TS Phạm Tất Thắng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nên cân nhắc cho phép TPHCM tự tổ chức thi tốt nghiệp riêng.
Kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại TPHCM . Ảnh: KIM ĐỒNG
Tại hội nghị tổng kết năm học 2017 – 2018, triển khai nhiệm vụ năm học mới do Bộ GDĐT tổ chức mới đây, trong phần tham luận, ngành giáo dục TPHCM tiếp tục đề xuất cho TPHCM được thực hiện cơ chế đặc thù, triển khai những giải pháp mang tính đột phá.
Trong đó, TPHCM mong muốn giao Sở GDĐT tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) riêng.
Cụ thể, thành phố đề xuất, giao cho Sở GDĐT chịu trách nhiệm với UBND thành phố tổ chức xét công nhận tốt nghiệp THPT. Nhà trường và giáo viên giảng dạy có trách nhiệm đánh giá định kỳ học sinh, Sở GDĐT tổ chức đánh giá chung giữa và cuối cấp học để làm cơ sở xem xét hoàn thành chương trình học của cả cấp. Các trường đại học, cao đẳng tự tổ chức tuyển sinh theo nguyện vọng của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.
Chiều 13.8, trong buổi làm việc với Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, lãnh đạo Sở GDĐT TPHCM tiếp tục nhắc đến đề xuất này.
Theo ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GDĐT TPHCM, việc đề xuất TPHCM tự tổ chức thi, xét tốt nghiệp THPT là quan điểm của Sở để bảo đảm chất lượng thi nghiêm túc và an toàn, đảm bảo công bằng cho thí sinh của TPHCM khi tham gia thi tuyển, xét tuyển vào các trường ĐH.
Dù là đề xuất cũ (từ năm 2016) và sau đó Bộ GDĐT không thông qua với lý do đề án chưa hoàn thiện, nhưng đề xuất của ngành GDĐT TPHCM thêm một lần nữa gây chú ý.
Chia sẻ quan điểm về đề xuất tự tổ chức thi tốt nghiệp riêng của Sở GDĐT TPHCM, TS Phạm Tất Thắng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội – cho rằng đề xuất này có nhiều điểm hợp lý.
TS Phạm Tất Thắng. Ảnh: H.G
“Mặt bằng giáo dục phổ thông ở các địa phương, vùng miền sẽ khác nhau về cách tổ chức, thực hiện, cũng như hiệu quả. Vì còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội , cũng như cách thức, tổ chức quản lý của mỗi địa phương.
Với các đô thị lớn như TPHCM, Hà Nội, rõ ràng chất lượng giáo dục phổ thông sẽ tốt hơn so với các đại phương vùng khó. Chính vì vậy, nếu tổ chức thi tốt nghiệp riêng cho những địa bàn có mặt bằng giáo dục tốt hơn, có điều kiện tốt hơn, tôi cho rằng sẽ đánh giá chất lượng thí sinh sát thực hơn” – TS Phạm Tất Thắng chia sẻ.
TS Thắng cũng cho rằng, việc TPHCM có đề xuất được tự chủ trong việc tổ chức thi THPT cũng phù hợp với chủ trương của Quốc hội.
“Quốc hội đã có nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù cho TPHCM. Tôi cho rằng việc xin được tổ chức thi tốt nghiệp riêng cũng là cơ chế đặc thù, TPHCM có quyền thực hiện và nên phát huy” – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh.
BÍCH HÀ
Theo laodong.vn
TPHCM đề xuất tự tổ chức xét tốt nghiệp THPT
Sở GD-ĐT TPHCM đề xuất cho phép ngành giáo dục TPHCM những cơ chế đặc thù, trong đó nhấn mạnh đến việc giao cho Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm với UBND thành phố tổ chức xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Trong báo cáo tham luận về công tác giáo dục và đào tạo TPHCM năm học 2017-2018, Sở GD- ĐT TPHCM đã nêu ra đề xuất cho phép giáo dục thành phố những cơ chế đặc thù trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm triển khai những giải pháp mang tính đột phá, đổi mới.
