Phát hiện nguồn năng lượng bí ẩn ở Nam Cực gây xôn xao
Các nhà khoa học đã bất ngờ tìm ra một nguồn neutrino dị thường mới ở Nam Cực và ngay sau đó họ đã đưa ra một lý thuyết về các hạt năng lượng cao. Trước đó nhiều tháng, một số người đã cho rằng những dòng năng lượng cao chỉ có thể đến từ vũ trụ song song.
Việc phát hiện neutrino vũ trụ năng lượng cao phát ra từ băng ở Nam Cực đã khiến các nhà khoa học gặp khó khăn trong một thời gian dài. Trong năm 2016 và 2018, thí nghiệm ANITA do NASA tài trợ đã phát hiện hai chùm tia vũ trụ đến từ Trái đất – một sự kiện trước đây được cho là rất khó có thể xảy ra.
Trong kịch bản lý thuyết này, neutrino năng lượng cao sẽ xuất hiện từ Trái đất. Nhưng không có bất kỳ bằng chứng cụ thể nào ủng hộ cho giả thuyết trên, câu chuyện vũ trụ song song hầu hết bị các nhà khoa học bác bỏ. Giáo sư Vật lý của Đại học Hawaii, Peter Gorham, nói về sự bất thường ông cho rằng: “Mặc dù tôi không phản đối suy đoán tự do liên quan đến những bất thường mà chúng tôi đã quan sát, nhưng ý kiến của chúng tôi là chúng có nhiều khả năng được giải thích về mặt vật lý, và khả năng đó sẽ làm chúng bớt kỳ lạ đi rất nhiều.”
Các nhà nghiên cứu của Đài thiên văn IceCube Neutrino, đã cho máy dò neutrino sâu trong băng ở Nam Cực và hiện họ đã đề xuất một lời giải thích có căn cứ hơn. Trong một bài báo được đăng vào ngày 30/6 trên tạp chí Phys Review Letters, các nhà nghiên cứu của Đại học bang Pennsylvania đã đề xuất neutrino có thể chảy ra từ vầng hào quang của các hố đen siêu lớn trong vũ trụ. Trợ lý giáo sư Kohta Murase từ Trung tâm vật lý thiên văn đa năng cho biết: “Neutrino là các hạt hạ nguyên tử nhỏ đến mức khối lượng của chúng gần như bằng 0 và chúng hiếm khi tương tác với vật chất khác.
Video đang HOT
Các neutrino vũ trụ năng lượng cao được tạo ra bởi các máy gia tốc tia năng lượng trong vũ trụ, có thể là các vật thể thiên văn cực đoan như hố đen và sao neutron. Chúng phải đi kèm với tia gamma hoặc sóng điện từ ở mức năng lượng thấp hơn, và thậm chí đôi khi cả sóng hấp dẫn. Thật thú vị, dữ liệu IceCube đã chỉ ra quá trình phát ra quá mức của neutrino có năng lượng dưới 100 teraelection volt (TeV), so với mức độ của các tia gamma năng lượng cao tương ứng mà kính viễn vọng Không gian Fermi Gamma Ray nhìn thấy.”
Các sự kiện vũ trụ cực đoan như các ngôi sao siêu tân tinh phun trào hay hố đen vẫn được cho là nguồn gốc tạo ra neutrino. Neutrino vũ trụ trên 100 TeV thường đi kèm với tia gamma năng lượng cao. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng về neutrino dưới 100 TeV,và vẫn chưa tìm ra được lời giải thích.
Đài quan sát IceCube Neutrino gần đây đã quan sát thấy lượng neutrino dư thừa từ NGC 1068, một thiên hà phát sáng và được nhìn thấy trên bầu trời phía bắc. Giáo sư Murase nói: “Chúng tôi biết rằng các nguồn neutrino năng lượng cao cũng phải tạo ra tia gamma, vì vậy câu hỏi đặt ra là: Những tia gamma bị thiếu này ở đâu? Các nguồn được che giấu bằng cách nào đó khỏi tầm nhìn của chúng ta trong các tia gamma năng lượng cao và ngân sách năng lượng của neutrino được giải phóng vào vũ trụ là rất lớn. Các ứng cử viên sáng gia nhất cho loại nguồn này là các môi trường dày đặc, nơi các tia gamma sẽ bị chặn bởi sự tương tác của chúng với bức xạ và vật chất nhưng neutrino có thể dễ dàng thoát ra. Mô hình mới của chúng tôi cho thấy các hệ thống hố đen siêu lớn là những địa điểm đầy hứa hẹn.”
Mặc dù thú vị, lý thuyết vũ trụ song song đã không còn phù hợp với bằng chứng hiện có. Một bài báo khác được xuất bản vào tháng 6 năm nay đã đề xuất các tia vũ trụ chỉ đơn giản là bị đưa trở lại không gian bởi Firn – một chất kết tinh ở đâu đó giữa băng và tuyết.
