ làm thay đổi sự ưu tiên về cải thiện quản trị công ty, mà còn thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh và triệt để hơn trong mọi lĩnh vực.

Quản trị công ty: Cần thay đổi nhanh hơn, triệt để hơn - Hình 1

Vai trò phản biện của các thành viên HĐQT độc lập cần phải thực chất, chứ không chỉ là hình thức

Chưa bao giờ các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt với cuộc khủng nào như khủng hoảng do Covid-19 gây ra. Là đơn vị tư vấn, KPMG nhận thấy doanh nghiệp Việt Nam quan tâm tới điều gì nhất?

Có thể nói, năm 2020 là một năm chưa có t.iền lệ và rất có thể thế giới sẽ không bao giờ quay lại như trước đây. Người ta sẽ bàn rất nhiều về khái niệm thế giới trước và sau Covid.

Nhìn lại các sự kiện và quan sát các doanh nghiệp, tôi nhận thấy một điểm chung là trong những ngày đầu dịch bệnh mới bùng phát, điều quan tâm duy nhất của những người điều hành doanh nghiệp là sức khỏe và sự an toàn của nhân viên. Tuy nhiên, các biện pháp lúc đó chủ yếu là tự phát và áp dụng một cách khá ngẫu nhiên.

Sau một vài tuần, các doanh nghiệp nhận ra không thể tiếp tục mãi như vậy và bắt đầu nghĩ cách đối phó, khôi phục hoạt động, hoặc bất kỳ biện pháp gì khác để tồn tại và họ cũng thấy rằng không ai chuẩn bị sẵn sàng cho một điều như thế này.

Thế rồi hàng loạt tham vấn, tham khảo lẫn nhau về chủ đề nhân sự, cách thức hoạt động trong thời khủng hoảng, các vấn đề và giải pháp trong làm việc từ xa, bao gồm cả việc phê duyệt và thực hiện các giao dịch với ngân hàng.

Trong suốt nhiều năm, chúng tôi đã trao đổi về việc xây dựng các kế hoạch khôi phục hậu khủng hoảng (disaster recovery plan), nhưng lúc đó doanh nghiệp đều không mấy mặn mà. Và rồi Covid-19 đến, các câu hỏi tham vấn hầu hết đều xoay quanh chủ đề này.

Vậy sau đó các doanh nghiệp hành động ra sao?

Một nhà quản lý cấp cao chia sẻ với tôi rằng: "Đại dịch như một phép thử, sàng lọc cả doanh nghiệp có thực lực và phần còn lại".

Quản trị công ty: Cần thay đổi nhanh hơn, triệt để hơn - Hình 2

Ông Nguyễn Thanh Nghị

Thực tế, các doanh nghiệp có thực lực sẽ thực hiện đổi mới song song với các chiến lược đã đề ra, vì trước hết họ có t.iền. Với một ví t.iền đầy, họ có đủ nguồn lực để thực hiện những thay đổi căn bản mà có thể trước đó còn ngần ngại do chưa thấy cấp thiết. Đại dịch cùng với hệ quả của nó khiến nhiều doanh nghiệp phải xem lại cách thức phân phối truyền thống và hướng đến các kênh hiện đại hơn như thương mại điện tử hay bán hàng trực tuyến. Điều này kéo theo cách tiếp cận thị trường và quản lý logistics hoàn toàn khác so với trước đây, dẫn đến nhu cầu số hóa, mở đường cho việc xử lý dữ liệu lớn (big data) và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong tương lai.

Cũng phải nhắc lại rằng, các chiến lược này không phải là mới xuất hiện do dịch. Nhiều trường hợp chỉ đơn giản là thực hiện nhanh hơn các chiến lược mà doanh nghiệp đã dự kiến từ trước, nhất là ở mảng phát triển chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng vì họ coi đây là những lợi thế cạnh tranh, mà lợi thế cạnh tranh sẽ có tác dụng rõ rệt hơn khi đối thủ suy yếu.

Đại dịch như một lời cảnh báo, thúc đẩy các doanh nghiệp có tiềm lực phải nhanh hơn trong việc xem xét lại chiến lược và quyết định đầu tư lớn vào thay đổi cơ cấu, chiến lược kinh doanh. Không phải vô tình mà ngay trong lúc khó khăn, hàng loạt dự án tư vấn chiến lược, chuỗi giá trị, chuyển đổi số hay ERP được công bố trên thị trường.

Đối với các doanh nghiệp còn lại, đa phần phải vật lộn với việc giảm chi phí, xoay xở để tạo ra dòng t.iền, hay tìm cách cơ cấu lại các khoản vay, tựu trung lại vẫn là giải quyết vấn đề t.iền. Nếu tìm được đối tác chiến lược có nền tảng tài chính hoặc đơn giản là sự hỗ trợ từ ngân hàng, họ sẽ có cơ hội vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển. Đây cũng là một lớp sàng lọc bởi khi hợp tác, các nhà đầu tư có nền tảng tài chính tốt hay ngân hàng luôn có khả năng nhận ra đâu là một doanh nghiệp có giá trị cốt lõi và ưu thế cạnh tranh.

