Phát hiện virus H5N1 trên xác chim cánh cụt ở Nam Cực
Theo Ủy ban Khoa học về Nghiên cứu Nam Cực (SCAR), chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được tìm thấy ở chim cánh cụt Gentoo lần đầu tiên, đặt ra mối lo ngại virus này có thể lây lan trong đàn chim cánh cụt ở Nam Cực.
Bác sĩ thú y Ralph Vanstreels tại SCAR cho biết các nhà nghiên cứu đã phát hiện xác 35 con chim cánh cụt tại Quần đảo Falkland ở phía Nam Đại Tây Dương vào ngày 19/1 vừa qua. Các mẫu bệnh phẩm thu thập từ 2 xác chim cánh cụt trong số này có kết quả dương tính với virus H5N1.
Người phát ngôn chính quyền Quần đảo Falkland Sally Heathman xác nhận tính đến ngày 30/1, hơn 200 con chim cánh cụt Gentoo non cùng một số con trưởng thành chết trong tình trạng tương tự. Con số đó cho thấy chim cánh cụt Gentoo dễ nhiễm căn bệnh chết người này và virus H5N1 đang hủy hoại quần thể chim trên toàn thế giới trong những tháng gần đây. Hiện chính quyền quần đảo cũng đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của chim cánh cụt Rockhopper và đang lên phương án ứng phó với đợt bùng phát dịch trên quy mô lớn do hàng trăm nghìn con chim cánh cụt tập trung dày đặc ở Nam Cực và các đảo lân cận là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan virus H5N1.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bác sĩ thú y Vanstreels, đồng thời là nhà nghiên cứu hợp tác với Đại học California-Davis, nhấn mạnh chim cánh cụt Gentoo hiếm khi di chuyển giữa Quần đảo Falklands ngoài khơi Argentina và Bán đảo Nam Cực, nằm cách bờ 1.300km về phía Nam. Điều này đồng nghĩa không có khả năng lây lan virus cúm gia cầm về phía Nam của Nam Cực.
Cùng ngày, người phụ trách bộ phận Chăm sóc Động vật hoang dã Nam Cực của SCAR Meagan Dewar cho biết tại vùng Nam Georgia lân cận, chính quyền đã bác bỏ thông tin nghi ngờ cúm gia cầm xuất hiện ở loài chim cánh cụt vua sau một cuộc khảo sát chi tiết khu vực này.
Trong khi đó, ông Vanstreels phản ánh các nhà bảo tồn cũng quan tâm đến nhiều loài động vật khác. Đáng chú ý, một số lượng lớn hải cẩu voi và hải cẩu lông đã chết do nhiễm cúm gia cầm tại Nam Georgia sau đợt tử vong hàng loạt ở các loài này tại Nam Mỹ.
Theo ông, điều này đặc biệt đáng lo ngại do Nam Georgia là quê hương của 95% số lượng hải cẩu lông Nam Cực trên thế giới. Nếu quần thể đó sụt giảm nghiêm trọng, các loài này sẽ rơi vào tình trạng nguy cấp.
Tàu nghiên cứu Anh chạm trán tảng băng lớn nhất thế giới sau khi tách rời Nam Cực
Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh ngày 4/12 cho biết một tàu nghiên cứu của nước này đã đi ngang qua tảng băng trôi lớn nhất thế giới khi trên đường thực hiện sứ mệnh ở Nam Cực.
Tàu nghiên cứu RRS Sir David Attenborough đứng trước tảng băng A23a. Ảnh: AP
Các nhà nghiên cứu cho rằng cuộc gặp gỡ là một cơ hội may mắn, cho phép các nhà khoa học thu thập các mẫu nước biển xung quanh tảng băng khổng lồ khi nó trôi ra khỏi vùng biển Nam Cực.
Tàu nghiên cứu RRS Sir David Attenborough được cho là đang trên đường đến Nam Cực để thực hiện sứ mệnh khoa học đầu tiên. Tàu này đã vượt qua tảng băng trôi lớn A23a vào ngày 1/12 gần mũi Bán đảo Nam Cực.
Có kích thước gấp ba lần thành phố New York, A23a ở yên suốt hơn ba thập kỷ ở Biển Weddell sau khi nó tách ra khỏi thềm băng Filchner của Nam Cực vào năm 1986. Trong những tháng gần đây, tảng băng này bắt đầu trôi dạt và hiện đã di chuyển vào Nam Đại Dương nhờ gió và dòng hải lưu.
Andrew Meijers, nhà khoa học cấp cao trên tàu nghiên cứu, cho biết: "Thật vô cùng may mắn khi lộ trình của tảng băng trôi ra khỏi Biển Weddell nằm ngay trên lộ trình của chúng tôi và chúng tôi có đội ngũ phù hợp trên tàu để tận dụng cơ hội này".
Laura Taylor, một nhà khoa học làm việc trên tàu, cho hay nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu nước bề mặt đại dương xung quanh đường đi của tảng băng trôi để giúp xác định sự sống nào có thể hình thành xung quanh nó cũng như tảng băng trôi và những yếu tố tương tự khác tác động đến carbon trong đại dương như thế nào.
"Chúng tôi biết rằng những tảng băng trôi khổng lồ này có thể cung cấp dinh dưỡng cho vùng nước chúng đi qua, tạo ra hệ sinh thái phát triển mạnh ở các khu vực. Điều chúng tôi không biết là với những tảng băng trôi cụ thể, quy mô và nguồn gốc của chúng có thể tạo ra sự khác biệt gì đối với quá trình đó", nữ khoa học giải thích.
Tàu RRS Sir David Attenborough được đặt theo tên của nhà tự nhiên học người Anh. Chuyến đi đến Nam Cực của tàu kéo dài trong 10 ngày, nằm trong dự án trị giá 9 triệu bảng Anh với mục đích điều tra cách hệ sinh thái Nam Cực và băng biển thúc đẩy chu trình carbon và chất dinh dưỡng trong đại dương toàn cầu.
Lo ngại nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm gia tăng đối với con người Trong bối cảnh một loại cúm gia cầm nguy hại tiếp tục đe dọa các loài sinh vật trên khắp thế giới, các nhà khoa học đang theo dõi chặt chẽ tình trạng lây nhiễm giữa các loài động vật khác, bao gồm nhiều loài động vật có vú có quan hệ gần gũi hơn với con người. Theo phóng viên TTXVN tại...