TPHCM đề xuất thành phố chủ động xét tốt nghiệp THPT
Cụ thể, thành phố đề xuất, giao cho các Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm với UBND thành phố tổ chức xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông. Nhà trường và giáo viên giảng dạy có trách nhiệm đánh giá định kỳ học sinh, Sở GD-ĐT tổ chức đánh giá chung giữa và cuối cấp học để làm cơ sở xem xét hoàn thành chương trình học của cả cấp. Các trường đại học, cao đẳng tự tổ chức tuyển sinh theo nguyện vọng của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.
Sở GD-ĐT TPHCM cũng đề xuất Bộ GD-ĐT cần có sự linh hoạt trong một số quy định. Như định hướng mở trong biên chế năm học (thay vì 9 tháng/năm học như hiện nay); cơ cấu giờ, tiết học cũng linh hoạt học 1 buổi, 2 buổi hoặc học cả ngày để tiếp cận xu hướng thế giới và giảm ùn tắc giao thông, phù hợp với đặc điểm của những địa phương khó khăn. Cho phép sĩ số lớp học linh hoạt theo loại hình trường và đặc điểm địa phương.
Đề xuất tăng biên chế giáo viên
Với đặc thù của TPHCM, lượng người nhập cư mỗi năm đều tăng, bình quân mỗi năm tăng 60.000 học sinh. Thành phố dành ngân sách để xây dựng thêm trường, lớp nhằm đảm bảo đáp ứng đủ chỗ học cho học sinh, hằng năm xây thêm trên 1.000 phòng học.
Ngoài việc tăng phòng học, ngành giáo dục TPHCM cho rằng cần phải tăng biên chế giáo viên đáp ứng số phòng học mới là cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay việc tăng biên chế này hiện đang gặp phải nhiều khó khăn do phải được chấp thuận của Bộ Nội vụ.
Sở cũng kiến nghị, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng trường học, đề nghị Bộ Xây dựng cho phép thành phố thực hiện thí điểm các dự án xây dựng trường học ở các quận nội thành không còn quỹ đất được nâng tầng cao phù hợp thực tế từng địa bàn, tính chất từng dự án một, giải quyết tình trạng thiếu phòng học ở các khu dân cư đông đúc, tập trung và tránh lãng phí kinh phí đầu tư xây dựng mặt bằng chiếm đất xây dựng.
Được biết, tính đến tháng 6/2018, 268 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học từ 3 đến 18 tuổi, đang tiến tới mục tiêu năm 2020 đạt 300 phòng học/10.000 dân số. Năm học 2017-2018, đã có 85 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng mức đầu tư là 4.783 tỷ đồng. Số phòng học mới đưa vào sử dụng năm 2017 là 1.621 phòng học mới.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Gần 1,3 triệu học sinh tựu trường, TPHCM đề xuất tăng biên chế giáo viên Sáng nay 20/8, gần 1,3 triệu học sinh ở TPHCM từ bậc tiểu học đến THPT chính thức tựu trường. Năm học này, số lượng học sinh ở TPHCM tăng khủng khiếp, tiếp tục là đặt áp lực về sĩ số đối với việc dạy và học của thầy trò. Trừ bậc mầm non tựu trường năm học 2018-2019 vào ngày khai giảng...
Tin mới nhất
Giúp học sinh THPT sớm hiểu về Tài chính và cách quản lý Tài chính
19:01:20 23/01/2021
Sáng 23/1, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM (BUH) đã tổ chức chương trình Giáo dục tài chính dành cho học sinh các trường THPT (Savings Ga
Triển khai chương trình SGK lớp 1 mới ở Gia Lai: HS nắm chắc kiến thức
18:57:42 23/01/2021
Trải qua một học kỳ triển khai chương trình SGK mới đối với học sinh lớp 1, ngành giáo dục đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Qua đó có những chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục.
20 tính từ tiếng Anh miêu tả tâm trạng
17:45:16 23/01/2021
Cùng chỉ tâm trạng tích cực, Glad là vui mừng, hài lòng còn Elated là phấn khởi, hào hứng. Ngược lại, sad mang nghĩa buồn còn depressed là thất vọng.
