Cá voi quái vật hiện hình giữa sa mạc Ai Cập, mang tên pharaoh
Quái vật cổ đại mang khuôn mặt rất đáng sợ nhưng là kho báu thật sự đối với khoa học, được gọi là Tutcetus rayanensis, theo tên Pharaoh Tutankhamun lừng danh của Ai Cập cổ đại.
Cá voi quái vật Tutcetus rayanensis sinh sống ở Đại dương Tethys khoảng 41 triệu năm trước – tức thuộc thế Thủy Tân (Eocen) của kỷ Cổ Cận (Paleocen), một vùng biển đầy những sinh vật kỳ dị từng ngự trị ở nơi nay là miền đất khô cằn của Ai Cập.
Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Communications Biology, nó thuộc một nhóm sinh vật biển cổ đại mang tên Basilosauridae, đại diện cho một giai đoạn quan trọng trong quá trình tiến hóa của cá voi khi chúng chuyển từ cuộc sống trên đất liền sang biển khơi.
Chân dung cá voi quái vật vừa được khai quật ở Ai Cập – Ảnh đồ họa: Ahmed Morsi / Hesham Sallam
Con cá voi quái vật vừa được tìm thấy ở Ai Cập cũng mang dấu vết quan trọng của quá trình tiến hóa còn dang dở thời kỳ đó.
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi GS Hesham Sallam từ Đại học Mỹ tại Ai Cập, Tutcetus rayanensis là đại diện nhỏ bé nhất của nhóm sinh vật biển này.
Tuy nhiên do cá voi đều ngoại cỡ nên con “nhỏ bé” này cũng dài tận 2,5 m và nặng tới 187 kg.
Video đang HOT
Hóa thạch loài cá voi mới được tìm thấy giữa vùng hoang mạc của Ai Cập, nơi từng là đại dương đầy quái vật – Ảnh: Communications Biology
Hình ảnh phục dựng cho thấy một thân hình kỳ dị và một khuôn mặt hung dữ, hàm răng đáng sợ hơn các con cá voi hiện đại. Điểm độc đáo nhất trên thân hình nó là một cặp chân sau dị dạng.
Theo Sci-News, các bước nghiên cứu cho thấy cặp chân nhỏ bé không giúp nó đi lại hay bơi lội, nhưng có thể mang giá trị đặc biệt khi giao phối.
Ngoài ra, Tutcetus rayanensis là một đại diện thuộc nhóm cổ xưa nhất của Basilosauridae, mà theo GS Sallam nó đã ghi lại một trong những giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển đổi từ sinh vật trên cạn sang sinh vật dưới nước của cá voi.
Cá thể giúp xác định loại mới được khai quật tại Hệ tầng Sath El-Hadid thuộc Vũng trũng Fayum ở Ai Cập, là một con “vị thành niên”, được thể hiện qua xương trong hộp sọ và đốt sống đã hợp nhất và răng vĩnh viễn đang mọc dần.
“Điều này cũng ủng hộ ý kiến cho rằng Fayum ngày nay là khu vực sinh sản quan trọng của cá voi cổ đại” – GS Sallam nói, bổ sung rằng sự tồn tại của loài này còn cho thấy khả năng đạt được sự lan rộng nhanh chóng của Basilosauridae ở bán cầu Nam.
Nhóm sinh vật này đã được tiến hóa để đáp ứng với sự kiện nóng lên toàn cầu được gọi là cực đại nhiệt Lutetian, xảy ra khoảng 42 triệu năm trước.
'Tái sinh' pharaoh 'nam thần' Ai Cập, lộ chi tiết gây sốc
Quá trình đi tìm diện mạo thật của Pharaoh Tutankhamun - tức Vua Tut - phần nào lý giải việc ông trở thành người cai trị lừng lẫy nhất Ai Cập cổ đại dù qua đời khi mới 19 tuổi.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Michael Habicht từ Đại học Flinders (Úc) đã sử dụng các bản quét CT xác ướp của Pharaoh Tutankhamun, kết quả chiếu tia X, nghiên cứu hộp sọ và nhiều tài liệu cổ khác để tái hiện lại chân dung của vị pharaoh đã qua đời từ năm 1323 trước Công Nguyên.