Cũng có một nhóm doanh nghiệp hoạt động theo cách cầm chừng và chờ dịch đi qua. Tôi không biết liệu đây có phải là một lựa chọn khả thi hay không, bởi chỉ có làm thì mới có khả năng thành công, còn nếu không làm thì chắc chắn sẽ không có kết quả. Thế giới luôn thay đổi và đã thay đổi nhanh hơn trong thời gian qua.

Như ông đã nói ở trên, thế giới đang thay đổi rất nhanh kể từ khi Covid-19 xuất hiện. Vậy quản trị công ty trong giai đoạn hiện này cần thay đổi, nâng cao những điểm then chốt nào để thích ứng?

Hiện nay, xếp hạng quản trị công ty tại Việt Nam còn ở mức khá thấp so với mặt bằng chung trong khu vực và cách khá xa so với những mô hình tốt nhất. Một trong những điểm quan trọng nhất của quản trị công ty là tạo ra một cơ cấu hội đồng quản trị (HĐQT) có tính phản biện cao nhằm duy trì sự cân bằng giữa rủi ro và lợi ích.

Trên thực tế, lợi ích cao sẽ kèm rủi ro cao. Tuy nhiên, điều thường bị bỏ sót ở đây là câu hỏi: Khoản đầu tư cho lợi suất cao đồng nghĩa rủi ro lớn, vậy khi rủi ro xảy ra thì sao? Một cơ cấu quản trị công ty cân bằng đòi hỏi phải có các thành viên HĐQT đặt ra những câu hỏi này cho thành viên điều hành. Đây là lý do tại sao các nguyên tắc quản trị công ty tốt đều đòi hỏi sự hiện diện của nhiều thành viên độc lập trong HĐQT và họ là những người được (ngầm) trao nhiệm vụ đặt ra các câu hỏi phản biện.

Có lẽ đại dịch và những yếu tố ngăn cản sự tăng trưởng trong năm 2020 đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào thế khó do cơ sở để sử dụng đòn bẩy là tăng trưởng không còn và giờ người ta sẽ quay lại hỏi, tại sao không có ai phản biện về các rủi ro có thể xảy ra với mô hình kinh doanh?

Nếu các vấn đề trên có thể còn ít gặp ở khối công ty đại chúng do những yêu cầu bắt buộc tối thiểu về cơ cấu quản trị công ty, thì tại khối công ty khởi nghiệp lại rất dễ gặp. Các nhà khởi nghiệp (entrepreneur) thường là những người thích mạo hiểm và theo đuổi sự tăng trưởng như là niềm kiêu hãnh của họ. Điều này vốn không có gì sai bởi chỉ có tăng trưởng mới cho phép doanh nghiệp đạt đến một cấp độ có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp khởi nghiệp vì quá "say" tăng trưởng mà thực hiện bằng mọi giá, bỏ qua các giới hạn về an toàn tài chính, lấy tăng trưởng để tài trợ cho tăng trưởng, nên thường gặp rủi ro.

Doanh nghiệp khởi nghiệp không có nguồn lực dư giả để có thể trả thù lao cho cả một HĐQT với các thành viên độc lập như các công ty đại chúng, nhưng điều này không ngăn cản thực hành quản trị công ty bằng cách tiếp cận của chính các nhà khởi nghiệp: Nên lắng nghe ý kiến từ chính nhân viên hơn là chỉ dùng họ để thực thi mệnh lệnh. Để làm được điều này, các nhà khởi nghiệp cần xây dựng văn hóa cởi mở và thói quen phản biện cho nhân viên ngay từ đầu, tránh sự e ngại từ cấp dưới.

Song, điều quan trọng hơn là phải đưa vai trò phản biện của các thành viên HĐQT độc lập trở thành thực chất, chứ không chỉ là hình thức. Điều này khó và cần một chặng đường dài, cần sự cố gắng từ nhiều phía, bao gồm cả nhà đầu tư, cổ đông hay nhà điều hành doanh nghiệp, cần tạo môi trường để khuyến khích các thành viên độc lập phản biện. Các thành viên HĐQT độc lập cần thực hiện vai trò với trách nhiệm lớn hơn, thậm chí đôi khi có thể cần cả các bài học đắt giá.