Điều ước của nhà giáo giữa đại ngàn Trường Sơn
17:40:35 23/01/2021
Bản Đoòng heo hút lọt trong thung lũng, chỉ cách cửa hang Én (hệ thống Sơn Đoòng) một quãng lội suối, nơi có 25 đứa trẻ đang khát khao con chữ.
KDI Education đưa giáo dục STEM đến với học sinh Việt
17:34:23 23/01/2021
KDI Education, Tập đoàn KDI Holdings áp dụng chương trình giáo dục STEM giúp 40.000 học sinh, 89 trường học tại Hà Nội, TP HCM và Nghệ An học tốt hơn.
Sự học ở… bậc lão niên
17:10:46 23/01/2021
Tuổi già như gió heo may - cơn gió se lạnh chỉ xuất hiện vào giao mùa cuối trong năm, đại diện cho sự kết thúc hơn là khởi đầu. Song, có những bậc lão niên chọn phản đề lại cái lẽ thường ấy bằng khởi sự học khi bước vào tuổi xưa nay hiế...
Hơn 1/3 số trường trên cả nước thiếu phòng học
16:43:37 23/01/2021
Đó là con số được ngành Giáo dục và đào tạo đưa ra tại chương trình Kết nối nguồn lực - xây dựng trường học an toàn, thân thiện giai đoạn 2021-2025 được tổ chức tại Hà Nội tối 22/1.
Đề đâu chỉ để thi
16:33:47 23/01/2021
Đề thi ngoài việc kiểm tra kiến thức và đánh giá học sinh còn có tác dụng định hướng cho việc dạy và học không chỉ cho một lớp mà cho toàn bộ cấp học, ví như đề thi tuyển vào lớp 10 ở các tỉnh thành và đề thi quốc gia cho học sinh lớp 1...
Để trường đại học 'đẻ' ra tiền
16:27:39 23/01/2021
Khi có phòng thí nghiệm riêng bên ngoài, PGS.TS Vũ Ngọc Pi cùng đồng sự không còn phải xếp hàng chờ đợi ở trường. Nhờ phòng thí nghiệm này mà lượng bài báo quốc tế của nhóm tăng mạnh, nghiên cứu không còn nằm trên giấy mà có cơ hội sinh...
Kiên trì thực hiện 3 điều này cho con trước 5 tuổi, cha mẹ giúp con cải thiện trí nhớ và chỉ số IQ cao hơn bạn bè cùng trang lứa
15:26:20 23/01/2021
Trẻ có trí nhớ và hiểu biết đáng kinh ngạc về những thứ xung quanh và môi trường. Điều này thường kéo dài cho đến khoảng 5 tuổi.
Đổi mới GD-ĐT vì mục tiêu bền vững - Bài cuối: Chìa khóa phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
14:51:06 23/01/2021
Trước những yêu cầu mới của thời đại, giáo dục đại học cần có sự chuyển biến mạnh mẽ, đổi mới sáng tạo. Trong đó, tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng đào...
Đổi mới GD-ĐT vì mục tiêu bền vững - Bài 2: Phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
14:49:23 23/01/2021
Đây là lần đầu tiên chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng một cách bài bản, tiệm cận chuẩn quốc tế.
Gần 2.000 học sinh Phú Thọ tham gia ngày hội hướng nghiệp chào Xuân Tân Sửu
14:34:56 23/01/2021
Ngày 23/1, Trường THPT Việt Trì, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, khởi nghiệp chào Xuân Tân Sửu 2021.
JIFA trao 81 suất học bổng cho học sinh Hà Tĩnh
14:33:05 23/01/2021
Hiệp hội Thân thiện quốc tế Nhật Bản (JIFA) đã trao 81 suất học bổng (trị giá 162 triệu đồng) cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Tĩnh.
Chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
14:29:15 23/01/2021
Theo lộ trình, năm học 2021-2022, chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa mới tiếp tục được triển khai ở lớp 2 và lớp 6.
Khai giảng Chương trình học bổng tiếng Anh Access khóa 2
14:25:21 23/01/2021
Tối 22-1, Trường Đại học Nha Trang phối hợp với Tổng Lãnh sự Quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ bế giảng Chương trình học bổng tiếng Anh English Access Microscholarship khóa 2017-2019 và khai giảng khóa 2020-2021.
