Phát triển khoa Y – ĐHQG TPHCM thành Trường ĐH Khoa học Sức khỏe
Phát biểu tại lễ khai giảng của khoa Y – ĐH Quốc gia TPHCM, PGS. TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐHQG TPHCM cho biết ĐH này đang cùng với khoa Y nỗ lực cho 2 dự án lớn mang tính đột phá và quyết định trong đó phát triển xây dựng khoa này thành Trường ĐH Khoa học Sức khỏe.
Ảnh minh họa
PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐHQG TPHCM cho biết đây là năm đầu tiên khoa Y mở rộng đối tượng xét tuyển ngành y khoa chất lượng cao cho những sinh viên đã tốt nghiệp chuyên ngành gần nhóm ngành khoa học sức khỏe từ các trường thành viên của ĐHQG TPHCM, gồm: Công nghệ sinh học, Sinh học, Hóa sinh, Kỹ thuật Y sinh…
Tính đến thời điểm này, khoa Y là đơn vị đầu tiên tuyển sinh đào tạo bác sĩ hệ chính quy cho người đã có bằng ĐH khác. Đồng thời, đây cũng là năm đầu tiên khoa Y thực hiện đề án đào tạo nhân lực cho khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ và các vùng kinh tế trọng điểm…
Ông Đạt cũng cho biết ĐHQG TPHCM đang cùng với khoa Y nỗ lực cho 2 dự án lớn mang tính đột phá và quyết định. Cụ thể là xây dựng khoa Y thành Trường ĐH Khoa học sức khỏe sau 10 năm hoạt động. Đồng thời xúc tiến xây dựng Bệnh viện Đa khoa thực hành ĐHQG TPHCM với tiêu chí gắn kết chặt chẽ cùng Trường ĐH Khoa học Sức khỏe theo mô hình trường – viện.
Hiện ĐH Quốc gia TPHCM có 1 khoa trực thuộc và 6 trường ĐH thành viên gồm: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Kinh tế-luật.
Video đang HOT
Cũng theo PGS. TS Huỳnh Thành Đạt, đến thời điểm này khoa Y là đơn vị đầu tiên trong cả nước tuyển sinh đào tạo bác sĩ hệ chính quy cho người đã có bằng ĐH khác.
Năm 2018, khoa Y thông báo tuyển sinh 2 ngành thuộc chương trình chất lượng cao (y khoa và dược học), không tuyển y khoa chương trình đại trà như trước đó.
Vớ đối tượng đã tốt nghiệp ĐH, khoa sẽ căn cứ trên điểm trung bình chung tích lũy tốt nghiệp ĐH từ 7,5 trở lên (trong đó điểm các môn ngành gần từ 6 trở lên). Thời gian tốt nghiệp ĐH không quá 3 năm tính từ ngày được công nhận tốt nghiệp.
Lê Phương
Theo Dân trí
ĐH Quốc gia TPHCM: Kiến nghị giữ nguyên tên gọi "Đại học quốc gia"
Chiều ngày 4/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG TPHCM). Phía ĐHQG TPHCM có những đề xuất đến Quốc hội trong đó kiến nghị giữ nguyên tên gọi "Đại học Quốc gia".
Tại buổi làm việc, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐHQG TPHCM kiến nghị nên giữ nguyên tên gọi "Đại học quốc gia", vì tên gọi này đã trở thành thương hiệu mà nó đã có tầm ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội, từng bước được biết đến rộng rãi trên thế giới. Đồng thời, điều này cũng sẽ góp phần ổn định và phát triển đại học quốc gia trong thời gian tới, tránh gây ra sự xáo trộn và phức tạp không cần thiết.
Ngoài ra, ĐHQG TPHCM kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho ĐH này hoàn thành dự án xây dựng, trong đó là hoàn thành giải phóng mặt bằng trước năm 2020.
PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐHQG TPHCM nêu những kiến nghị trong buổi làm việc với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chiều 4/9.
Trao đổi tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định rằng "chưa có chủ trương nào và Quốc hội cũng chưa ai đề xuất bỏ mô hình "Đại học Quốc gia" hay hạ thấp vị trí ĐH Quốc gia. Quốc hội đang bàn làm sao để phát triển sự nghiệp giáo dục, trong đó có giáo dục ĐH. Và vị thế của giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riêng trước đây như thế nào vẫn giữ như thế thậm chí là làm sao để nâng cao thêm".
