Phát hiện thứ hiện đại bất ngờ trong mộ nữ pharaoh đầu tiên của Ai Cập
Một khám phá tại nghĩa trang Umm El Qaʻāb ở Abydos đã cung cấp thêm mảnh ghép quan trọng về Nữ hoàng Ai Cập Merneith, người cai trị thực sự của Vương triều thứ nhất 5.000 năm trước.
Theo Ancient Origins, khám phá mới gồm hàng trăm chiếc bình được bịt kín, được cho là chứa tàn tích của… rượu vang cổ. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy gần những chiếc bình hàng loạt cổ vật quan trọng góp phần làm sáng tỏ cuộc đời của Nữ hoàng Merneith.
Hàng trăm chiếc bình vừa được khai quật tại lăng mộ Nữ hoàng Merneith – Ảnh: BỘ DU LỊCH VÀ CỔ VẬT AI CẬP
Merneith là nữ hoàng nhiếp chính của Vương triều thứ nhất, là vương triều khai sinh ra nền văn minh Ai Cập lừng lẫy. Theo một số ghi chép chính thức, bà mới là người cai trị thực sự của vương triều này và vẫn được xem như nữ pharaoh đầu tiên của Ai Cập.
Một bức ảnh đồ họa mô tả Nữ hoàng Merneith – Ảnh: EGYPT TODAY
Theo TS Mustafa Waziri, Tổng thư ký Hội đồng Khảo cổ học tối cao thuộc Bộ Du lịch và cổ vật Ai Cập, những chiếc bình được tìm thấy trong tình trạng tuyệt vời với rượu vang 5.000 tuổi bên trong.
Trong khi TS Dietersh Rao, Giám đốc Viện Đức ở Cairo – Ai Cập cho biết họ còn tìm thấy tấm bia mộ của Nữ hoàng Merneith, với dòng chữ khắc như lời minh chứng rõ ràng cho ngôi vị “nữ pharaoh” của bà.
Những dòng chữ ca ngợi bà có một “ngôi vị tuyệt vời khi phụ trách các văn phòng của chính quyền trung ương”.
Video đang HOT
Bên cạnh những bình rượu mà việc phân tích chúng sẽ giúp giải mã nền công nghiệp rượu vang “vượt thời gian” ở Ai Cập cổ đại, người ta còn tìm thấy nhiều món đồ tùy táng quan trọng khác giúp làm sáng tỏ các nghi lễ, phong tục chôn cất từ thời kỳ rất xa xưa này.
Với người Ai Cập, đây là một phát hiện cực kỳ quý giá bởi Merneith là vị nữ hoàng Ai Cập được tôn sùng và bao vây bởi nhiều huyền thoại
Tên của bà gắn liền với nữ thần Neith, có nghĩa là “Người được Neith yêu quý”. Người ta tin rằng bà đã nắm quyền lực ở Ai Cập khoảng năm 3050-3000 trước Công Nguyên, sau cái chết của chồng bà là Djet, vì con trai của họ còn quá nhỏ để lên ngôi.
Pharaoh Djet là vị pharaoh thứ 3 hoặc 4 của Vương triều thứ nhất thuộc Cổ Vương quốc Ai Cập, là giai đoạn nền văn minh Ai Cập “bùng nổ”, đặt nền móng cho Trung Vương quốc và Tân Vương quốc sau này.
Các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi về việc Nữ hoàng Merneith là nữ pharaoh thứ nhất hay thứ hai của Vương triều thứ nhất Cổ vương quốc Ai Cập, bởi một số nhà Ai Cập học lập luận rằng Nữ hoàng Neithhotep trước đó có thể cũng từng cai trị theo cách nhiếp chính và mới là nữ pharaoh đầu tiên.
Tuy nhiên khác với Neithhotep, các bằng chứng về sự cai trị của Nữ hoàng Merneith rõ ràng, khi lăng mộ của bà nằm giữa lăng mộ của những pharaoh nam giới khác, với tên Merneith được khắc lên theo cách người ta khắc tên một người cai trị.
Sơ đồ quần thể lăng mộ của Nữ hoàng Merneith – Ảnh: BỘ DU LỊCH VÀ CỔ VẬT AI CẬP
Các hiện vật khác có khắc tên bà, bao gồm các lọ, bình đá và con dấu, cũng như các bình rượu vừa được tìm thấy đã củng cố thêm điều đó, bởi đó là điều mà người Ai Cập làm đối với pharaoh của họ chứ không phải đối với người chỉ là nữ hoàng phối ngẫu.
Một bằng chứng khác đã xuất hiện trước đó trong lăng mộ của pharaoh Den, là một bản danh sách cổ đại liệt kê những người cai trị của Vương triều thứ nhất với tước hiệu riêng, bao gồm Nữ hoàng Merneith.
Ai Cập: Dùng laser quét kim tự tháp 2.400 năm, chuyên gia phát hiện phán đoán 200 năm trước trở thành sự thật
Nhờ sử dụng laser, các chuyên gia phát hiện bí mật bất ngờ trong kim tự tháp 2.400 năm ở Ai Cập.
Năm 1836, nhà Ai Cập học John Shae Perring đang tiến hành khai quật kim tự tháp Sahure (hay còn gọi là Sahura) thì phát hiện ra một lối đi đầy mảnh vụn.