Tóm lại, trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng thì thay đổi quản trị là điều tất yếu, đại dịch hay những biến động địa chính trị khác chỉ là yếu tố thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn, triệt để hơn ở mọi lĩnh vực.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng: Á hậu Vbiz nghi bể nợ đến nỗi "mất tích" và bán tháo cả kênh cá nhân
07:18:38 20/09/2024
Nghịch lý nhà giàu: "Sếp em Mailisa" ở biệt phủ 4000m2, con trai riêng chỉ mơ sống ở nơi mà nhiều người chê, nghe lý do mới nể phục
09:43:52 20/09/2024
Tôi bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà cho nhân tình, mẹ chồng lại bước ra trước tòa nói một điều khiến ai nấy kinh ngạc
07:11:17 20/09/2024
Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
06:42:05 20/09/2024
Một nữ danh ca U70 nói thẳng về giới nghệ sĩ và cách đối xử với nhau
06:27:30 20/09/2024
Lòng tôi như lửa đốt khi vừa nghe tin tôi mang thai thì mẹ người yêu nhất quyết đòi gặp mặt, đến nơi thái độ của bà khiến tôi choáng váng
07:37:11 20/09/2024
Nam diễn viên Việt b.ị c.hê xấu thẳng mặt
06:35:56 20/09/2024
Chồng cầu xin tôi nhận "con rơi" sau khi anh ấy qua đời
08:54:18 20/09/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm: Chính quyền Liban công bố kết quả điều tra sơ bộ

Thế giới

13:32:58 20/09/2024
Về phần mình, Ngoại trưởng Pháp Sejourne cũng bày tỏ lo ngại về tình hình tại Trung Đông. Ông khẳng định Pháp và Mỹ đang phối hợp gửi thông điệp giảm leo thang tới các bên và cảnh báo Liban sẽ không thể hồi phục sau một cuộc chiến toàn ...

T.uổi U60 của "ngọc nữ" nức tiếng một thời Vương Tổ Hiền

Sao châu á

13:32:37 20/09/2024
Nữ diễn viên nổi tiếng của màn ảnh Hong Kong (Trung Quốc) Vương Tổ Hiền hiện sống độc thân tại nước ngoài. Thỉnh thoảng, cô mới xuất hiện trước công chúng nhưng vẫn có sức hút mạnh mẽ.

Phương Trinh Jolie mang bầu lần 3: Vóc dáng gợi cảm, tập động tác yoga khó

Sao việt

13:23:43 20/09/2024
Diễn viên Phương Trinh Jolie đang mang bầu lần thứ ba. Thời gian qua, cô thường xuyên chia sẻ hình ảnh về hành trình mang thai của mình.

10 cách mặc trang phục denim vừa trẻ trung vừa thanh lịch tới công sở

Thời trang

13:15:24 20/09/2024
Combo áo blouse sáng màu và quần jeans xanh trở nên thanh lịch hơn khi được khoác ngoài chiếc áo blazer. Tổng thể trang phục trên còn có sự trẻ trung, tươi sáng nhờ tông màu trắng và xanh denim làm chủ đạo.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa - Tập 24: Yên vô tình tạo cơ hội cho t.iểu t.am

Phim việt

12:55:02 20/09/2024
Yên hiếm hoi đồng ý cho chồng đi nhậu nhưng còn giao Hào gửi giúp cho chị chủ shop online ít quà cảm ơn vì đã cho chồng một công việc tốt.

Những kiểu làm đẹp đắt đỏ nhất trên thế giới

Làm đẹp

12:42:54 20/09/2024
Bee Venom Facial không chỉ là một phương pháp làm đẹp mà còn được coi là liệu pháp cải lão hoàn đồng , giúp ngăn chặn quá trình lão hóa và tái tạo làn da.

Hà Tĩnh có mưa lớn, di dời nhiều người dân đến nơi an toàn

Tin nổi bật

12:29:47 20/09/2024
Chính quyền địa phương các cấp đã huy động tổ chức đoàn thể khắc phục trước mắt thiệt hại do thiên tai gây ra để ổn định đời sống người dân. Hiện tại, diễn biến mưa lớn thất thường gây ngập lụt cục bộ ở nhiều địa phương.

Nhìn lại tình trường chuyên "lái phi công" của Ngân Sát Thủ, đã từng có một câu chuyện buồn

Netizen

12:09:12 20/09/2024
Ngân Sát Thủ tên thật là Huỳnh Kim Ngân. Cô nàng vốn có xuất thân từ idol mạng chuyên hát và nhảy trên nền tảng live stream TalkTV từ năm 2015

5 món ăn ngon "chứa progesterone tự nhiên", phụ nữ sau 30 t.uổi nên ăn nhiều hơn để có làn da mềm mại và trông trẻ hơn

Ẩm thực

11:54:28 20/09/2024
5 món ăn này không chỉ đáp ứng nhu cầu protein và vitamin của cơ thể phụ nữ mà còn thúc đẩy sự cân bằng nội tiết tố thông qua các thành phần tự nhiên.

Man City lo ngại chấn thương của De Bruyne

Sao thể thao

11:53:33 20/09/2024
Man City lo ngại chấn thương của De Bruyne có thể khiến ngôi sao người Bỉ này vắng mặt trong cuộc đối đầu rất quan trọng gặp Arsenal ở Premier League.

Cách người phụ nữ 52 t.uổi này tạo ra cuộc sống tối giản: Đừng mua sắm quần áo và son môi bừa bãi

Sáng tạo

11:10:51 20/09/2024
Sống tối giản là tận dụng triệt để những thứ bạn đã có trước mắt, tận dụng chúng một cách tốt nhất và tạo ra chất lượng cuộc sống tinh tế hơn.