Bên cạnh đó, bà Ngân cho rằng đất nước chúng ta đã bước sang một giai đoạn phát triển mới từ một nước có thu nhập bình quân đầu người thấp sang thu nhập trung bình, nhưng vẫn ở ngưỡng thu nhập trung bình thấp. Quá trình đổi mới, hội nhập ngày càng sâu rộng vào thế giới đã mang lại thời cơ cho phát triển, nhưng cũng đồng thời xuất hiện nhiều thách thức, khó khăn. Trong đó, vấn đề được đặt ra hàng đầu là chất lượng nguồn nhân lực phải làm sao để góp phần xây dựng đất nước hội nhập được. Nghị quyết Trung ương 6 có nêu rằng "nhân lực chúng ta có đủ điều kiện làm việc trong môi trường quốc tế, không phải biết tiếng Anh, tiếng Pháp là đủ mà môi trường quốc tế ở đây chính là nguồn nhân lực có thể am hiểu luật của khu vực và quốc tế chứ không chỉ làm mỗi việc phiên dịch".
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh trong quan ly hê thông giáo dục đại học, thì viêc xây dưng cac trong điêm, nhưng hat nhân phat triên luôn đươc nha nươc quan tâm. Ngay từ thơi gian đâu cua công cuôc đôi mơi công nghiêp hoa, hiên đai hoa đât nươc, đanh gia tâm quan trong cua giáo dục đại học, đao tao nguồn nhân lực chât lương cao, đao tao va phat triên nhân tai, Đang va nha nươc ta đa co tâm nhin chiên lươc khi quyêt đinh tâp trung xây dưng cac cơ sơ giao duc đai hoc trong điêm, hinh thanh 2 đai hoc quôc gia.
Mô hình ĐH Quốc gia được xem là lá cờ đầu của hệ thống giáo dục đại học - một sứ mạng về tiên phong đổi mới vì chất lượng của giáo dục đại học, có tác động trực tiếp và sâu sắc đến sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao đổi với các cán bộ chủ chốt của ĐH Quốc gia TPHCM
Riêng đó, bà đánh giá cao ĐH Quốc gia TPHCM hơn 20 năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, là đơn vị đầu tiên chủ động tiên phong đổi mới đào tạo, nơi đầu tiên trong cả nước mở hệ cử nhân và kỹ sư tài năng. Với việc áp dụng phương thức đào tạo mới, cùng thực hiện tốt việc kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục, kiểm định các chương trình ở tất cả các trường thành viên theo các bộ tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, trong 5 năm qua trường đã có 18.827 bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế, trong nước và các hội nghị,... Những thành tựu trên đã khẳng định vai trò đầu tàu, nòng cốt của ĐH Quốc gia TPHCM trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Đặc biệt, năm 2018, ĐH Quốc gia TPHCM cùng với ĐH Quốc gia Hà Nội đã trở thành hai đại học đầu tiên của Việt Nam đứng vào top 1.000 đại học xuất sắc nhất thế giới do Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds World University Rankings - Anh) công bố.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị: "ĐH Quốc gia TPHCM tâp trung nâng cao chât lương đao tao, xây dưng đôi ngu thây cô giao tích cực học tập; những thế hệ sinh viên tích cực học tập, rèn luyện, có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động sáng tạo trong giảng dạy, trong học tập để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học của chúng ta. Nơi đây phải là nơi đào tạo ra các thế hệ sinh viên la nhưng ngươi tri thưc tre tai năng, tâm huyết, co kiên thưc, sang tao, có kỹ năng nghề nghiêp để lâp nghiêp, co đao đưc ly tương, săn sang xây dưng đât nươc va hôi nhâp quôc tê".
Lê Phương
Theo Dân trí
TPHCM xin thi tốt nghiệp trung học phổ thông riêng, chuyên gia nói gì? TS Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nên cân nhắc cho phép TPHCM tự tổ chức thi tốt nghiệp riêng. Kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại TPHCM. Ảnh: KIM ĐỒNG Tại hội nghị tổng kết năm...