Đổi mới GD-ĐT vì mục tiêu bền vững - Bài 1: 'Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu'
14:20:07 23/01/2021
Để hiện thực hóa sứ mệnh của mình, ngành Giáo dục và Đào tạo cần sự phát triển đột phá, tiếp tục thực hiện đổi mới để đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có kiến thức và kỹ năng vững vàng, khả năng sáng tạo, đóng góp tích c...
Truyền cảm hứng đào tạo nghệ thuật thông qua “Không gian mơ ước” tại Cần Thơ
14:15:59 23/01/2021
Nhiều lớp học Lý thuyết Âm nhạc, Thanh nhạc và Nhạc cụ sẽ được diễn ra tại Dream Space Cần Thơ với những nhạc cụ chất lượng cao như piano, guitar, ukulele hay trống jazz giúp lớp học mang tính tương tác cao.
Những điều cần lưu ý về phương thức tuyển sinh của các trường năm 2021
13:48:10 23/01/2021
Nhiều trường đại học công bố thông tin tuyển sinh, phần lớn trường giữ nguyên phương thức giống năm 2020, một số trường bổ sung cách xét tuyển mới.
[Thông điệp từ lịch sử] Vua Minh Mạng đã kiểm soát quyền lực như thế nào?
13:45:17 23/01/2021
Lên ngôi, Minh Mạng tiếp nhận một nhà nước mới ra đời sau nội chiến đang có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế...; quyền lực bị thao túng và tha hóa dẫn đến nhiều rối loạn về xã hội.
Chuyển đổi số trong giáo dục Quảng Ninh: Biến thách thức thành cơ hội
13:42:52 23/01/2021
Tại Quảng Ninh, việc chuyển đổi số trong giáo dục đang được triển khai mạnh mẽ. Sau nhiều năm nỗ lực thực hiện, hoạt động này đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục ở các nhà trường.
ĐH Duy Tân mở nhiều ngành học mới mùa Tuyển sinh 2021
11:03:44 23/01/2021
Năm 2021, Đại học (ĐH) Duy Tân mở đào tạo mới 13 ngành và chuyên ngành ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 tăng hay giảm?
11:00:45 23/01/2021
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, chỉ tiêu của từng trường THPT sẽ quyết định tỷ lệ chọi, vì vậy, phụ huynh và học sinh lớp 9 rất quan tâm số liệu này để đưa ra lựa chọn nguyện vọng phù hợp với năng lực.
Sẽ có mô hình đại học đa ngành 'chưa từng có' ở Việt Nam
10:55:40 23/01/2021
Lãnh đạo nhiều trường đại học cho biết đang chuẩn bị thành lập đại học đa ngành, trong đó có trường khẳng định nếu thành công sẽ hình thành một mô hình quản trị đại học hoàn toàn mới ở Việt Nam.
Dung tục, tầm thường hóa đề thi Văn để làm gì?
09:59:51 23/01/2021
Đề thi theo hướng mở ở môn Ngữ văn gây thích thú, sáng tạo đối với học sinh… Tuy nhiên, nhiều đề thi đã gây tranh cãi khi đề cập vấn đề, nhân vật chưa phù hợp với học sinh.
Fields với huy chương toán học lẫy lừng
09:54:29 23/01/2021
Nhà khoa học và triệu phú Thụy Điển Alfred Bernhard Nobel (1833 - 1896) lập di chúc năm 1895 rằng để lại tài sản nhằm trao 5 giải thưởng thường niên, gồm 1 giải văn chương, 1 giải hòa bình và 3 giải khác.
Trường ĐH Hải Phòng: Dồn lực nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chính quy
09:41:58 23/01/2021
Trường ĐH Hải Phòng đã nêu ra 8 nhiệm vụ và 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chính quy.
Nữ sinh ĐH Y - Dược thành công nhờ "nghiêm khắc với bản thân"
09:40:08 23/01/2021
Từ niềm đam mê với môn Hóa học, Cao Thị Tuyết (SN: 1998) quê Bắc Giang đã nuôi dưỡng ý chí và nghị lực để nỗ lực thi đỗ vào trường Đại h