Phát hiện tổ chức gián điệp không gian mạng có “ô dù” rất lớn
Kaspersky Lab vừa phát hiện một chiến dịch gián điệp không gian mạng qui mô toàn cầu.
Ảnh minh họa.
Kaspersky Lab vừa phát hiện một chiến dịch gián điệp không gian mạng qui mô toàn cầu. Mạng lưới tội phạm toàn cầu đã hoạt động trong khoảng 7 năm và gây thiệt hại cho hơn 30 quốc gia trên thế giới ở Trung Đông, châu Âu, châu Phi và hai châu Mỹ.
Mục đích hoạt động nhằm thu thập thông tin giá trị từ các hệ thống máy tính nhiễm virus. Tin tặc trước hết tấn công các cơ quan chính phủ, công ty năng lượng và dầu khí, các văn phòng ngoại giao và nhà hoạt động chính trị.
Kaspersky Lab công bố phát hiện mạng lưới Mask chuyên gián điệp không gian mạng toàn cầu. Những dấu vết được ghi lại cho thấy ít nhất Mask đã hoạt động từ năm 2007. Đặc thù nổi bật của Mask là tính chất phức tạp các công cụ tấn công, bao gồm loạt chương trình tinh vi, được viết cho các nền tảng khác nhau.
Ông Vitaly Kamlyuk, chuyên gia hàng đầu chống virus của Kaspersky Lab cho rằng, băng nhóm công nghệ này có “ô dù” rất lớn.
Video đang HOT
“Một số lý do buộc chúng tôi suy nghĩ rằng, Mask có khả năng nhận sự hỗ trợ ở cấp chính phủ. Trước hết, chúng tôi quan sát thấy cấp độ chuyên nghiệp rất cao trong các hoạt động của nhóm, cho phép giám sát cơ cấu hạ tầng của họ, ngụy trang bằng các quy tắc kiểm soát truy cập, xóa hoàn toàn dấu vết nội dung tập tin đăng nhập thay vì chỉ loại bỏ thông thường, và ngừng mọi hành động nếu cần thiết. Cấp độ tự bảo vệ này không điển hình đối với các tội phạm mạng.” ông Vitaly Kamlyuk nói.
Người dùng vị nhiễm virus thông qua các thư điện tử chứa liên kết dẫn tới trang web giả mạo. Tại đây, kẻ gian gợi ý người dùng đăng nhập tên và mật khẩu, sẽ bị khai thác để truy cập vào các tài khoản khác. Tiếp đến trang web độc hại chuyển người dùng mạng tới một tài nguyên vô hại đã được đề cập trong thư, có thể là YouTube hoặc một cổng thông tin.
Mục tiêu chính của cuộc tấn công là thu thập thông tin, bao gồm cả các tài liệu cũng như tập tin mà các chương trình truy cập từ xa vào máy tính sẽ khai thác. Ông Vitaly Kamlyuk tin chắc rằng virus của Mask có thể gây những hậu quả rất nghiêm trọng cho người dùng máy tính.
“Một chương trình độc hại sẽ thâu tóm tất cả các kênh thông tin liên lạc và thu thập những dữ liệu quan trọng nhất từ máy tính của bạn. Việc phát hiện virus cực kỳ khó do những cơ chế ngụy trang tinh vi. Ngoài ra, kẻ tấn công có thể cài vào máy tính bị nhiễm virus phần mềm cho phép thực hiện chuỗi các động thái nguy hại.” ông Vitaly Kamlyuk nói.
Tại thời điểm này, các sản phẩm của Kaspersky Lab đều phát hiện và loại bỏ phiên bản gây hại từ Mask. Các máy chủ của nhóm tin tặc này hiện đều bị tắt và xóa sạch dữ liệu. Nhưng khi những tin tặc này còn tự do, họ sẽ tìm cách tổ chức các cuộc tấn công mới. Không thể thiếu sự hợp tác với cơ chế thực thi pháp luật quốc tế để ngăn chặn hoạt động nguy hiểm này.
Theo Đài tiếng nói nước Nga
VinaPhone bị tố tự ý tước quyền dùng số của khách hàng
Nhà mạng VinaPhone đã tự ý lấy số điện thoại "có chủ" bán cho một người khác, sự việc vỡ lở nhưng lại không được giải quyết ổn thỏa, gây bức xúc cho người tiêu dùng.
Ông Ng. Thế Anh có địa chỉ ở Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, đã mua một số thuê bao điện thoại di động do Công ty Dịch vụ Viễn thông (VinaPhone) phát hành. Do vô tình ông phát hiện được, số thuê bao mình mua dù chưa đưa vào sử dụng, chưa kích hoạt SIM nhưng người khác lại có và sử dụng.