Là một chuyên gia về sơ đồ mặt bằng của loại công trình này, ông phỏng đoán rằng có thể có những căn phòng bên trong vẫn chưa được khám phá. Nhưng khu vực này lại bị hư hại đến mức không thể vào được nên ông Perring không cách nào biết được liệu suy đoán của mình có đúng hay không.
Vào đầu những năm 1900, nhà Ai Cập học người Đức Ludwig Borchardt đã phớt lờ nhận định của Perring khi tiến hành khai quật địa điểm này.
Đến nay, một nhóm các chuyên gia Ai Cập - Đức đang nỗ lực để khôi phục lại kim tự tháp Sahure đã chứng minh rằng suy đoán 200 năm trước của ông Perring là chính xác.
Nhờ sử dụng lidar, một phương pháp dùng xung laser chiếu xuyên qua các chướng ngại vật như tán cây hoặc tường để xem có gì ở phía bên kia, các nhà nghiên cứu đã lập được bản đồ các lối đi và căn phòng bí ẩn.
Theo các chuyên gia, sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm cao cùng điều kiện gió đã khiến một số phần của kim tự tháp bị sụp đổ qua nhiều thế kỷ. Hơn nữa, việc dọn dẹp một số đống đổ nát và tạo bản đồ 3D cho phép các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về công trình này, bao gồm 8 căn phòng mới được phát hiện ở lối đi mà ông Perring tìm thấy.
Nhà Ai Cập học Mohamed Ismail Khaled ở ĐH Würzburg Julius-Maximilians, người đứng đầu nhóm khôi phục kim tự tháp, cho biết, những căn phòng bí ẩn mới được tìm thấy có thể là phòng chứa dùng để chứa đồ vật tùy táng của những người cai trị thuộc hoàng gia.
Các chuyên gia cho biết, kim tự tháp Sahure nằm trong quần thể kim tự tháp nằm ngay phía nam của Giza. Đây là công trình của pharaoh Sahure.
Ngôi đền thờ và kim tự tháp Sahure tại khu nghĩa địa Abusir. Ảnh: DeAgostini
Kim tự tháp kỳ lạ của vị pharaoh nổi tiếng
Theo ghi chép trong lịch sử, Sahure là pharaoh trị vì trong Vương triều thứ 5 của Ai Cập cổ đại, khoảng 2.400 năm trước Công nguyên. Sahure được coi là một trong những vị pharaoh quan trọng nhất của thời kỳ Cổ vương quốc Ai Cập. Triều đại của ông được đánh giá là giai đoạn phát triển đỉnh cao cả về chính trị và văn hóa của vương triều thứ 5.
Vị pharaoh này đã xây dựng một kim tự tháp dành cho riêng ông ở Abusir, thay vì ở khu nghĩa trang hoàng gia tại Saqqara và Giza. Quyết định khác thường này của pharaoh Sahure có thể được thúc đẩy nhờ sự hiện diện của ngôi đền mặt trời mà Userkaf cho xây dựng tại Abusir. Đây cũng chính là ngôi đền mặt trời đầu tiên của vương triều thứ 5.
Kim tự tháp của pharaoh Sahure nhỏ hơn so với các kim tháp thuộc vương triều thứ 4. Ảnh: Getty Images
Trên thực tế, kim tự tháp của pharaoh Sahure nhỏ hơn nhiều so với các kim tự tháp thuộc vương triều thứ 4. Tuy nhiên, ngôi đền tang lễ của ông lại được trang trí tinh xảo hơn. Cụ thể, con đường đắp và ngôi đền tang lễ trong khu phức hợp kim tự tháp của pharaoh Sahure từng được trang trí bằng các bức phù điêu cầu kỳ với diện tích lên tới hơn 10.000 m2. Điều này khiến công trình này trở nên nổi tiếng vào thời cổ đại.
Kim tự tháp này cũng đã được khai quật nhiều lần trong vài thế kỷ qua. Các chuyên gia cho biết, một phần nguyên nhân khiến kim tự tháp khoảng 2.400 năm tuổi rơi vào tình trạng hư hại như vậy là do kỹ thuật xây dựng ban đầu. Theo một nghiên cứu vào năm 2022, mặc dù giúp cắt giảm thời gian và chi phí xây dựng, nhưng kỹ thuật này lại có thể khiến kim tự tháp dễ bị sụp đổ hơn.
Dự án bảo tồn mới nhất cho kim tự tháp Sahure bắt đầu được triển khai vào năm 2019. Các chuyên gia đang nỗ lực ổn định lại cấu trúc, đồng thời thay thế các phần trụ đỡ bị đổ nát bằng tường chắn. Nhóm chuyên gia hy vọng rằng các căn phòng bí ẩn mới được tìm thấy sẽ được làm sạch và có thể mở cửa kim tự tháp cho công chúng tham quan trong tương lai.
'Tái sinh' pharaoh 'nam thần' Ai Cập, lộ chi tiết gây sốc Quá trình đi tìm diện mạo thật của Pharaoh Tutankhamun - tức Vua Tut - phần nào lý giải việc ông trở thành người cai trị lừng lẫy nhất Ai Cập cổ đại dù qua đời khi mới 19 tuổi. Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Michael Habicht từ Đại học Flinders (Úc) đã sử dụng các bản quét CT xác ướp...