Trump muốn Mỹ đóng tàu phá băng hạt nhân giống Nga
Trump yêu cầu Tuần duyên Mỹ nghiên cứu khả năng sở hữu tàu phá băng hạt nhân giống Nga cùng vũ khí phòng thủ trang bị cho chúng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/6 ban hành Bản ghi nhớ về Bảo vệ Lợi ích Quốc gia của Mỹ tại Bắc Cực và Nam Cực, trong đó chỉ đạo Bộ An ninh Nội địa thông qua Bộ Tư lệnh Tuần duyên, phối hợp với lãnh đạo Lầu Năm Góc nghiên cứu "lợi ích và rủi ro của hạm đội phá băng an ninh vùng cực... được trang bị phù hợp để đáp ứng các mục tiêu".
Lực lượng tuần duyên Mỹ sẽ đánh giá "khả năng hoạt động mở rộng cùng ước tính chi phí liên quan cho Tàu An ninh Vùng cực (PSC) hạng nặng và trung bình". Bản ghi nhớ cũng yêu cầu lực lượng này đánh giá cả các loại vũ khí phòng thủ đủ mạnh để bảo vệ chúng trước mối đe dọa của đối thủ ở tầm gần và khả năng trang bị động cơ hạt nhân.
Tàu phá băng hạng nặng USCGC Polar Star của tuần duyên Mỹ. Ảnh: USCGC.
Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Thương mại và giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách được hướng dẫn phối hợp với Bộ trưởng An ninh Nội địa thực hiện đánh giá yêu cầu của hạm đội tàu phá băng thuộc lực lượng tuần duyên. Bộ trưởng Năng lượng sẽ tham gia vào nghiên cứu do yêu cầu đánh giá về tàu phá băng hạt nhân, điều chưa từng có tiền lệ. Tuần duyên và hải quân Mỹ chưa từng vận hành bất cứ loại tàu phá băng hạt nhân nào.
Nga là nước duy nhất vận hành tàu phá băng hạt nhân với hai chiếc thuộc lớp Taymyr có lượng giãn nước 21.000 tấn và hai chiếc lớp Arktika với lượng giãn nước 25.000 tấn. Nga dự định biên chế ba tàu phá băng 33.000 tấn thuộc lớp Đề án 22220 năm 2020-2022. Trung Quốc cũng đang phát triển tàu phá băng hạng nặng sử dụng năng lượng hạt nhân.
Tàu sử dụng năng lượng hạt nhân không cần tiếp nhiên liệu thường xuyên như tàu thông thường, giúp chúng hoạt động trong thời gian dài trên biển và có khả năng sản xuất nước ngọt tại chỗ. Các tàu phá băng hạt nhân có thể tuần tra liên tục tại Bắc Cực, điều giúp Mỹ duy trì khả năng hiện diện trong các khu vực trên.
Phác thảo tàu phá băng hạt nhân tương lai của Mỹ. Đồ họa: VT Halter Marine.
Bắc Cực đã trở thành khu vực cạnh tranh địa chính trị lớn trong thời gian gần đây khi băng tan dần vì biến đổi khí hậu, cho phép thiết lập các tuyến thương mại mới và khai thác tài nguyên. Tuần duyên Mỹ hiện chỉ còn một tàu phá băng hạng nặng duy nhất là USCGC Polar Star và tàu phá băng hạng trung hiện đại hơn USCGC Healy đã vận hành hơn 20 năm.
Kế hoạch hiện tại của tuần duyên Mỹ là biên chế ba tàu phá băng hạng nặng mới vào năm 2026. Tàu Polar Star có thể được nâng cấp kéo dài tuổi thọ để hoạt động ít nhất đến năm 2025.
Bản ghi nhớ của Trump cho biết cần có "đội tàu phá băng an ninh vùng cực sẵn sàng và đủ khả năng, được thử nghiệm vận hành và triển khai đầu đủ vào năm tài khóa 2029", khi tuần duyên Mỹ dự kiến loại biên tàu Polar Star và Healy.
Tàu phá băng có thể giúp Trung Quốc phát triển tàu sân bay hạt nhân Nga trang bị tên lửa hành trình tầm xa cho tàu phá băng Nga đưa tên lửa hành trình lên tàu phá băng
Tảo mọc dày ở Nam cực Nhiều nơi tại bán đảo Nam cực đang đổi màu vì 'mảng xanh' do tảo gây ra và dự kiến tình trạng này sẽ lan rộng với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Tảo xanh xuất hiện nhiều ở Nam cực do nhiệt độ trái đất tăng Theo nghiên cứu mới nhất, Nam cực thường được coi là nơi không có đời...