Nhà mạng VinaPhone tự ý bán số thuê bao mà khách hàng đã mua. Ảnh: N. N
Liên hệ với VinaPhone, ông Thế Anh mới biết rõ sự thật, số thuê bao mà ông đã mua, được phát hành vào ngày 22/10/2008, kích hoạt sử dụng vào ngày 25/09/2013 và bị hủy số vào ngày 20/12/2013. VinaPhone cũng đã xác nhận, việc nhà mạng này cắt số của ông Thế Anh để bán cho người khác là do lỗi khai báo dịch vụ trong quá trình cài đặt dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng.
"Họ thông báo cho tôi 2 số điện thoại khác và bảo chọn một trong hai số đó để thay thế với số mà họ đã lấy đi của tôi. Tôi không đồng ý như vậy vì số mà tôi mua được mang nhiều ý nghĩa với cá nhân mình. Điều bức xúc hơn nữa là nhân viên chăm sóc khách hàng của VinaPhone khi giải quyết thắc mắc cho khách lại có thái độ coi thường quyền lợi của khách. Họ cho rằng, số tôi mua cũng chỉ có 65.000 đồng, trong khi đó có rất nhiều số điện thoại khác bán với số tiền như vậy". Ông Thế Anh nói.
Cũng theo ông Thế Anh, nhà mạng VinaPhone đã "bỏ rơi" khách hàng và không xử lý kịp thời quyền lợi chính đáng mà lẽ ra ông được hưởng. Hơn nữa, nhân viên của nhà mạng này ngoài thái độ khinh rẻ người tiêu dùng như nói trên còn "thách thức" và cho rằng, nếu không vừa lòng với số thuê bao mà họ đưa ra, có thể tiếp tục khiếu kiện.
"Tôi không có nhu cầu sử dụng số mà VinaPhone gửi cho tôi. Nếu họ cho rằng số thuê bao mà tôi mua là rẻ mạt thì họ hãy trả lại cho tôi chính số đó, tôi không cần số nào khác. Họ có quyền cung cấp dịch vụ nhưng khi số tôi đã mua, nó thuộc vào quyền sở hữu cá nhân của tôi". Ông Thế Anh nói thêm.
VinaPhone vẫn chưa giải quyết thỏa đáng cho người tiêu dùng và còn có thái độ thách thức, đẩy khiếu kiện kéo dài dù đã nhận lỗi về mình. Ảnh: N. N
Qua tìm hiểu thực tế khách hàng phản ánh, PV ghi nhận được, số điện thoại mà ông Thế Anh mua được thuộc diện SIM số đẹp, thậm chí là số rất hiếm. Việc khách hàng này chưa đưa vào sử dụng và bị phía nhà mạng VinaPhone "tước" mất quyền sử dụng, bán cho người khác là có thật. Chính văn bản số 310 ngày 25/01/2014 của Trung tâm Dịch vụ Viễn thông Khu vực 1 thuộc VinaPhone cũng đã xác nhận điều đó.
Ngày 12/02/2014, PV đã liên hệ với phía VinaPhone đề làm rõ việc người tiêu dùng nêu. Tuy nhiên, gọi tới số đường dây nóng của nhà mạng này, nhân viên trả lời lại cho rằng, mọi thắc mắc, khách hàng phải trở lại điểm giao dịch để giải đáp và không hỗ trợ qua điện thoại.
Khi liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của VinaPhone, bà Huệ - đại diện chăm sóc khách hàng của Trung tâm Dịch vụ Viễn thông Khu vực 1 thuộc VinaPhone cho biết, phía nhà mạng đã có công văn trả lời cho người tiêu dùng. Sự việc phản ánh và ý kiến của người tiêu dùng sẽ tiếp tục được báo cáo lên cấp trên của VinaPhone và sẽ có trải lời chính thức sau.
Theo Chất lượng Việt Nam
Kaspersky: "The Mask" hoạt động gián điệp mạng toàn cầu tiên tiến nhất hiện nay Ngày 11/2, nhóm chuyên gia bảo mật của Kaspersky Lab công bố phát hiện "The Mask" (hay còn gọi là Careto), một mối đe dọa tiên tiến dựa trên ngôn ngữ Tây Ban Nha đã tham gia vào các hoạt động gián điệp mạng toàn cầu ít nhất kể từ năm 2007. "The Mask" được xây dựng vô cùng tinh vi, bao gồm...