Mặt nạ vàng của Pharaoh Tutankhamun, người an nghỉ trong mộ phần đầy châu báu - Ảnh: AA
Pharaoh Tutankhamun luôn là đối tượng nghiên cứu được các nhà Ai Cập học theo đuổi, bởi phần lịch sử cực kỳ quan trọng đối với Tân Vương quốc Ai Cập trong triều đại của ông.
Cha của Tutankhamun là Pharaoh Akhenaten nổi tiếng với hàng loạt thay đổi trong vương triều của mình, bao gồm việc xây dựng đô thành mới Akhetaten và thờ những vị thần hoàn toàn khác biệt với truyền thống. Tuy nhiên có lẽ do sa đà vào cải cách, thời kỳ cai trị của Akhenaten khiến Ai Cập rơi vào tình trạng hỗn loạn và suy yếu kinh tế trầm trọng.
Lên ngôi khi mới 9 tuổi nhưng Pharaoh Tutankhamun đã thực hiện một loạt thay đổi bao gồm dời kinh thành trở về cố đô Thebes, khôi phục các tập tục tôn giáo truyền thống, khôi phục kinh tế và cải thiện quan hệ ngoại giao.
Do bệnh tật, có thể là sốt rét, ông qua đời khi mới 19 tuổi. Tuy vậy, những gì vị pharaoh tài giỏi này làm trong 10 năm cai trị khiến ông được người Ai Cập thần thánh hóa.
Nghiên cứu mới đã tái hiện dung nhan của vị pharaoh trẻ. Dù không thật sự đẹp như "nam thần" - có lẽ do ảnh hưởng bởi bệnh tật - nhưng ông sở hữu gương mặt với nhiều đường nét thanh tú, toát lên vẻ thông minh.
Chân dung Pharaoh Tutankhamun trước khi qua đời - Ảnh: Cícero Moraes và cộng sự
Theo Live Science, điều gây chú ý nhất là hộp sọ của Tutankhamun dài về phía sau hơn người bình thường. Quá trình nghiên cứu để phục dựng đầu ông chỉ rõ đó không phải hộp sọ bị cố ý kéo dài ra vì lý do thẩm mỹ như một số nền văn hóa cổ đại khác mà hoàn toàn tự nhiên.
Điều này cho thấy Tutankhamun có thể tích não cực kỳ lớn - lên tới 1.432 cm3, trong khi một nam giới bình thường thể tích não trung bình chỉ là 1.234 cm3.
Hộp sọ chứa bộ não to bất thường của Vua Tut - Ảnh: Cícero Moraes và các cộng sự
Bộ não này cũng lớn và dị thường so với những xác ướp Ai Cập cùng thời từng được nghiên cứu, theo đồng tác giả Cicero Moraes, chuyên gia đồ họa người Brazil.
Bộ não lớn gây sốc này có thể phần nào lý giải việc Pharaoh Tutankhamun nổi tiếng với sự thông tuệ và đã tạo ra một vương triều lừng lẫy đến thế khi chỉ mới là một thiếu niên.
Gương mặt thật của vị vua Ai Cập lừng danh nhất lịch sử được tiết lộ lần đầu tiên sau 3.300 năm Các nhà khoa học cuối cùng đã phục dựng được hình ảnh thật của vị vua Ai Cập huyền thoại Tutankhamun. Pharaoh Tutankhamun (1341 - 1323 trước Công nguyên), hay Vua Tut là vị vua Ai Cập cổ đại quyền lực bậc nhất với thời kỳ trị vì từ hơn 3.300 năm trước. Vị vua Ai Cập lên ngôi khi mới 9 tuổi...