Phát hiện ‘thiên hà ma quỷ’ chứa thứ cực nặng nhưng vô hình
Thiên hà ma quỷ Nube là thiên hà siêu khuếch tán lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử thiên văn.
Theo Universe Today, thiên hà Nube mờ tới nỗi dự án nổi tiếng Khảo sát bầu trời sâu Sloan ( SDSS) đã bỏ sót nó. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã may mắn khi một chương trình khảo sát khác mang tên Dự án Di sản IAC Stripe82 vô tình thấy nó, một vật thể gần như trong suốt.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Mireia Montes từ Viện Vật lý Thiên văn Canarias (IAC – Tây Ban Nha) đã phân tích và khẳng định Nube chủ yếu làm bằng vật chất tối.
Thiên hà Nube được đánh dấu bằng một ô vuông đen đặc trong ảnh quan sát tổng thể, chỉ hiện ra lờ mờ trong các quan sát chi tiết hơn – Ảnh: Montes et al
“Thiên hà ma quỷ” này là một thiên hà lùn “gần như tối”, có khối lượng tương đương Đám mây Magellan nhỏ, là một trong các thiên hà vệ tinh của thiên hà Milky Way (Ngân Hà) mà hành tinh của chúng ta thuộc về.
Video đang HOT
Kết quả đến từ quan sát bổ sung sử dụng Kính viễn vọng Green Bank (đặt tại Mỹ), cho thấy “thiên hà ma quỷ” cách chúng ta khoảng 350 triệu năm ánh sáng.
Nó là một thiên hà cực kỳ khuếch tán, nặng gấp 26 tỉ lần Mặt Trời nhưng tổng khối lượng sao của nó chỉ bằng 390 triệu lần Mặt Trời, cho thấy một thứ đen tối, vô hình đang chiếm giữ.
Thứ vô hình đó chính là vật chất tối, một loại vật chất giả thuyết được cho là chiếm giữ phần lớn vũ trụ, thậm chí đang bao vây Trái Đất mà chúng ta không thể thấy hay cảm nhận được.
Một nửa khối lượng của Nube được trải rộng trên vùng không gian rộng 22.000 năm ánh sáng và là thiên hà siêu khuếch tán lớn nhất từng được các nhà khoa học biết đến.
Theo các tác giả, nghiên cứu về “thiên hà ma quỷ” Nube sẽ là cơ hội tuyệt vời để các nhà khoa học trả lời những câu hỏi về vật chất tối.
Đồng thời, nó mang lại hy vọng rằng còn rất nhiều thiên hà lùn dạng “thiên hà ma quỷ” như thế, chỉ là chúng ta chưa để ý tới, chưa thấy được bởi chúng quá mờ và hầu như trong suốt như một bóng ma.
Một vật thể ma quái đang bẻ cong thiên hà chứa Trái đất
Chiếc đĩa ánh sáng khổng lồ của thiên hà Milky Way bị cong vênh và xoắn lại khó hiểu. Hung thủ có thể là thứ phổ biến nhất và cũng ma quái, bí ẩn nhất vũ trụ.
Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Jiwon Jesse Han từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian (CfA) đã tìm hiểu bí ẩn lâu đời về một thứ gì đó khổng lồ, vô hình dường như đang khiến đĩa thiên hà chứa Trái đất Milky Way (Ngân hà) bị cong vênh, xoắn lại.
Họ chỉ ra thủ phạm chính là "vật chất tối", loại vật chất vô hình chiếm phần lớn khối lượng của cả vũ trụ, theo nhiều ước tính trước đó.
Một quầng vật chất tối vô hình đang bọc lấy Milky Way, bị méo mó và khiến đĩa Thiên hà bị cong vênh theo - Ảnh: CfA
Một quầng vật chất tối méo mó, bao bọc và thấm vào thiên hà của chúng ta đã tạo ra sự cong vênh kỳ lạ đó.
"Theo TS Han, quầng tối này nghiêng cùng hướng với quầng sao, được tiết lộ qua dữ liệu về chính quầng sao lệch lạc của thiên hà. Tuy không nhìn thấy được nhưng nó vẫn khuếch tán khí xung quanh các ngôi sao, do đó để lại dấu vết.
Khối đen tối, ma quái đó lớn đến nỗi gần như ôm trọn cả Milky Way.
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng một mô hình dựa trên kịch bản này, với quầng tối nghiêng khoảng 25 độ, đồng thời tính toán quỹ đạo của các ngôi sao và khí trong thiên hà trong 5 tỉ năm.
Mô hình cho thấy sự trùng khớp hoàn hảo với các quan sát của vệ tinh Gaia về Milky Way, một chiến binh lập bản đồ bầu trời của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và cũng là thứ giúp nhân loại có cơ hội biết rõ hình dạng thiên hà mình đang trú ngụ.
Tuy nhiên, cách mà nó ôm lấy thiên hà không những không đáng ngại mà còn có thể mở ra cánh cửa mới để các nhà thiên văn tìm hiểu về lịch sử hình thành của Milky Way.
Phát hiện 'hóa thạch' 13 tỉ năm tuổi của vụ nổ Big Bang Quả bong bóng khổng lồ được đặt tên là Ho'oleilana, có tâm nằm cách thiên hà Milky Way 820 triệu năm ánh sáng, có thể chính là tàn tích hóa thạch của sự kiện khai sinh vũ trụ. Theo Sci-News, khối "hóa thạch" Ho'oleilana có đường kính khoảng 1 tỉ năm ánh sáng, được nhà thiên văn học Cullan Howett từ Đại học...